backup og meta

Bạn biết gì về tái tạo bề mặt da bằng tia laser?

Bạn biết gì về tái tạo bề mặt da bằng tia laser?

Chăm sóc da luôn là vấn đề được mọi người quan tâm không chỉ ở phụ nữ mà còn ở cánh mày râu. Rất nhiều người, đặc biệt là những người gặp phải những vấn đề về da như nếp nhăn và sẹo, thường cố gắng tìm kiếm những liệu pháp chữa trị giúp cho da họ trở nên tươi trẻ và mịn màng hơn.

Ngày nay, nhờ vào sự phát triển của công nghệ, tái tạo bề mặt da bằng tia laser trở thành một trong những phương pháp phổ biến nhất được sử dụng để kiểm soát sẹo mụn. Phương pháp này còn có thể giúp bạn kiểm soát da nhờn và se nhỏ lỗ chân lông. Có rất nhiều kỹ thuật để bạn chọn, bạn nên tìm hiểu thật kỹ về những sự lựa chọn đó và hỏi ý kiến bác sĩ da liễu để tìm ra phương pháp phù hợp nhất dành cho bạn.

Phương pháp tái tạo bề mặt da bằng tia laser hoạt động như thế nào?

Phương pháp tái tạo bề mặt da bằng tia laser sử dụng tia laser để điều trị sẹo mụn, các nếp nhăn và nhiều vấn đề về da khác bằng cách loại bỏ các lớp da và thúc đẩy sản sinh collagen. Có nhiều loại tia laser với mức độ xuyên qua da khác nhau, tùy thuộc vào độ mạnh yếu (bước sóng) của tia laser. Khi các tế bào da mới hình thành, làn da của bạn sẽ trở nên tươi trẻ và mịn màng hơn.

Có hai loại kỹ thuật tái tạo bề mặt da bằng tia laser, bao gồm:

  • Laser bóc tách: loại bỏ những tầng lớp mỏng của da để thu nhỏ mụn và các loại sẹo, cũng như các nếp nhăn trên da. Một số loại tia laser được sử dụng phổ biến là CO2 và erbium (ER). Kỹ thuật này tiếp cận với da mạnh hơn và có thể cần nhiều thời gian để hồi phục.
  • Laser không bóc tách: sử dụng tia laser phân đoạn tạo độ rung xuyên qua da để kích thích sự sản sinh collagen và làm săn chắc lớp da bên dưới. Kỹ thuật này tác động vào da nhẹ hơn kỹ thuật dùng laser bóc tách. Một số dạng laser không bóc tách được sử dụng phổ biến là Q-switch (YAG laser), laser phân đoạn CO¬2, bộ đôi laser phân đoạn và tần số vô tuyến phân đoạn (fractional RF).

Cả hai liệu pháp laser đều có thể điều trị sẹo mụn, kiểm soát da nhờn và se nhỏ lỗ chân lông.

Bạn có thể gặp những rủi ro gì khi thực hiện liệu pháp tái tạo bề mặt da bằng tia laser?

Tái tạo bề mặt da có thể loại bỏ đi một lớp mỏng trên da, do đó bạn cần phải chăm sóc da sau tiến trình tái tạo da để tránh những nguy cơ và các biến chứng. Một số biến chứng của tái tạo da bạn có thể gặp phải bao gồm:

  • Ngứa, sưng tấy và nổi đỏ: sau khi thực hiện tái tạo bề mặt da bằng tia laser bóc tách, vùng da được điều trị sẽ ngứa, sưng và đỏ. Tình trạng ngứa và sưng sẽ không kéo dài, nhưng bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu và có thể mất vài tháng để phục hồi. Sự biến chứng nặng thêm của một tình trạng da bạn từng có trước đó, chẳng hạn như bệnh ửng đỏ da mặt hoặc viêm da tiếp xúc, cũng có thể một phần gây nên tấy đỏ trên da.
  • Mụn: nếu bạn thoa kem đặc và băng bó vùng da sau quá trình trị liệu, điều đó có thể khiến tình trạng mụn trở nên tệ hơn hoặc có thể gây ra các đốm nhỏ màu trắng trên da.
  • Nhiễm trùng: tái tạo bề mặt da bằng laser bóc tách có thể dẫn đến nhiễm trùng, nhiễm virus hoặc nhiễm nấm.
  • Thay đổi màu da: tái tạo bề mặt da bằng laser bóc tách có thể khiến vùng da điều trị trở nên tối màu hơn hoặc sáng màu hơn so với bình thường.
  • Để lại sẹo: tái tạo bề mặt da bằng laser bóc tách có nguy cơ để lại sẹo vĩnh viễn nếu kỹ thuật viên thiếu kinh nghiệm.

Bạn nên chuẩn bị gì cho quy trình tái tạo bề mặt da bằng tia laser?

Nếu da bạn tối màu hoặc bạn mắc phải các vấn đề như dị ứng, đã từng bị bỏng hoặc sẹo hoặc tiếp xúc với tia bức xạ, bạn có thể cần thực hiện một cuộc kiểm tra đặc biệt để xác định xem bạn có phù hợp với quy trình đó hay không. Nếu bạn có triệu chứng của bệnh giộp môi hoặc có các vết bỏng giộp xung quanh miệng, bạn hãy báo với bác sĩ về tình trạng này.

Trước khi quyết định thực hiện quy trình tái tạo da, bác sĩ có thể đề nghị một chế độ chăm sóc da trước quy trình. Hơn nữa, trong quá trình điều trị, các mặt nạ hóa học có thể làm sáng màu da, vì vậy, bạn cần phải luôn thoa kem chống nắng sau khi về nhà.

Những thuận lợi trong và sau quy trình điều trị

Bác sĩ phẫu thuật tạo hình hoặc bác sĩ chuyên khoa da liễu sẽ là người thực hiện kỹ thuật tái tạo bề mặt da bằng tia laser. Thông thường, đây là tiến trình điều trị ngoại trú, tức là bạn không cần phải ở lại nơi điều trị sau khi thực hiện quy trình. Bạn thường có thể tìm thấy những phương pháp điều trị này tại các phòng khám da liễu.

Ngoài việc điều trị sẹo mụn, bác sĩ có thể điều trị cả các nếp nhăn quanh mắt, miệng hoặc ở trán một cách riêng lẻ hoặc chăm sóc toàn bộ khuôn mặt bạn. Đối với các vùng da nhỏ, bác sĩ có thể gây tê bằng thuốc gây tê cục bộ và có thể cho bạn dùng thuốc an thần. Bạn có thể yêu cầu sử dụng thuốc gây mê nếu toàn bộ gương mặt bạn đang được điều trị.

Điều trị một phần khuôn mặt có thể kéo dài khoảng 30 đến 45 phút. Điều trị toàn bộ khuôn mặt thì có thể kéo dài đến 2 giờ đồng hồ.

Sau tiến trình laser, các bác sĩ sẽ băng bó những vùng điều trị. Sau 24 giờ, bạn sẽ cần phải làm sạch vùng điều trị 4-5 lần một ngày và sau đó sử dụng thuốc mỡ, ví dụ như petroleum jelly, để ngăn chặn hình thành vảy.

Nếu bị sưng sau khi tái tạo bề mặt da bằng laser, đừng lo lắng vì điều đó không bất thường. Bác sĩ có thể kê toa cho bạn thuốc steroid để kiểm soát vết sưng quanh mắt bạn. Bạn cũng có thể ngủ trên gối dày và mềm để làm dịu vết sưng.

Tái tạo bề mặt da bằng tia laser là một quy trình thẩm mỹ cải thiện kết cấu và diện mạo của da. Khi có các sẹo mụn, bạn sẽ không còn phải chịu đựng cảm giác khó chịu mà chúng mang lại. Bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ để xem rằng liệu tái tạo bề mặt da bằng tia laser có phù hợp với bạn hay không.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Laser resurfacing. http://www.mayoclinic.org/tests-procedures/laser-resurfacing/basics/what-you-can-expect/prc-20019469. Ngày truy cập 20/6/2016.

Skin Resurfacing (Facial Peels & Laser Surgery). http://www.hopkinsmedicine.org/otolaryngology/specialty_areas/facial_plastic_reconstructive_surgery/cosmetic_procedures/skin_resurfacing/. Ngày truy cập 20/6/2016.

Phiên bản hiện tại

11/05/2020

Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Cập nhật bởi: Hoàng Diệu Thu


Bài viết liên quan

Top 5 bác sĩ Tai - Mũi - Họng giỏi tại TP.HCM

Hiến tạng là gì? Hiến tạng và hiến xác khác nhau thế nào?


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 11/05/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo