backup og meta

Sưng nướu răng: Biết rõ nguyên nhân, điều trị nhanh chóng và hiệu quả

Bạn đang cần các sản phẩm này? Hãy đặt mua thông qua đường dẫn trên trang nhé! Hoàn toàn không thêm phụ phí và bạn cũng giúp chúng tôi có một khoản hoa hồng nhỏ. Tìm hiểu ngay về hệ thống liên kết của chúng tôi tại đây!

Sưng nướu răng: Biết rõ nguyên nhân, điều trị nhanh chóng và hiệu quả

Tình trạng sưng nướu răng có thể gây khó chịu, đau đớn, làm ảnh hưởng đến việc ăn uống, giao tiếp. Bạn đang bị nhức răng sưng nướu hay nướu bị sưng gây đau nhức? Nếu chưa có thời gian đi khám, bạn có thể áp dụng các cách giảm sưng nướu răng tại nhà đơn giản, hiệu quả.

Sưng nướu hay sưng lợi có thể là dấu hiệu cảnh báo viêm nướu, nhiễm trùng nướu, thiếu vitamin… Khi bị sưng nướu, bạn có thể gặp khó khăn khi nói chuyện, ăn uống. Biết nguyên nhân sưng nướu và cách trị sưng nướu răng sẽ giúp bạn mau chóng thoát khỏi tình trạng này!

“Điểm mặt” 6 nguyên nhân gây sưng nướu răng

Nguyên nhân gây sưng nướu răng

Nhiều người thường thắc mắc nguyên nhân sưng nướu răng là gì hay bị sưng nướu răng là do đâu? Theo các chuyên gia sức khỏe răng miệng, bạn có thể bị sưng nướu răng do 6 nguyên nhân chính sau đây:

1. Sưng nướu do viêm

Tại sao nướu răng bị sưng? Viêm nướu là nguyên nhân phổ biến nhất khiến nướu răng bị sưng. Các triệu chứng của bệnh sưng nướu răng có thể khá nhẹ nên ít được chú ý điều trị. Tuy nhiên, nếu không điều trị viêm sưng nướu, bệnh có thể dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng hơn như viêm nha chu hay rụng răng.

Viêm nướu thường do thói quen vệ sinh răng miệng không đủ sạch khiến mảng bám tích tụ giữa nướu và răng. Mảng bám là một màng gồm vi khuẩn, nước và chất polysaccharide. Mảng bám không được làm sạch trong vài ngày sẽ cứng lại và trở thành cao răng.

Cao răng thường cứng nên khó loại bỏ tại nhà bằng cách dùng chỉ nha khoa hay đánh răng thông thường. Do đó, để ngừa viêm và sưng nướu răng hay sưng lợi, bạn cần đến nha sĩ để lấy cao răng thường xuyên.

2. Bị sưng lợi răng do mang thai

Bà bầu bị sưng nướu răng là do đâu? Theo các chuyên gia, nguyên nhân sưng nướu răng có thể do mang thai. Tình trạng nướu răng bị sưng hay sưng nướu chân răng cũng có thể xảy ra trong thai kỳ do mức độ hormone trong cơ thể thay đổi. Sự thay đổi hormone trong thai kỳ có thể làm tăng lưu lượng máu tới nướu, khiến nướu dễ bị kích thích và sưng hơn. Ngoài ra, các hormone cũng có thể làm giảm khả năng chống vi khuẩn gây nhiễm trùng nướu nên sẽ làm tăng nguy cơ viêm nướu.

3. Nguyên nhân sưng nướu răng: Thiếu dinh dưỡng

Tại sao nướu răng bị sưng? Bạn có thể bị sưng nướu nếu thiếu vitamin, đặc biệt là vitamin B và C. Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phục hồi sức khỏe nướu răng. Nếu thiếu vitamin C, bạn có thể bị bệnh Scorbut. Ngoài sưng và chảy máu nướu, bệnh Scorbut còn có một số dấu hiệu như:

  • Dễ bị bầm tím
  • Dễ cáu kỉnh và buồn rầu
  • Đau khớp hoặc đau chân nặng
  • Luôn cảm thấy rất yếu và mệt mỏi
  • Xuất hiện các đốm đỏ hoặc xanh trên da, đặc biệt là ở cẳng chân

4. Nhiễm trùng là nguyên nhân sưng nướu răng

Nướu răng bị sưng do đâu hay vì sao bị nhức răng sưng nướu? Nhiễm trùng do nấm và virus có thể gây ra tình trạng sưng nướu răng:

  • Bệnh Herpes ở miệng: Bệnh Herpes có thể gây viêm loét ở miệng và nướu, từ đó dẫn đến sưng nướu răng.
  • Nấm miệng: Nấm men trong miệng nếu phát triển quá nhiều cũng có thể gây bệnh nấm miệng.
  • Sâu răng: Những răng đã sâu nếu không được điều trị có thể dẫn đến áp xe răng và sưng nướu hay sưng lợi.

5. Sưng lợi do mọc răng khôn

Mọc răng khôn cũng có thể khiến lợi răng bị sưng, trong đó phổ biến nhất là tình trạng bị sưng lợi quanh răng khôn hàm dưới. Răng khôn là chiếc răng mọc trong cùng của hàm, xuất hiện trong độ tuổi từ 17-25, đôi khi có thể muộn hơn. Trong vùng răng khôn, mô nướu thường dày và cứng nên khi răng khôn trồi lên, vụn thức ăn bị mắc kẹt trong phần nướu bị tách ở vị trí trong cùng và sẽ bị viêm đỏ kèm theo những cơn đau âm ỉ, nhức nhối.

6. Các nguyên nhân khác gây sưng nướu răng

Ngoài những nguyên nhân gây sưng nước răng phổ biến kể trên, một số nguyên nhân ít phổ biến hơn gây ra tình trạng này, chằng hạn như:

  • Răng giả gây kích ứng nướu
  • Dùng một số loại thuốc có tác dụng phụ
  • Mắc một số bệnh toàn thân như đái tháo đường
  • Mắc bệnh viêm nha chu

Mách bạn cách trị sưng nướu răng đơn giản, hiệu quả

Cách trị sưng nướu răng

Cách trị sưng nướu răng tại nhà

Cách trị sưng nướu răng là gì? Nếu nướu bị sưng nhẹ, không có mủ, bạn có thể thử áp dụng các biện pháp đơn giản sau:

  • Đánh răng, dùng chỉ nha khoa để làm sạch nhẹ nhàng. Tuy nhiên khi thực hiện, bạn cần cẩn thận và nhẹ tay để tránh làm kích ứng nướu.
  • Súc miệng bằng nước muối để loại bỏ vi khuẩn trong miệng.
  • Uống nhiều nước vì nước sẽ giúp kích thích sản xuất nước bọt có chức năng làm suy yếu vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng.
  • Tránh các tác nhân gây kích ứng cho răng miệng như nước súc miệng quá mạnh, đồ uống có cồn và thuốc lá.

Áp dụng các thủ thuật y tế

Nếu nướu bị sưng hơn 2 tuần dù bạn đã áp dụng các cách chăm sóc răng miệng tại nhà, bạn nên đi khám ở bệnh viện hoặc các trung tâm nha khoa. Nha sĩ sẽ hỏi bạn về thời điểm và tần suất xuất hiện của các triệu chứng. Bạn cũng nên cho nha sĩ biết mình có đang mang thai hay có thay đổi chế độ ăn uống gần đây không. Sau khi có đầy đủ thông tin, nha sĩ có thể sẽ chỉ định chụp X-quang hoặc xét nghiệm máu (nếu cần thiết) để có chẩn đoán chính xác.

Tùy thuộc vào nguyên nhân, nha sĩ có thể kê toa nước súc miệng để ngăn ngừa và giảm mảng bám. Trong một số trường hợp, bạn có thể cần dùng kháng sinh.

Một lựa chọn điều trị khác là cạo cao răng và làm sạch chân răng. Nha sĩ sẽ làm sạch mảng bám và cao răng để phần nướu khỏe có thể phục hồi. Nếu bị viêm nướu nặng, bạn có thể cần phẫu thuật.

Để bảo vệ sức khỏe răng miệng và không phải trải qua những khó chịu khi nướu có vấn đề, bạn có thể thực hiện một số biện pháp phòng tránh như:

  • Đi khám ít nhất 6 tháng/lần để làm sạch răng và nướu.
  • Bổ sung đầy đủ vitamin C bằng thức ăn hoặc thực phẩm chức năng.
  • Chải răng 2 lần/ngày và dùng chỉ nha khoa thường xuyên, đặc biệt là sau bữa ăn.

Bên cạnh việc điều trị thì việc phòng ngừa sưng nướu răng cũng như các bệnh răng miệng là rất quan trọng. Do đó, lời khuyên là bạn nên chăm sóc răng miệng hàng ngày đầy đủ. Bạn cũng nên lưu ý về việc lựa chọn bàn chải, kem đánh răng, nước súc miệng… phù hợp, chất lượng để đảm bảo sức khỏe răng miệng tốt nhất. Sau đây là một số sản phẩm mà bạn có thể tham khảo:

Tình trạng sưng lợi hoặc sưng nướu có thể khiến bạn gặp đau đớn khi ăn uống, nói năng hay vệ sinh miệng. Bạn nên thử áp dụng những cách trị sưng nướu răng tại nhà và đến gặp nha sĩ kiểm tra để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn. Bạn lưu ý hãy đến bệnh viện hoặc các trung tâm nha khoa uy tín, chất lượng để giúp việc điều trị tình trạng này đạt được hiệu quả tốt nhất nhé.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được nguyên nhân sưng nướu và cách trị sưng nướu răng hiệu quả.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Why are my gums bleeding?

https://www.dentalhealth.org/FAQs/what-do-i-do-if-my-gums-are-bleeding Ngày truy cập 30/3/2023

Treatment of Plaque-induced Gingivitis, Chronic Periodontitis, and Other Clinical Conditions

https://www.aapd.org/research/oral-health-policies–recommendations/treatment-of-plaque-induced-gingivitis-chronic-periodontitis-and-other-clinical-conditions/ Ngày truy cập 30/3/2023

Gingivitis

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gingivitis/symptoms-causes/syc-20354453 Ngày truy cập 30/3/2023

Common Myths of Gum Disease

https://www.mouthhealthy.org/common-myths-of-gum-disease  Ngày truy cập 30/3/2023

Gums – swollen https://www.mountsinai.org/health-library/symptoms/gums-swollen Ngày truy cập: 21.09.2021

Gingivitis https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/10950-gingivitis-and-periodontal-disease-gum-disease Ngày truy cập: 21.09.2021

Swollen Gums During Pregnancy https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/is-it-safe/swollen-gums-during-pregnancy/  Ngày truy cập: 21.09.2021

Gum conditions and care https://www.healthnavigator.org.nz/health-a-z/g/gum-conditions-and-care/ Ngày truy cập: 21.09.2021

Toothache and Gum Problems https://www.uofmhealth.org/health-library/tooth Ngày truy cập: 21.09.2021

Phiên bản hiện tại

08/06/2023

Tác giả: Như Vũ

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ Albert Lê Khôi Việt

Cập nhật bởi: Hoa Vũ


Bài viết liên quan

Hello Bacsi | Nắm được khía cạnh khoa học của bệnh sâu răng

Nướu răng bị đỏ, sưng đau kéo dài cảnh báo điều gì? Hãy tìm hiểu ngay!


Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Bác sĩ Albert Lê Khôi Việt

Nha khoa · Nha khoa Premier - Premier Dental Vietnam


Tác giả: Như Vũ · Ngày cập nhật: 08/06/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo