backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Xét nghiệm TPHA là gì?

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ - Giảng viên Nguyễn Văn Hoàn · Bệnh truyền nhiễm · Đại học Y dược Hải Phòng


Tác giả: Minh Phú · Ngày cập nhật: 14/12/2021

    Xét nghiệm TPHA là gì?

    Gần đây HelloBacsi nhận được khá nhiều thắc mắc từ độc giả về xét nghiệm TPHA là gì? Đây là một phương pháp xét nghiệm đặc hiệu dùng để chẩn đoán bệnh giang mai. Vậy cụ thể xét nghiệm này gồm có những bước nào? Cách đọc kết quả ra sao? Mời bạn tham khảo chi tiết ở bài viết sau.

    Giang mai là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục nguy hiểm. Nếu không sớm phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiếp tục lây lan, tiến triển dẫn đễn các biến chứng xấu, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Do vậy, việc tiến hành xét nghiệm để nhanh chóng phát hiện mầm bệnh là điều quan trọng và cần thiết. Trong số các phương pháp chẩn đoán giang mai hiện nay thì TPHA (Treponema Pallidum Hemagglutination Assay), hay còn gọi là phản ứng ngưng kết hồng cầu, được đánh giá là chính xác nhất.

    Xét nghiệm TPHA là gì?

    Trước khi tìm hiểu xét nghiệm TPHA là gì, nguyên lý như thế nào thì bạn cần hiểu tác nhân gây bệnh giang mai chính là xoắn khuẩn Treponema pallidum. Vậy nên, để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ trực tiếp tìm xoắn khuẩn trong mẫu bệnh phẩm hoặc gián tiếp bằng cách tìm kháng thể qua xét nghiệm máu, dịch não tủy. Trong hai loại vừa nêu thì TPHA thuộc xét nghiệm huyết thanh học. Người bệnh sẽ được bác sĩ lấy máu đem đi phân tích tại phòng thí nghiệm đạt chuẩn.

    Mục đích khi làm xét nghiệm TPHA là tìm ra kháng thể đặc hiệu của vi khuẩn giang mai. Nguyên lý xét nghiệm dựa trên phản ứng ngưng kết hồng cầu. Cụ thể, khi xoắn khuẩn xâm nhập vào cơ thể thì hệ miễn dịch ở người sẽ đáp ứng và sinh ra kháng thể đặc hiệu có khả năng ngưng kết với kháng nguyên của xoắn khuẩn Giang mai. Từ đây các nhà khoa học đã tạo ra bộ xét nghiệm có sẵn tế bào hồng cầu đã được gắn kháng nguyên của Treponema pallidum.

    Khi cho tiếp xúc với huyết thanh người nhiễm giang mai trong ống nghiệm thì có thể quan sát thấy sự ngưng kết giữa các hồng cầu được gắn kháng nguyên.

    Các bước thực hiện xét nghiệm TPHA

    các bước thực hiện xét nghiệm TPHA là gì

    Những thông tin vừa rồi đã phần nào giúp bạn nắm được sơ bộ xét nghiệm TPHA là gì. Thực tế, phương pháp xét nghiệm này gồm có xét nghiệm định tính và bán định lượng. Trong đó, xét nghiệm TPHA định tính mục đích phát hiện sự tồn tại của kháng thể xoắn khuẩn trong huyết thanh người bệnh nhưng không cho biết nồng độ kháng thể. Để nắm được vấn đề này cũng như có cơ sở lựa chọn phác đồ điều trị thích hợp, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân làm xét nghiệm định lượng TPHA.

    Có thể bạn quan tâm: Bệnh giang mai ở nam nguy hiểm đến mức nào?

    Xét nghiệm TPHA định tính là gì, được thực hiện thế nào?

    Như đã đề cập, xét nghiệm định tính TPHA là căn cứ để bác sĩ biết có hay không sự hiện diện của kháng thể Treponema pallidum trong huyết thanh bệnh nhân. Quy trình thực hiện gồm các bước như sau:

    • Bảo quản mẫu bệnh phẩm ở nhiệt độ phòng. Pha loãng mẫu với tỷ lệ ấn định, chia mẫu vào 3 ống nghiệm đánh số lần lượt là 1, 2, 3.
    • Nhỏ tế bào hồng cầu không gắn kháng nguyên Treponema pallidum vào ống 2 và tế bào hồng cầu có chứa kháng nguyên vào ống 3. Lắc nhẹ hoặc dùng máy rung để trộn đều dịch khoảng 5 phút.
    • Đậy hai mẫu 2, 3 lại chờ khoảng 45 – 60 phút rồi chiếu theo mẫu chứng dương, chứng âm để ra kết quả.

    Xét nghiệm TPHA định lượng

    Xét nghiệm TPHA là gì, xét nghiệm bán định lượng có ý nghĩa như thế nào? Các bước tiến hành cũng gồm có:

    • Ổn định mẫu bệnh phẩm, pha loãng mẫu. Mỗi mẫu xét nghiệm cần 9 giếng. Một giếng để pha loãng mẫu xét nghiệm hoặc mẫu đối chứng và 8 giếng còn lại để xác định hiệu giá. Mẫu xét nghiệm được pha loãng theo tỉ lệ: 1/80; 1/160; 1/320; 1/640; 1/1280; 1/2560; 1/5120; 10240, và được đưa lần lượt vào 8 giếng.
    • Nhỏ tế bào hồng cầu không gắn kháng nguyên (control cell) và tế bào hồng cầu có gắn kháng nguyên (test cell) vào các mẫu pha loãng đã định trong các giếng.
    • Dùng tấm vi lọc (microtiratin plate) trộn đều hỗn hợp, lắc nhẹ và giữ yên mẫu vừa trộn ở nhiệt độ phòng trong khoảng từ 45 – 60 phút rồi đọc kết quả. Lưu ý tấm vi lọc cần tránh ánh sáng, nhiệt độ hoặc bất kỳ tác nhân gây rung động nào để không ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả.

    Xét nghiệm TPHA là gì, cách đọc kết quả bán định lượng như thế nào?

    Phương pháp test TPHA định lượng chẳng những cho biết sự có mặt của xoắn khuẩn giang mai mà còn thể hiện được mức độ, diễn tiến của bệnh. Tuy nhiên, xét nghiệm định lượng thời gian thực hiện kéo dài và phải qua nhiều giai đoạn hơn so với định tính.

    Cách đọc kết quả xét nghiệm giang mai như sau:

    • Kết quả dương tính khi trong dung dịch tế bào không gắn kháng nguyên, các tế bào hồng cầu lắng đọng tạo thành một nút đặc ở đáy ống nghiệm; trong khi dung dịch chứa kháng nguyên tế bào sẽ ngưng kết và dàn thành lớp bao phủ đáy ống nghiệm (dương tính mạnh) hoặc chỉ chiếm tầm 1/3 ống (dương tính yếu).
    • Âm tính khi dung dịch chứa kháng nguyên gắn trên tế bào hồng cầu lắng đọng tạo thành nút đặc ở đáy ống nghiệm tương tự như ống của tế bào hồng cầu không gắn kháng nguyên. Trường hợp không xác định được kết quả, ở ống dung dịch tế bào hồng cầu chứa kháng nguyên, lớp tế bào sẽ tạo hình như chiếc nhẫn bọc quanh viền ống nghiệm.
    • Kết quả định lượng là nồng độ mẫu được pha loãng cho kết quả dương tính ở ống nghiệm tương ứng. Tỉ lệ pha loãng càng thấp cứng tỏ nồng độ kháng thể càng cao và ngược lại. Ví dụ:

    TPHA định lượng 1/80: là dương tính khi pha loãng với tỉ lệ 1/80

    TPHA định lượng 1/1280: là dương tính khi pha loãng với tỉ lệ 1/1280.

    TPHA 1/640: là dương tính khi pha loãng ở tỉ lệ 1/640

    Có thể bạn quan tâm: Bệnh giang mai có chữa được không?

    Hy vọng thông qua bài viết bạn đọc đã hiểu hơn về xét nghiệm TPHA là gì và vì sao cần phải thực hiện khi nghi ngờ mắc bệnh giang mai. Mặc dù đây là phương pháp cận lâm sàng có độ tin cậy cao nhưng chi phí áp dụng khá tốn kém. Do đó, người bệnh nên có sự tham vấn y khoa kỹ lưỡng để có phương án chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả nhưng tiết kiệm nhất. 

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Thạc sĩ - Bác sĩ - Giảng viên Nguyễn Văn Hoàn

    Bệnh truyền nhiễm · Đại học Y dược Hải Phòng


    Tác giả: Minh Phú · Ngày cập nhật: 14/12/2021

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo