backup og meta

Nhiễm trùng da

Nhiễm trùng da

Tìm hiểu chung về bệnh nhiễm trùng da

Nhiễm trùng da là gì?

Da đóng vai trò bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các vi sinh vật gây bệnh. Vì thường xuyên tiếp xúc với chúng nên đôi khi, da cũng có thể bị nhiễm trùng.

Các chuyên gia phân loại nhiễm trùng da thành 4 nhóm chính gồm:

Triệu chứng

Đâu là triệu chứng và dấu hiệu nhiễm trùng da?

Tùy vào loại tác nhân gây bệnh mà người bị nhiễm trùng da sẽ có những triệu chứng khác nhau. Trong đó, nổi mẩn đỏ (phát ban) là biểu hiện phổ biến nhất. Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ cảm thấy đau nhức và ngứa da khó chịu.

Khi bệnh tiến triển nghiêm trọng, bạn còn có thể bắt gặp một số dấu hiệu cảnh báo như:

  • Da bong tróc hoặc thâm sạm
  • Cảm thấy đau khi chạm vào da
  • Da nổi mụn bọc, mưng mủ

triệu chứng nhiễm trùng da

Khi nào bạn nên đi gặp bác sĩ?

Da bị nhiễm khuẩn, nấm, virus hay ký sinh trùng lâu ngày có nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng máu và gây đe dọa tính mạng của người bệnh. Do đó, bạn sẽ cần tìm gặp bác sĩ nếu bắt gặp triệu chứng sau:

  • Phát ban lan rộng
  • Sốt cao (trên 38°C)
  • Triệu chứng đau nhức tăng dần theo thời gian

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào khiến da bị nhiễm trùng?

Vi sinh vật gây hại là những tác nhân chủ yếu đứng sau vấn đề sức khỏe này. Chúng có thể kể đến như:

nhiễm khuẩn da do mrsa

  • Khuẩn liên cầu và khuẩn tụ cầu, bao gồm cả tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA)
  • Virus pox, virus papilloma ở người, virus herpes…
  • Nấm men

Ngoài ra, đôi khi nguyên nhân gây bệnh còn có thể đến từ chấy rận, giun móc hay các loại ve, ví dụ như ghẻ, demodex (chủ yếu gây nhiễm trùng da mặt)…

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh?

Một số yếu tố có thể tạo cơ hội cho các vi sinh vật gây bệnh tấn công cơ thể và da, ví dụ như:

  • Thường xuyên mặc đồ ẩm ướt
  • Da dầu, nhờn, đổ nhiều mồ hôi
  • Vết thương hở miệng xuất hiện trên da

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán nhiễm trùng da?

Để xác định một người có bị nhiễm trùng da hay không, các bác sĩ thường:

  • Đặt câu hỏi về các triệu chứng đã và đang diễn ra
  • Kiểm tra khu vực phát ban, sưng, nổi nhọt, mụn nước… trên da
  • Kiểm tra tình trạng vết thương ngoài da (nếu có)

Nếu kết quả chẩn đoán bạn mắc bệnh, các chuyên gia sẽ lấy mẫu bệnh phẩm (thường là dịch mủ) đem đi phân tích nhằm tìm kiếm nguyên nhân gây nhiễm trùng, từ đó đề xuất hướng điều trị phù hợp và hiệu quả.

Đâu là cách trị nhiễm trùng da hiệu quả?

điều trị nhiễm khuẩn da với kháng sinh

Các giải pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng, chẳng hạn như:

  • Nhiễm khuẩn da: thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh dạng bôi trực tiếp hoặc uống. Bạn cần lưu ý tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ nhằm hạn chế rủi ro tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn diễn ra.
  • Nhiễm virus ở da: cần áp dụng phác đồ điều trị khác thay vì kháng sinh vì loại thuốc này chỉ có tác dụng đối với vi khuẩn. Ngoài ra, một số trường hợp bệnh do virus gây nên có thể tự cải thiện trong vòng vài ngày hoặc vài tuần.
  • Nhiễm nấm da: bạn có thể dùng thuốc chống nấm dạng kem hoặc thuốc xịt để điều trị.
  • Nhiễm trùng da do ký sinh trùng: kem dưỡng da đặc trị do bác sĩ kê toa có khả năng điều trị dạng nhiễm trùng này.

Ngoài ra, đôi khi bạn cũng có thể cần đến thuốc kháng viêm hoặc thuốc mỡ. Tuy chúng không phải là cách trị nhiễm trùng da nhưng các loại thuốc này có khả năng hỗ trợ thuyên giảm các triệu chứng khó chịu. Bên cạnh đó, chườm lạnh cũng góp phần giảm viêm và ngứa.

Phòng ngừa

Nhiễm trùng da có thể phòng ngừa được không?

Thay đổi một số thói quen sinh hoạt sau sẽ giúp bạn hạn chế rủi ro viêm nhiễm trên da. Chúng bao gồm:

rửa tay

  • Tập thói quen rửa tay đúng cách với xà phòng và nước sạch, đặc biệt là khi bạn vừa về đến nhà và sau khi đi vệ sinh
  • Nếu bạn có thói quen tập thể dục tại các phòng tập, hãy hạn chế để da tiếp xúc trực tiếp với các dụng cụ, thiết bị tại đây
  • Tắm rửa và giặt quần áo sau khi tập thể dục, tránh mặc đồ thấm nhiều mồ hôi
  • Không mặc quần áo chưa được phơi khô
  • Giữ vệ sinh các vết thương trên da cẩn thận, tốt nhất nên sử dụng băng, gạc tiệt trùng để bảo vệ cho đến khi  vết thương lành hoàn toàn
  • Nếu bạn có vết thương khi phẫu thuật, hãy đến gặp bác sĩ, y tá theo đúng lịch hẹn để được kiểm tra và vệ sinh vết thương đúng cách

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Skin infections. https://www.healthline.com/health/skin-infection Ngày truy cập 15/07/2018

Skin Infections. https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/guide/skin-problems-treatments-treatment-care Ngày truy cập 15/07/2018

Skin Infections: What You Should Know. https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/ss/slideshow-skin-infections Ngày truy cập 15/07/2018

Phiên bản hiện tại

14/10/2020

Tác giả: Hoàng Hải

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Ngọc Vũ


Bài viết liên quan

Serum trị mụn: Cách chọn đúng và dùng đúng để da sạch mụn

Bố mẹ nên phòng bệnh nấm da cho con ra sao?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Hoàng Hải · Ngày cập nhật: 14/10/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo