backup og meta

Bệnh lậu có dễ tái phát không? Cách phòng tránh bệnh lậu

Bệnh lậu có dễ tái phát không? Cách phòng tránh bệnh lậu

Việc điều trị bệnh lậu không đảm bảo rằng bệnh sẽ không bao giờ quay trở lại. Có một số lý do khiến điều trị bệnh lậu bị thất bại. Hello Bacsi sẽ cùng bn tìm hiểu nguyên nhân tại sao bệnh lậu tái phát và các cách phòng tránh bệnh lậu.

Bệnh lậu là gì?

Bệnh lậu là một bệnh nhiễm trùng ảnh hưởng chủ yếu đến đường sinh dục. Nó cũng ảnh hưởng đến cổ họng và mắt. Vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae là tác nhân gây bệnh chính của bệnh lậu.

Các triệu chứng điển hình của bệnh bao gồm viêm niêm mạc đường tiết niệu, họng và trực tràng ở nam và nữ, nhiễm trùng mắt ở trẻ sinh ra từ mẹ bị nhiễm lậu. Tuy nhiên, có tới 86% phụ nữ và 55% nam giới không có triệu chứng khi mắc bệnh lậu. Nếu không được điều trị, bệnh sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng như vô sinh, mù lòa hoặc thậm chí tử vong.

Cách để người bệnh biết mình bị bệnh lậu

Bệnh lậu

Xét nghiệm bệnh lậu là cách duy nhất chắn chắn để biết bạn có bị nhiễm lậu hay không. Điều quan trọng là không nên trì hoãn việc xét nghiệm khi nghi ngờ bản thân bị lậu. Xét nghiệm sớm sẽ giúp vic điều trị dễ dàng hơn và ngăn không lây nhiễm bệnh cho ai khác.

Hãy đi kiểm tra bệnh lậu nếu:

  • Bạn hoặc bạn tình của bạn nghĩ rằng mình đang gặp các triệu chứng ca bnh.
  • Gần đây bn có quan hệ tình dục không an toàn với một người lạ.
  • Bạn hoặc bạn tình của bạn có quan hệ tình dục không an toàn với người lạ.
  • Khi bn đi kiểm tra âm đạo, bác sĩ hoặc y tá thấy cổ tử cung bị viêm và có dịch tiết bất thường.
  • Bạn tình cho bạn biết họ bị nhiễm bệnh lây qua đường tình dục.

Ngoài ra, nếu bạn bị mắc bệnh lậu, bạn nên đi kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) khác. Bạn cũng nên thường xuyên đi tầm soát bệnh vì bệnh lậu mặc dù đã điều trị vẫn có khả năng cao tái nhiễm trở lại.

Những lý do khiến bệnh lậu tái phát

Dùng sai thuốc

Đôi khi, lý do khiến việc điều trị bệnh lậu thất bại là bạn đang dùng nhầm thuốc. Điều đó xảy ra là do bác sĩ kê đơn thuốc sai hoặc do bạn tự tìm ra cách mua thuốc và chọn sai thuốc.

Không phải tất cả các bệnh lây truyền qua đường tình dục đều gây ra bởi cùng một mầm bệnh. Bệnh khác nhau đòi hỏi phương pháp điều trị khác nhau. Cho nên, bác sĩ cn xác định chính xác nguyên nhân gây ra nhiễm trùng trước khi kê đơn thuốc kháng sinh. Đó cũng là lý do tại sao bạn không thể dùng bất kỳ loại kháng sinh ngẫu nhiên nào cho bản thân.

Ngoài ra, bệnh lậu là một trong những bệnh có t lệ kháng thuốc cao nhất. Vì vậy, những loại kháng sinh trước đây dùng để điều trị lậu chưa hẳn đã đem lại kết quả khả quan cho người bệnh.

Quan hệ tình dục không kiểm soát

Quan hệ tình dục không kiểm soát khiến bệnh lậu tái phát

Điều trị thành công bệnh lậu hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) khác không có nghĩa là bạn không mắc lại. Trên thực tế, nhiều người bị nhiễm bệnh nhiều lần vì họ tiếp tục quan hệ tình dục không an toàn với những người nhiễm bệnh khác.

Nếu bạn đã được điều trị lậu và không muốn mắc bệnh trở lại, điều tốt nhất bạn có thể làm là thay đổi hành vi tình dục của mình để giảm rủi ro. Có nghĩa là hãy quan hệ tình dục an toàn, nói chuyện với bạn tình của mình trước khi quan hệ tình dục hoặc khuyên họ đi xét nghiệm các bệnh STI trước khi quan hệ.

Làm thế nào để không lây truyền bệnh lậu cho người khác?

Nếu bạn phát hiện mình mắc bệnh lậu, đừng lo lắng. Bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn, và có một vài cách để đảm bảo bạn không truyền bệnh cho người khác:

  • Nói với bạn tình của bạn trong quá khứ và hiện tại rằng bạn bị bệnh lậu để họ đi xét nghiệm và điều trị bệnh (nếu chng may h cũng mc bnh).
  • Đừng quan hệ tình dục cho đến khi bạn khỏi hoàn toàn.
  • Bạn tình của bạn cũng nên điều trị bệnh trước khi họ quan hệ tình dục với bất kỳ ai, kể cả bạn.
  • Một khi bạn đã hoàn thành việc điều trị và bắt đầu quan hệ tình dục trở lại, thì vẫn nên sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ.

Bệnh lậu là căn bệnh phổ biến và có thể dễ dàng chữa khỏi, vì vậy đừng quá xấu hổ hoặc căng thẳng về nó. Bạn có thể vừa điều trị bệnh lậu vừa tiếp tục cuộc sống của mình như một người bình thường khác.

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

How do I prevent gonorrhea?

https://www.plannedparenthood.org/learn/stds-hiv-safer-sex/gonorrhea/how-do-i-prevent-gonorrhea

Ngày truy cập: 23/07/2019

Can a Treated STD Come Back?

https://www.verywellhealth.com/can-a-treated-std-come-back-3133252

Ngày truy cập: 23/07/2019

How do I get treated for gonorrhea?

https://www.plannedparenthood.org/learn/stds-hiv-safer-sex/gonorrhea/how-do-i-get-treated-gonorrhea

Ngày truy cập: 23/07/2019

Phiên bản hiện tại

13/08/2020

Tác giả: Cẩm Quyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Dung Nguyễn


Bài viết liên quan

Xét nghiệm HPV

Cách điều trị bệnh lậu hiệu quả và đảm bảo nhanh khỏi


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Cẩm Quyên · Ngày cập nhật: 13/08/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo