Yếu tố nguy cơ của nhiễm trùng máu
Không phải cứ bị nhiễm trùng là bạn sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng máu. Hầu hết các bệnh nhiễm trùng đều đáp ứng tốt với các thuốc kháng sinh thông dụng, thậm chí là tự khỏi sau một thời gian. Vậy, do đâu mà vẫn có người bị nhiễm trùng máu trong khi những người khác thì không?
Dưới đây là 5 yếu tố nguy cơ gây nhiễm trùng máu ở người:
1. Mắc bệnh mạn tính

Trên thực tế, bệnh nhiễm trùng máu rất phổ biến ở những người mắc bệnh mạn tính như ung thư, huyết áp cao, tiểu đường, bệnh thận và HIV/AIDS.
Mối liên hệ giữa nhiễm trùng máu và bệnh mạn tính chính là hệ thống miễn dịch. Khi bệnh tật dai dẳng và kéo dài sẽ gây căng thẳng cho cơ thể, đồng thời tạo áp lực lên hệ miễn dịch vì nó luôn phải hoạt động để chống lại bệnh tật. Khi đó, khả năng phòng vệ của cơ thể cũng suy yếu và nguy cơ nhiễm trùng sẽ cao hơn.
Ngoài ra, bệnh mạn tính còn tác động tới hệ thống miễn dịch thông qua cơ chế như sau:
- Đối với bệnh HIV, virus gây bệnh tấn công vào các tế bào và làm giảm khả năng phòng thủ của hệ miễn dịch.
- Ở bệnh tiểu đường, lưu lượng máu thấp làm cho các vết thương khó lành hơn, dẫn đến nhiễm trùng da và nhiễm trùng máu.
- Khi mắc bệnh ung thư, bệnh nhân sẽ phải làm hóa trị nhằm tiêu diệt các tế bào ác tính, nhưng nó cũng đồng thời làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng hơn.
2. Tuổi tác
Bệnh nhiễm trùng máu đặc biệt phổ biến ở người lớn tuổi, vì họ là đối tượng dễ mắc các bệnh mạn tính nhất.
Ở người cao tuổi, nhiễm trùng máu cũng rất khó phát hiện, vì những dấu hiệu của bệnh thường bị lầm lẫn với các triệu chứng do tuổi già gây ra như tim đập nhanh, khó thở, mệt mỏi, lú lẫn…
Người già không phải là nhóm người duy nhất có nguy cơ cao bị nhiễm trùng máu. Trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ do có hệ thống miễn dịch yếu hơn người trưởng thành.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!