backup og meta

Bạn biết gì về chất làm đầy da?

Bạn biết gì về chất làm đầy da?

Càng lớn tuổi, tính đàn hồi của da càng giảm dần đi. Việc thay đổi cấu trúc khiến da chảy xệ và xuất hiện nhiều nếp nhăn. Các bác sĩ da liễu thường điều trị bằng cách sử dụng chất làm đầy để thế chỗ những tế bào da bị mất đi, từ đó ngăn ngừa sẹo, nếp nhăn và làm trẻ hóa da. Khi sử dụng chất làm đầy, bạn cần biết những điều sau.

Cấu trúc của da

Làn da của bạn được cấu tạo bởi ba lớp: lớp biểu bì, trung bì và hạ bì.

Lớp biểu bì là lớp ngoài cùng của da giúp bảo vệ bạn khỏi các yếu tố môi trường có hại. Nó chủ yếu được tạo thành từ keratin, một protein khá vững chắc, tạo ra độ dày của da, tóc và móng tay bạn. Nếu không có hàng rào bảo vệ này, cơ thể bạn sẽ nhanh chóng mất nước. Lớp biểu bì cũng chứa các tế bào sản xuất melanin, chất sắc tố tạo nên màu da. Nó còn ngăn chặn tia cực tím từ ánh nắng mặt trời để bảo vệ làn da.

Ngay dưới lớp biểu bì là lớp trung bì. Các lớp trung bì được tạo thành từ hai loại protein chính là collagen và elastin. Những protein này rất cần thiết để cung cấp độ đàn hồi cho da. Lớp trung bì chứa các mạch máu, dây thần kinh và các nang lông. Đây là nơi hiệu quả nhất để tiêm chất làm đầy. Bác sĩ da liễu tiêm chất làm đầy vào lớp trung bì để phủ kín những chỗ bị mất tế bào da giúp gương mặt bạn trông tươi trẻ và đầy đặn hơn.

Lớp hạ bì là một lớp mỡ và mô liên kết có chứa các mạch máu lớn và dây thần kinh. Nó cũng chứa các tuyến mồ hôi, chất béo và các tế bào collagen. Lớp này có tác dụng giữ nhiệt cho cơ thể và bảo vệ các cơ quan quan trọng của bạn.

Chất làm đầy là gì?

Như đã đề cập, chất làm đầy được sử dụng để cải thiện làn da. Nó giúp xóa các vết nhăn, làm đầy môi và làm mờ các sẹo lõm.

Sau khi gây tê cục bộ, chất làm đầy được tiêm vào da để phủ vào các vị trí tế bào da bị chết, làm cho làn da đầy đặn và tươi trẻ. Chất này rất hữu ích đối với người có dấu hiệu lão hóa sớm. Ngoài ra, nó còn giúp tăng đường nét cho môi, má và sống mũi. Những vùng cần điều trị là xung quanh trán, mắt, miệng, cằm, cổ và tay.

Bạn có thể sử dụng chất làm đầy nếu bạn có sức khỏe tốt, không hút thuốc và có mong muốn cải thiện ngoại hình của mình.

Có nhiều loại chất làm đầy khác nhau. Chất làm đầy thường được tạo thành từ các mô mềm. Tùy thuộc vào khu vực điều trị và tình trạng của bạn, chất làm đầy có thể khác nhau về cấu tạo hóa học và độ mềm mại. Chất làm đầy mềm mại thường được sử dụng cho vùng môi. Đối với các chất làm đầy cứng hơn được sử dụng để nâng cao xương gò má. Một số thành phần thường thấy trong các chất làm đầy bao gồm collagen, axit hyaluronic, axit lactic và canxi poly-L-hydroxylapatite.

Các biến chứng xảy ra khi sử dụng chất làm đầy để làm đẹp

Việc sử dụng chất làm đầy chủ yếu phụ thuộc vào quyết định của bạn. Bạn nên cân nhắc giữa các tác dụng phụ có thể xảy ra với những lợi ích mà nó đem lại cho bạn.

Các biến chứng của chất làm đầy thường hiếm gặp. Mức độ rủi ro có thể khác nhau tùy thuộc vào cách sử dụng trong từng trường hợp cụ thể. Các biến chứng có thể bao gồm:

  • Nổi mụn;
  • Bầm tím, sưng hoặc chảy máu từ chỗ tiêm;
  • Gây ra sẹo;
  • Nhiễm trùng tại chỗ tiêm;
  • Sờ thấy khối chất làm đầy dưới da;
  • Da nổi mẩn ngứa;
  • Đỏ da;
  • Tiêm quá mức hoặc tiêm không đủ.

Chất làm đầy có thể cải thiện vẻ ngoài cho làn da của bạn. Tuy nhiên, chất làm đầy chỉ thường  có tác dụng trong một vài tháng nhưng nguy cơ biến chứng của nó thấp hơn so với phẫu thuật.

Bạn có thể quan tâm tới đề tài:

  • Chống lão hóa da với giá 0 đồng
  • Đi tìm 7 thành phần chống lão hóa thần kì
  • Lên kế hoạch chống lão hóa cho da.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Article. http://emedicine.medscape.com/article/1125066-overview. Ngày truy cập 18/ 06/2016

What is dermal fillers. http://www.plasticsurgery.org/cosmetic-procedures/dermal-fillers.html#content. Ngày truy cập 18/ 06/2016

Collagen injections. http://www.webmd.com/beauty/facial-fillers/collagen-injections. Ngày truy cập 18/ 06/2016

Phiên bản hiện tại

03/07/2020

Tác giả: Đăng Khương

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Cập nhật bởi: Hoàng Diệu Thu


Bài viết liên quan

Hello Bacsi | New Office Introduction

HỎI ĐỂ KHỎE HƠN - Tổng quan về thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch | Hello Bacsi x SANOFI


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Đăng Khương · Ngày cập nhật: 03/07/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo