backup og meta

4 điều bạn nên biết về xét nghiệm STD

4 điều bạn nên biết về xét nghiệm STD

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) không chỉ gây ngứa ngáy hay đau đớn ở chỗ nhạy cảm mà đôi khi còn ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản. Việc thực hiện xét nghiệm STD định kỳ sẽ giúp bạn sớm phát hiện bệnh để có thể điều trị nhanh chóng và hiệu quả hơn. 

Việc quyết định thực hiện các xét nghiệm STD (xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục – sexually transmitted disease) được dựa trên các số liệu thống kê về hoạt động tình dục và tỷ lệ nhiễm trùng. Bạn nên tự tìm hiểu xem xét nghiệm STD là gì và làm xét nghiệm STD ở đâu để chủ động đi khám khi có bất kỳ bất thường nào.

1. Đối với người đã quan hệ tình dục

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (The federal Centers for Disease Control and Prevention – CDC) khuyến nghị tất cả những người đã quan hệ tình dục và phụ nữ mang thai nên xét nghiệm HIV.

Bạn cũng có thể xét nghiệm nước tiểu để phát hiện được khuẩn chlamydia và lậu cầu một cách dễ dàng. Các bác sĩ khuyên bạn nên kiểm tra thường xuyên cả hai bệnh nhiễm trùng này nếu bạn rơi vào một trong số ít nhóm có nguy cơ cao. Tuy nhiên, ngay cả khi không có nguy cơ cao, bạn cũng nên thực hiện xét nghiệm này.

2. Đối với người dưới 24 tuổi

đối với người dưới 24 tuổi

Theo một báo cáo giám sát của CDC năm 2006, những người trẻ tuổi từ 15 đến 24 chỉ chiếm 25% tổng số người đã quan hệ tình dục nhưng lại chiếm 50% tổng số trường hợp nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD).

Tiến sĩ H. Hunter Handsfield, giáo sư y khoa tại Đại học Washington, Hoa Kỳ, khuyên bạn nên xét nghiệm mỗi năm một lần để kiểm tra HIV, giang mai, chlamydia và bệnh lậu.

Tuy nhiên, ông Handsfield nói thêm rằng bạn nên xem xét mức độ quan hệ tình dục của mình để quyết định có xét nghiệm thường xuyên không.

Bạn có thể xét nghiệm thường xuyên một lần mỗi vài tháng hoặc thưa hơn là hai năm một lần nếu bạn quan hệ một vợ một chồng.

Xét nghiệm chlamydia rất quan trọng đối với phụ nữ vì bệnh này rất phổ biến và gây hậu quả rất nghiêm trọng. Hơn nữa, bệnh chlamydia thường không có triệu chứng rõ ràng nên bạn cần đi xét nghiệm để phát hiện bệnh.

Các bác sĩ thường không làm xét nghiệm STD (trừ xét nghiệm HIV) cho người dị tính nam nếu không có triệu chứng. Một lý do là vì phụ nữ thường bị các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn do HPV và chlamydia. Ngoài ra, các xét nghiệm STD có thể gây đau đớn cho nam giới.

Tuy nhiên, bệnh chlamydia cũng có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của nam giới nên bạn vẫn nên kiểm tra. Bạn có thể xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra cả bệnh chlamydia và bệnh lậu. Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra giang mai tùy thuộc vào tình hình quan hệ tình dục của mình, tỷ lệ nhiễm bệnh của mọi người xung quanh và độ lo lắng của bản thân.

3. Đối với nam quan hệ đồng tính

Xét nghiệm HIV và giang mai đặc biệt quan trọng trong nhóm này vì đây là nhóm có tỷ lệ nhiễm trùng cao. Tùy thuộc vào số lượng bạn tình của mình, bạn có thể cần phải làm xét nghiệm hơn một lần một năm.

Bạn cũng nên xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra bệnh chlamydia và bệnh lậu nhé.

4. Đối với nữ ở mọi xu hướng tình dục

đối với phụ nữ ở mọi xu hướng tình dục

Ngoài việc xét nghiệm HIV, tất cả phụ nữ nên được xét nghiệm Pap hàng năm để đảm bảo không có bất thường hay bất kỳ tiềm năng tiền ung thư nào trong các tế bào cổ tử cung do HPV gây ra.

Phụ nữ dưới 26 tuổi cũng nên chủng ngừa HPV và làm xét nghiệm chlamydia hàng năm hoặc thường xuyên hơn nếu bạn có nhiều bạn tình.

Vì chlamydia có thể được phát hiện chỉ với một xét nghiệm nước tiểu đơn giản nên bạn có thể yêu cầu kiểm tra bệnh lậu cùng một lúc nếu lo mình có thể đã bị phơi nhiễm.  

Xét nghiệm STD ngày nay khá nhanh chóng và dễ dàng nên bạn hãy đi kiểm tra thường xuyên để phát hiện các dấu hiệu dù là nhỏ nhất. Vì vậy, hãy để tâm đến điều này hơn để duy trì đời sống tình dục lành mạnh nhé!

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Which STD Tests You Should Get and Why
https://www.health.com/health/condition-article/0,,20189308,00.html
Ngày truy cập: 28.08.2018

How does STD testing work?
https://www.plannedparenthood.org/learn/stds-hiv-safer-sex/get-tested/how-does-std-testing-work
Ngày truy cập: 28.08.2018

STD testing: What’s right for you?
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/sexually-transmitted-diseases-stds/in-depth/std-testing/art-20046019
Ngày truy cập: 28.08.2018

Phiên bản hiện tại

22/01/2020

Tác giả: Thanh Tùng

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh


Bài viết liên quan

Quan hệ tình dục không xâm nhập cọ xát bên ngoài có mang thai không?

Đặt vòng tránh thai là gì? Đặt vòng tránh thai có an toàn không?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Thanh Tùng · Ngày cập nhật: 22/01/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo