backup og meta

Hút thuốc lá có hại cho răng miệng ra sao? Cách bỏ thuốc lá hiệu quả

Hút thuốc lá có hại cho răng miệng ra sao? Cách bỏ thuốc lá hiệu quả

Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe, là một trong những nguyên nhân góp phần gây ra ung thư phổi và vòm họng. Không những vậy, thói quen xấu này còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng, hậu quả nghiêm trọng nhất là gây ung thư khoang miệng.

Vì vậy, để bảo vệ răng miệng hiệu quả hơn trước những tác hại từ thuốc lá, cách tốt nhất là bạn nên tập cai thuốc dần dần. Mặc dù đây sẽ là điều vô cùng khó khăn với hầu hết người nghiện thuốc lá nhưng nếu bạn thật sự muốn cai thuốc thì đừng bỏ qua bài viết sau của Hello Bacsi.

Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe răng miệng như thế nào?

Những người hút thuốc lá thường gặp phải các vấn đề về hơi thở, các bệnh về nướu và răng. Vì vậy, hút thuốc lá có hại cho sức khỏe răng miệng là điều không thể tránh khỏi. Trong đó bao gồm các vấn đề như:

  • Hôi miệng, hơi thở của người hút thuốc lá thường có mùi gây khó chịu.
  • Răng đổi màu, trở nên xỉn vàng khi hút thuốc lá lâu năm.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh bạch sản với các triệu chứng điển hình: các mảng trắng xuất hiện trên lưỡi, nướu hoặc mặt trong của má.
  • Hút thuốc lá gây viêm tuyến nước bọt.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh về nướu răng, nhất là bệnh nha chu. Về lâu dài, tình trạng viêm nướu sẽ khiến răng của bạn bị gãy rụng.
  • Hút thuốc lá có thể gây ra tiêu xương hàm (vùng xương chân răng bị tiêu biến), thường xảy ra sau khi bạn đã mất răng. Đây là một căn bệnh răng miệng nguy hiểm vì gây ảnh hưởng đến khớp cắn và hình dáng gương mặt của bạn.
  • Thói quen hút thuốc lá khiến bạn bị đau và lâu hồi phục sau khi nhổ răng, chỉnh nha hoặc phẫu thuật răng miệng.
  • Hút thuốc lá làm giảm tỷ lệ thành công của hoạt động cấy ghép răng.
  • Có hại cho răng miệng vì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư khoang miệng.

Dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe răng miệng do hút thuốc

hút thuốc lá có hại cho răng miệng

Nếu bạn là người hút thuốc lá lâu năm, bạn sẽ cần đến gặp nha sĩ để thăm khám thường xuyên. Đặc biệt là khi phát hiện một số triệu chứng bất thường của sức khỏe răng miệng như:

  • Hơi thở có mùi
  • Nướu đỏ, sưng mềm và chảy máu
  • Tình trạng chảy mủ từ nướu răng
  • Nướu bị lỏng và lệch lạc so với răng
  • Răng bị lung lay và có nguy cơ gãy rụng
  • Răng bị dịch chuyển tạo ra khoảng trống giữa các răng.

Phương pháp ngăn ngừa các vấn đề răng nướu dành cho người hút thuốc

Nếu có thói quen hút thuốc, bạn sẽ cần chăm sóc răng miệng cẩn thận hơn để giảm nguy cơ mắc các bệnh về răng nướu. Để chăm sóc răng miệng tốt, bạn hãy:

  • Đánh răng 2 lần một ngày với kem đánh răng có fluor.
  • Sử dụng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để làm sạch kẽ răng.
  • Hạn chế uống rượu bia và dùng chất kích thích.
  • Uống nước thường xuyên để hạn chế tình trạng khô miệng, có thể kết hợp với nhai kẹo cao su không đường để kích thích tuyến nước bọt.
  • Cố gắng bỏ hút thuốc. Nếu thấy khó khăn, bạn có thể giảm từ từ số lần hút thuốc mỗi ngày cho đến khi cai hẳn.
  • Đi khám nha sĩ mỗi 6 tháng 1 lần để sớm phát hiện những vấn đề răng nướu và điều trị kịp thời.

Cách bỏ thuốc lá hiệu quả và chủ động mà bạn nên áp dụng

cách bỏ thuốc lá hiệu quả

Việc cai thuốc lá có thể giúp bạn giảm nhiều nguy cơ mắc các bệnh về răng nướu, kể cả khi bạn đã hút thuốc trong thời gian dài. Vì vậy, dù việc từ bỏ thuốc lá sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng bạn cũng đừng bỏ cuộc sớm mà hãy thử áp dụng những mẹo hữu ích sau đây:

Dùng sản phẩm thay thế

Thuốc lá có hại cho sức khỏe nên thay vì hút thuốc, bạn có thể dùng kẹo cao su, kẹo ngậm hoặc miếng dán nicotine không kê đơn để thay thế. Điều này giúp việc cai thuốc đỡ khó chịu hơn.

Giữ cho tâm trí bận rộn với những sở thích

Đọc sách hoặc tạp chí, nghe một bản nhạc yêu thích, chơi các trò giải câu đố như Sudoku, ô chữ hoặc chơi thể thao, chơi game online… trong lúc rảnh rỗi là cách giúp bạn không nghĩ đến thuốc lá.

Giữ cho bàn tay bận rộn

Để đáp ứng nhu cầu kích thích xúc giác và từ bỏ thói quen kẹp điếu thuốc giữa các ngón tay, bạn có thể dùng bàn tay xoa bóp những viên bi, bút chì hoặc kẹp giấy để thay thế.

Hút thuốc lá có hại cho răng miệng nên bạn cần uống nhiều nước

Việc uống từ từ một cốc nước lớn có thể vừa giúp cơn thèm thuốc qua đi vừa giúp giảm thiểu các triệu chứng của việc cai nicotine.

Vận động và thư giãn

vận động giúp bạn cai thuốc lá

Đi bộ, tập yoga hoặc chống đẩy là một số cách vận động giúp bạn vượt qua cơn thèm thuốc. Đồng thời, bạn nên thư giãn nhiều hơn bằng cách tắm nước ấm, thiền hoặc các bài tập thở sâu giúp cơ thể luôn dễ chịu và không nghĩ đến việc hút thuốc để giảm stress.

Đến những nơi cấm hút thuốc

Có những lúc bạn không cưỡng lại được cơn thèm thuốc lá nên hãy chủ động áp dụng những biện pháp khắt khe hơn. Chẳng hạn như đến những nơi cấm hút thuốc và đi dạo một ở đó một chút để buộc bản thân không đụng vào thuốc lá.

Tham gia các khóa cai thuốc lá

Nếu nơi bạn sinh sống có tổ chức những chương trình hoặc khóa cai thuốc lá thì bạn không nên bỏ qua. Việc tham gia sẽ giúp bạn cai thuốc đúng cách và hiệu quả. Hơn nữa, nếu có người đồng hành trong quá trình cai thuốc thì bạn sẽ có thêm động lực vượt qua cơn nghiện dễ dàng hơn.

Thói quen hút thuốc lá gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng như gây viêm nướu, mục răng và nhất là gây ảnh hưởng xấu khi bạn phẫu thuật cấy ghép răng. Mặc dù việc cai thuốc có thể khó khăn nhưng bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của nha sĩ và những người tư vấn về cai thuốc. Song song đó, bạn cũng cần nhớ rằng việc chủ động từ bỏ thói quen xấu và tự kiểm soát của bạn mới là yếu tố quan trọng giúp việc cai thuốc đạt hiệu quả như mong muốn.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Smoking and Oral Health

https://www.webmd.com/oral-health/guide/smoking-oral-health – truy cập ngày 04/05/2021

Effects of smoking and vaping on oral health

https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/HealthyLiving/smoking-and-oral-health – truy cập ngày 04/05/2021

Smoking and oral health

https://www.dentalhealth.org/smoking-and-oral-health – truy cập ngày 04/05/2021

Phiên bản hiện tại

06/05/2021

Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh


Bài viết liên quan

[Góc tư vấn]: Cắt nướu răng là gì? Ưu, nhược điểm và quy trình cắt lợi

Bị tụt lợi phải làm sao? Cách điều trị tụt nướu răng hiệu quả


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn · Ngày cập nhật: 06/05/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo