backup og meta

Viêm niệu đạo không do lậu (NGU)

Viêm niệu đạo không do lậu (NGU)

Tìm hiểu chung

Viêm niệu đạo không do lậu là bệnh gì?

Viêm niệu đạo là hiện tượng viêm nhiễm (sưng đỏ) niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài). Viêm niệu đạo không do lậu (NGU) thường gây ra do vi khuẩn Chlamydia. Đây là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhưng có thể hạn chế bằng các biện pháp quan hệ tình dục an toàn.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm niệu đạo không do lậu là gì?

Triệu chứng xuất hiện từ 1 đến 5 tuần sau tiếp xúc. Tuy sẽ có nhiều người có thể không gặp triệu chứng nào, nhưng hầu hết mọi người sẽ có các triệu chứng chung như:

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đi khám nếu thấy xuất hiện các triệu chứng như:

  • Thân nhiệt tăng cao;
  • Thấy máu trong nước tiểu;
  • Các triệu chứng không khá hơn trong vòng 1 tuần.

Bạn cũng nên nói cho bác sĩ biết nếu bạn có thai. Nhiễm trùng có thể truyền qua em bé trong lúc mang thai. Việc điều trị cũng có thể bị ảnh hưởng bởi thai kỳ vì một số loại kháng sinh không thể sử dụng trong thai kỳ.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra viêm niệu đạo không do lậu?

Nguyên nhân gây ra viêm niệu đạo không do lậu phổ biến (ở hơn 50% trường hợp) là do viêm nhiễm với vi khuẩn tên là Chlamydia trachomatis. Tình trạng viêm nhiễm này lây lan trong khi quan hệ tình dục.

Ngoài ra, các loại vi khuẩn khác như Ureaplasma urealyticum, kí sinh trùng đơn bào Trichomonas vaginalis và virus herpes sinh dục cũng là một trong các nguyên nhân gây ra bệnh.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải viêm niệu đạo không do lậu?

Bất cứ ai cũng có thể mắc viêm niệu đạo không do lậu. Tuy nhiên, nam giới từ 15 đến 30 tuổi quan hệ tình dục với nhiều người có nguy cơ cao mắc bệnh này. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết đối với trường hợp của bạn.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc viêm niệu đạo không do lậu?

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm đạo do lậu bao gồm:

  • Thường xuyên quan hệ tình dục với nhiều người;
  • Quan hệ tình dục không an toàn;
  • Hệ miễn dịch yếu.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm niệu đạo không do lậu?

Sau khi hỏi bệnh sử, bác sĩ sẽ tiến hành khám thực thể. Bác sĩ sẽ lấy dịch niệu đạo để xét nghiệm nhiễm trùng. Xét nghiệm máu cũng có thể được thực hiện để chẩn đoán chính xác hơn. Một số người có thể mắc viêm niệu đạo không do lậu và bệnh giang mai cùng lúc, do đó xét nghiệm giang mai nên được thực hiện trước khi tiến hành điều trị viêm niệu đạo không do lậu.

Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm niệu đạo không do lậu?

Để điều trị dứt bệnh, bạn và bạn tình của bạn đều phải tham gia điều trị ngay cả khi một trong hai bị viêm nhiễm. Thuốc kháng sinh như doxycycline hay azithromycin được sử dụng để điều trị nhiễm trùng. Ngâm nước ấm nhiều lần trong ngày hoặc dùng các loại thuốc không kê đơn (như acetaminophen và ibuprofen) để giảm đau. Bạn cũng cần tránh quan hệ tình dục trong thời gian mắc bệnh và dùng bao cao su nếu quan hệ.

Ở nam giới, nếu xét nghiệm máu và nước tiểu cho thấy tình trạng bệnh đã biến mất nhưng triệu chứng bệnh vẫn còn, bác sĩ có thể thực hiện các phương pháp kiểm tra khác để xem xét khả năng mắc bệnh viêm tuyến tiền liệt.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm niệu đạo không do lậu?

Bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều sau:

  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn;
  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn;
  • Ngưng quan hệ tình dục trong thời gian điều trị, quan hệ tình dục an toàn.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Ferri, Fred. Ferri’s Netter Patient Advisor. Philadelphia, PA: Saunders / Elsevier, 2012. Bản tải về

Phiên bản hiện tại

11/05/2020

Tác giả: Giang Lê

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Cập nhật bởi: Thương Trần


Bài viết liên quan

Điều kiện tiêm HPV là gì? Tại sao bạn nên tiêm HPV?

Xét nghiệm HPV dương tính có phải ung thư? Cần làm gì sau đó?


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 11/05/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo