backup og meta

Cảnh giác với viêm nướu hoại tử cấp tính

Cảnh giác với viêm nướu hoại tử cấp tính

Viêm nướu hoại tử cấp tính là một dạng nghiêm trọng của bệnh viêm nướu, viêm nướu hoại tử cấp tính gây ra đau đớn, nhiễm trùng, chảy máu và loét ở nướu răng. Viêm nướu hoại tử cấp tính là căn bệnh không lây nhiễm. Mặc dù hiện nay, bệnh này hiếm khi xuất hiện ở các nước phát triển, song nó lại khá phổ biến ở các nước đang phát triển – những nơi có chế độ dinh dưỡng và mức sống thấp. Vậy bạn đã biết những dấu hiệu, triệu chứng, cũng như cách phòng ngừa và điều trị căn bệnh này?

Dấu hiệu và triệu chứng của viêm nướu hoại tử cấp tính là gì?

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm nướu hoại tử cấp tính bao gồm:

  • Đau nướu dữ dội;
  • Chảy máu nướu thậm chí khi bạn chỉ nhấn nhẹ vào nướu;
  • Nướu sưng đỏ;
  • Đau khi nhai hoặc nuốt;
  • Xuất hiện lớp màng mỏng màu xám trên nướu;
  • Xuất hiện các vết loét giữa răng và nướu;
  • Cảm nhận vị thối trong miệng;
  • Hôi miệng;
  • Sốt và mệt mỏi (khó chịu);
  • Sưng bạch huyết ở cổ, đầu và hàm.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc nha sĩ.

Bạn nên làm gì khi bị viêm nướu hoại tử cấp tính?

Viêm nướu hoại tử cấp tính có thể rất đau đớn, bạn có thể áp dụng các phương pháp để quá trình điều trị bệnh diễn ra thuận lợi:

  • Không hút thuốc lá hoặc dùng các sản phẩm từ thuốc lá;
  • Dùng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ;
  • Ăn thức ăn mềm có nước. Điều này giúp bạn đỡ đau trong vài ngày đầu tiên khi điều trị;
  • Không ăn thức ăn cay nóng để tránh kích ứng lên nướu;
  • Uống nhiều nước;
  • Tránh các đồ uống có gas hoặc bia rượu;
  • Thường xuyên khám nha khoa định kỳ;
  • Nghỉ ngơi để lấy lại tinh thần và thể chất, giúp giảm stress;
  • chế độ ăn uống lành mạnh để có đầy đủ chất dinh dưỡng.

Khi nào bạn cần gặp nha sĩ?

Các dấu hiệu của viêm nướu hoại tử cấp tính có thể phát triển rất nhanh. Đến nha sĩ ngay khi bạn bất kỳ triệu chứng nào. Thông thường, các dấu hiệu bệnh ở nướu thường do những bệnh khác, như viêm nướu (hay còn gọi là bệnh nha chu).

Các bệnh về nướu đều có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện bệnh sớm sẽ giúp bạn điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

Xem thêm: 10 cách chữa chảy máu chân răng hiệu quả

Bạn nên phòng ngừa viêm nướu hoại tử cấp tính như thế nào?

Các thói quen sau đây có thể có ích trong việc ngăn ngừa bệnh viêm nướu hoại tử cấp tính, bao gồm:

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Chải răng và dùng chỉ nha khoa răng ít nhất hai lần một ngày hoặc thường xuyên hơn theo khuyến cáo của nha sĩ. Đến các phòng khám nha khoa định kỳ để làm sạch răng. Dùng nước súc miệng có chất kháng khuẩn. Một vài nghiên cứu đã cho thấy dùng bàn chải điện hiệu quả hơn bàn chải thông thường.

Không hút thuốc hoặc sử dụng các sản phẩm từ thuốc lá

Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu dẫn viêm nướu hoại tử cấp tính. Bên cạnh đó, hút thuốc lá còn gây ra các căn bệnh nghiêm trọng khác như ung thư họng, ung thư phổi,… Do đó, bạn nên lập kế hoạch cai thuốc lá ngay từ bây giờ để giữ cho răng nướu thật khỏe mạnh.

Có chế độ ăn uống lành mạnh

Ăn nhiều trái cây và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt thay vì chọn các loại ngũ cốc tinh chế, ăn nhiều thực phẩm có nhiều protein có lợi cho sức khỏe như cá và rau quả họ đậu, và chọn các loại sữa ít béo.

Tránh căng thẳng

Căng thẳng có thể gây ra sụt giảm cả về thể chất và tinh thần, vì thế hãy học cách giảm căng thẳng. Tập thể dục, thư giãn, tập yoga và các môn thể thao mà bạn yêu thích cũng có thể giúp bạn giảm bớt căng thẳng.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Trench mouth. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/trench-mouth/basics/definition/con-20023738. Ngày truy cập 23/05/2015

Phiên bản hiện tại

25/06/2020

Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Cập nhật bởi: Lộc Tuyệt Mỹ


Bài viết liên quan

Chuyên gia nha khoa giải đáp: Niềng răng mất bao lâu thì tháo được?

[Góc tư vấn]: Cắt nướu răng là gì? Ưu, nhược điểm và quy trình cắt lợi


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 25/06/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo