Bạn có thể quan tâm: 8 dấu hiệu đặc trưng của hội chứng ruột kích thích.
3. Lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung là tình trạng mô tử cung phát triển bên ngoài bộ phận này. Khi đó, tình trạng chảy máu trong chu kỳ kinh nguyệt vẫn sẽ diễn ra như cũ. Tuy nhiên, do vị trí phát triển mô tử cung không bình thường, lượng máu trên sẽ lan đến các cơ quan khác thay vì chảy ra khỏi cơ thể. Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng cùng nhiều triệu chứng khác.
Vị trí cụ thể của cơn đau phụ thuộc vào nơi mô tử cung phát triển. Một số người có thể chỉ gặp phải triệu chứng đau vùng xương chậu trong chu kỳ kinh nguyệt, số khác lại có khả năng bắt gặp dấu hiệu này vào những thời điểm không xảy ra kinh nguyệt.
4. U xơ tử cung

Một số khối u lành tính xuất hiện ở tử cung, còn gọi là u xơ, có thể khiến bạn bị đau vùng xương chậu và đau lưng vùng xương chậu. Ngoài ra, u xơ cũng có thể tạo áp lực lên trực tràng hoặc bàng quang. Điều này khiến bạn thường xuyên có cảm giác cần phải đi vệ sinh.
5. Bệnh viêm vùng chậu (PID)
Viêm vùng chậu là một tình trạng nhiễm trùng xảy ra trong cơ quan sinh dục nữ. Vấn đề này thường bắt nguồn từ các bệnh lây qua đường tình dục. Những dấu hiệu cho thấy bạn đang bị viêm vùng chậu bao gồm:
6. Mittelschmerz
Đây là tình trạng đau một bên ở khu vực bụng dưới, có thể là đau bụng dưới bên phải vùng xương chậu và thường liên quan đến quá trình rụng trứng. Mittelschmerz thường gây khó chịu trong giai đoạn giữa chu kỳ kinh nguyệt. Nó có thể kéo dài trong vài phút hoặc thậm chí vài ngày.
Cơn đau bụng có xu hướng ngắt quãng và đột ngột xuất hiện. Thực tế, Mittelschmerz không biểu hiện cho bất kỳ vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nào.
7. Mô sẹo
Nhiễm trùng hoặc phẫu thuật có thể dẫn đến sự hình thành mô sẹo ở xương chậu. Trong một số trường hợp, các mô sẹo này có khả năng gây đau vùng xương chậu.
8. Lạc nội mạc trong cơ tử cung
Các chuyên gia đánh giá một người bị lạc nội mạc trong cơ tử cung khi những mô nội mạc tử cung phát triểu sâu trong cơ tử cung. Phụ nữ rơi vào trường hợp này thường có xu hướng rong kinh và đau vùng xương chậu nghiêm trọng.
9. Bệnh lây qua đường tình dục

Phần lớn những bệnh lây qua đường tình dục không biểu hiện bất kỳ dấu hiệu rõ ràng nào. Tuy nhiên, một số ít vẫn có thể gây đau xương chậu, chẳng hạn như chlamydia hay lậu. Nếu bạn không có biện pháp điều trị kịp thời, các bệnh lây qua đường tình dục rất có thể dẫn đến viêm vùng chậu.
10. Đau bụng kinh (thống kinh)
Đau bụng kinh phát sinh ở phần dưới của xương chậu và có xu hướng bắt đầu ngay trước chu kỳ kinh nguyệt. Tình trạng này có thể kéo dài vài ngày.
Một cơn đau bụng kinh có nhiều khả năng đại diện cho vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, ví dụ như lạc nội mạc tử cung hoặc lạc nội mạc trong cơ tử cung. Trong trường hợp này, bạn nên đến gặp bác sĩ để sớm được chẩn đoán và có biện pháp can thiệp y tế kịp thời.
11. Mang thai ngoài tử cung
Nếu mang thai ngoài tử cung, bạn sẽ cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Trong hầu hết trường hợp, mang thai ngoài tử cung thường xảy ra ở ống dẫn trứng. Tuy nhiên, tình trạng này có khả năng phát sinh ở bất kỳ khu vực nào thuộc vùng xương chậu và bụng dưới. Các cơn đau sẽ trở nặng theo thời gian, gây sức ép lên những cơ quan và dây thần kinh gần đó.
12. Sẩy thai
Đau xương chậu cũng có nguy cơ bắt nguồn từ sẩy thai. Mặc dù đau vùng xương chậu khi mang thai, nhất là ở giai đoạn đầu của thai kỳ hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, mẹ bầu nên sớm đến gặp bác sĩ nếu cơn đau trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài.
13. Viêm ruột thừa
Ruột thừa nằm ở vùng bụng dưới và có thể gây đau xương chậu hoặc đau thắt lưng nếu bị viêm.
14. Thoát vị
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!