backup og meta

Vắc xin tiêm phòng HPV là gì? Giải đáp mọi thông tin về vắc xin HPV

Vắc xin tiêm phòng HPV là gì? Giải đáp mọi thông tin về vắc xin HPV

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 11-12% dân số thế giới, tương đương gần 800 triệu người đang nhiễm virus HPV. Tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm loại virus HPV này là 8-11%. Vì lý do này mà các trung tâm tiêm chủng đã và đang kêu gọi mọi ưu tiên tiêm phòng vắc xin HPV.

Vậy vắc xin HPV là gì? Tác dụng của vacccine HPV là gì? Cách thức hoạt động ra làm sao? Và ai là đối tượng nên và không nên tiêm chủng? Để giải đáp tất cả thắc mắc đó của bạn, trong bài viết này, HelloBacsi sẽ cung cấp cho bạn tất cả thông tin mà bạn cần biết về HPV.

Vắc xin tiêm phòng HPV là gì?

Vắc xin HPV (Human Papillomavirus Vaccines) là loại vắc xin tạo cho cơ thể người có khả năng miễn dịch và chống lại sự xâm nhập và gây hại của chủng vi khuẩn cùng tên, Virus Human Papilloma.

Virus Human Papilloma được phát hiện hơn 140 loại ở người; trong số đó thì khoảng 40 loại có khả năng gây ra các bệnh liên quan đến bộ phận sinh dục như, viêm nhiễm bộ phận sinh dục, hậu môn, hầu họng, ung thư cổ tử cung, viêm dương vật, viêm âm đạo,..

Tác dụng vắc xin tiêm phòng HPV là gì?

Tại sao cần chích ngừa vắc xin HPV? Vắc xin HPV có khả năng khả năng phòng ngừa ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo; các tổn thương tiền ung thư và loạn sản, mụn cóc sinh dục và bệnh lý do nhiễm virus HPV dành cho cả nam và nữ.

Những loại vắc xin này giúp bảo vệ cơ thể khỏi virus HPV chủng 6, 11, 16 và 18. Tất cả mọi người cần tiêm 3 mũi vắc xin này trong vòng 6 tháng để phát huy hiệu quả tốt nhất.

Virus HPV không phân biệt nam hay nữ, các bệnh lý do HPV gây ra là gây ảnh hưởng cho cả hai giới. Do đó, việc tiêm phòng HPV là rất cần thiết cho cả hai giới. Tuy nhiên, thông tin về vắc xin HPV ở Việt Nam lại được biết đến rộng rãi là một loại vắc xin dành cho nữ giới.

Theo thống kê của Thư viện Y học quốc gia Hoa Kỳ – CDC, năm 2023, hiệu quả của việc tiêm vắc xin HPV đã phát huy công dụng kể từ lần đầu được biết đến tại Hòa Kỳ.

  • Giảm 88% tình trạng nữ giới ở tuổi dậy thì mắc bệnh mụn cóc sinh dục.
  • Giảm 81% nguy cơ gây ung thư do các bệnh mụn cóc, mụn rộp sinh dục.
  • Giảm hơn 40% tỷ lệ phụ nữ mắc phải un thư cổ tư cung.

Vắc xin HPV gây ra tác dụng phụ không?

Giống như bất kỳ loại vắc xin tiêm phòng nào khác, vắc xin HPV cũng có thể gây ra tác dụng phụ cho người được tiêm. Trong số đó, một số tác dụng phụ thường xảy ra bao gồm:

  • Đau, nhức âm ỉ và sưng đỏ nơi vị trí tiêm.
  • Cảm giác đau bụng, buồn nôn, đau các cơ và khớp.
  • Đau đầu, chóng mặt, sốt nhẹ, có thể hơi choáng hoặc nặng là bị ngất tạm thời.

Chính vì điều đó, sau khi thực hiện tiêm phòng, các bác sĩ sẽ yêu cầu bạn ở lại nơi bệnh viện trong khoảng từ 30 – 45 phút để theo dõi quá trình phản ứng của thuốc. Nếu có tác dụng phụ các bác sĩ sẽ lập tức can thiệp và chăm sóc.

Vắc xin HPV hoạt động như thế nào khi vào cơ thể?

Vắc xin HPV là loại vắc xin được sản xuất theo công nghệ DNA tái tổ hợp. Tương tự các loại vắc xin tiêm phòng khác, cơ chế hoạt động của vắc xin HPV là tạo ra một hiệu ứng gây bệnh tương tự như khi bạn bị nhiễm virus HPV.

Cụ thể, khi vắc xin vào cơ thể sẽ kích thích hệ thống miễn dịch sản xuất kháng thể để chống lại hoặc chủ động tấn công và tiêu diệu virus HPV. Lúc này, bên trong cơ thể của người tiêm đã bắt đầu hình thành kháng thể để chống lại bệnh HPV trong tương lai.

Tiêm HPV có an toàn cho sức khỏe không?

Vắc xin HPV đã được chứng minh là an toàn và mang lại hiệu quả trong nhiều nghiên cứu. Cụ thể là giúp bảo vệ trẻ em, phụ nữ và nam giới khỏi những căn bệnh liên quan đến virus HPV. Chỉ có trong quá trình tiêm vắc xin thì có thể xảy ra một ít các tác dụng phụ như đã đề cập ở trên.

Do đó, trẻ em, ngườu lớn cả hai giới trong độ tuổi 9-26 tuổi nên tiêm loại vắc xin này để đảm bảo là cơ thể được bảo vệ trước khi phơi nhiễm loại virus này.

Tiêm phòng vắc xin HPV

Đối tượng nên và không nên tiêm HPV

Theo khuyến cáo của Thư viện Y học quốc gia Hoa Kỳ (CDC), tất cả mọi người từ 9 – 26 tuổi nên tiêm vắc xin HPV.

Một số trường hợp không nên hoặc cần thêm sự tư vấn của bác sĩ: 

  • Đối tượng tiêm là người lớn từ 27 – 45 tuổi và chưa từng được tiêm phòng HPV trước đây. Vì sau 27 tuổi, có thể không phải là độ tuổi mà vaccine HPV có thể phát huy tối đa tác dụng. Do đó, nếu quyết định tiêm, bạn nên nhận thêm sự tư vấn từ các chuyên gia.
  • Đối tượng tiêm là phụ nữ mang thai và những đối tượng đã từng mắc các bệnh liên quan đến virus HPV ít nhất một lần trước đây.
  • Người quá mẫn với các hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào của vắc xin HPV được liệt kê trong bảng thành phần của thuốc.
  • Người bị giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu hoặc đang dùng thuốc làm loãng máu hoặc mắc các bệnh nền, bệnh lý, sốt cao cấp tính,..

Giá tiêm HPV hiện nay là bao nhiêu?

Theo các thông tin từ một số địa điểm có cung cấp dịch vụ tiêm chủng, tại Việt Nam, vắc xin HPV dịch vụ có giá 850.000 đồng đến 2.500.000 đồng cho 1 mũi tiêm.

Vắc xin HPV cần tiêm mấy mũi?

Vắc xin HPV cần tiêm mấy mũi? Thông thường, vaccine HPV cần tiêm 2 mũi và phải cách nhau ít nhất 6 tháng cho mỗi lần tiêm. Trường hợp bạn được chỉ định tiêm 3 mũi thì lịch tiêm sẽ có thay đổi. Cụ thể như sau:

Phác đồ 2 mũi:

  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi.
  • Mũi 2: cách mũi 1 từ 6-12 tháng.
  • LƯU Ý: Nếu mũi 2 tiêm cách mũi 1 < 5 tháng, cần tiêm mũi 3 cách mũi 2 ít nhất 3 tháng.

Phác đồ 3 mũi:

  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi.
  • Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 2 tháng.
  • Mũi 3: cách mũi 2 ít nhất 4 tháng.

Phác đồ tiêm cấp tốc (3 mũi):

  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi.
  • Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 1 tháng
  • Mũi 3: cách mũi 2 ít nhất 3 tháng.
Vắc xin HPV bảo vệ được bao lâu sau khi tiêm?
Vắc xin HPV bảo vệ được bao lâu sau khi tiêm?

Phụ nữ đã được tiêm vắc xin HPV thì có cần sàng lọc ung thư cổ tử cung không?

Phụ nữ đã được tiêm vắc-xin HPV vẫn nên đi sàng lọc ung thư cổ tử cung vì:

  • Vắc-xin HPV không bảo vệ khỏi tất cả các chủng HPV: Vắc-xin HPV hiện nay chỉ bảo vệ khỏi 9 chủng HPV nguy cơ cao nhất. Vẫn còn nhiều chủng HPV khác có thể gây ung thư cổ tử cung.
  • Hiệu quả của vắc-xin HPV có thể giảm dần theo thời gian: Một số nghiên cứu cho thấy hiệu quả của vắc-xin HPV có thể giảm dần sau 10 năm.
  • Sàng lọc ung thư cổ tử cung có thể giúp phát hiện sớm ung thư và cải thiện tỷ lệ sống sót: Sàng lọc ung thư cổ tử cung có thể giúp phát hiện ung thư ở giai đoạn đầu, khi điều trị dễ dàng và hiệu quả hơn.

Vắc xin HPV bảo vệ được bao lâu sau khi tiêm?

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vắc-xin bảo vệ chống nhiễm trùng HPV trong ít nhất 10 năm, mặc dù các chuyên gia mong đợi sự bảo vệ sẽ kéo dài lâu hơn nữa.

Bên cạnh đó, do vaccine HPV không thể bảo vệ cơ thể chống lại hoàn toàn tất cả các loại vius, vi khuẩn gây ra bệnh ung thư cổ tư cung, ung thư âm hộ,.. Nhưng điều quan trọng là sau khi tiêm HPV, phụ nữ vẫn nên giữ thói quen thăm khám phụ khoa định kỳ hàng năm để đảm bảo sức khỏe vùng kín một cách lành mạnh.

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

HPV Vaccine
https://www.cdc.gov/hpv/parents/vaccine-for-hpv.html
Ngày truy cập: 27.07.2023

HPV vaccine: Who needs it, how it works
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hpv-infection/in-depth/hpv-vaccine/art-20047292
Ngày truy cập: 27.07.2023

HPV vaccine overview
https://www.nhs.uk/conditions/vaccinations/hpv-human-papillomavirus-vaccine/
Ngày truy cập: 27.07.2023

Human papillomavirus vaccines (HPV)
https://www.who.int/teams/immunization-vaccines-and-biologicals/diseases/human-papillomavirus-vaccines-(HPV)
Ngày truy cập: 27.07.2023

Cervarix
https://www.ema.europa.eu/en/medicines/human/EPAR/cervarix
Ngày truy cập: 27.07.2023

Human Papillomavirus (HPV) Vaccination: What Everyone Should Know
https://www.cdc.gov/vaccines/vpd/hpv/public/index.html
Ngày truy cập: 27.07.2023

Phiên bản hiện tại

23/10/2024

Tác giả: Phong Huỳnh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Ngân Phạm


Bài viết liên quan

Chích ngừa ung thư cổ tử cung và những điều bạn cần biết

5 cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung bạn nên biết


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Phong Huỳnh · Ngày cập nhật: 2 tuần trước

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo