Hiện nay, xu hướng làm răng sứ để tạo vẻ thẩm mỹ, thay thế cho răng thật bị hư hại… đã trở nên khá phổ biến. Tuy nhiên, cũng như răng thật, việc răng sứ bị mẻ cũng hoàn toàn có có thể xảy ra.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Hiện nay, xu hướng làm răng sứ để tạo vẻ thẩm mỹ, thay thế cho răng thật bị hư hại… đã trở nên khá phổ biến. Tuy nhiên, cũng như răng thật, việc răng sứ bị mẻ cũng hoàn toàn có có thể xảy ra.
Nguyên nhân nào khiến răng sứ bị mẻ, bạn cần làm gì khi rơi vào tình huống này? Đừng bỏ qua những chia sẻ trong bài viết sau của Hello Bacsi?
Điều quan trọng nhất trong việc gắn răng sứ là phải đảm bảo được khớp cắn của người bệnh không bị sai lệch. Tình trạng khớp cắn bị sai lệch sẽ gây ra nhiều áp lực trên răng sứ. Từ đó khiến răng bị mẻ, hình thành vết nứt trên thân răng. Nha sĩ phải đảm bảo rằng răng sứ không chỉ đem đến sự thẩm mỹ cho người bệnh, mà còn phải kiểm tra kỹ càng xem răng có hoạt động đúng khớp cắn hay chưa. Chính vì yếu tố thẩm mỹ, nên đa phần mọi người thường thay thế răng sứ cho những răng cửa. Khi tình trạng răng bị nứt, mẻ xuất hiện ở các răng cửa sẽ gây ra sự mất tự tin, khó khăn trong việc giao tiếp mà thậm chí có thể gây xước, rách môi.
Sau bước kiểm tra khớp cắn, việc bảo đảm răng sứ và cấu trúc răng thật phải khớp là điều quan trọng thứ hai. Nha sĩ thường sẽ phải kiểm tra rất kỹ bước này, nhưng cũng không thể tránh khỏi tình trạng thiếu sót. Nếu răng sứ không được gắn khít vào cùi răng thật sẽ xảy ra tình trạng hở chân răng, gây mất thẩm mỹ và về lâu về dài sẽ gây ra tình trạng nứt, mẻ vì răng sứ không được cố định chắc chắn. Ngoài ra, việc để lộ chân răng còn gây ra tình trạng oxy hóa và khoáng chất trong thức ăn làm cho lớp sứ mỏng dần. Đây sẽ là nguyên nhân chính lý giải cho tình trạng viền chân răng bị đen.
Hiện nay, sự ra đời của công nghệ mặt dán sứ Non-prep Veneer không mài răng thường được dùng cho những người bị thưa răng. Công nghệ này có ưu điểm là không cần mài răng, giúp bảo toàn được răng thật. Nhưng khuyết điểm chính của công nghệ này là răng sứ sẽ không được dán khít lên răng thật. Nguyên nhân là vì kết cấu của răng thật gồ ghề, không bằng phằng. Vì vậy, khi bọc lớp sứ lên răng thật sẽ tạo nên những lỗ hở giữa 2 lớp này, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và mảng bám tích tụ gây viêm. Khi tình trạng này trở nặng bạn sẽ bị chảy máu nướu, cuối cùng là bị tiêu xương quanh những chiếc răng đó, tạo ra khe hở khiến cho răng sứ dễ bị nứt, mẻ.
Việc chọn một nha khoa uy tín để có một hàm răng sứ chất lượng là rất quan trọng. Một chiếc răng sứ kém chất lượng sẽ có thể sẽ có màu mờ đục, quá to so với răng thật hoặc có thể quá yếu để chịu được áp lực cắn, nhai. Sớm hay muộn thì răng sứ chất lượng thấp cũng sẽ bị mẻ, nứt, bắt buộc phải nhờ sự can thiệp của các phòng khám nha khoa chất lượng để sửa chữa hoặc làm lại răng sứ mới. Điều này sẽ gây tốn kém và đau đớn hơn cho người bệnh.
Đây là một trong những nguyên nhân khá phổ biến nhưng lại dễ bị xem nhẹ vì đôi khi bạn vẫn duy trì thói quen cắn, nhai thức ăn có kế cấu cứng sau khi gắn răng sứ. Ngoài ra, thói quen cắn móng tay, các loại hạt hoặc nhai nước đá… cũng gây hại cho răng. Nguyên nhân là những việc này vô tình tác động, tạo một áp lực lớn đến răng và gây ra mẻ hoặc nặng hơn là răng nứt ra làm đôi. Ngoài ra, việc có ngoại lực va đập hay sự va chạm mạnh giữa 2 hàm răng khi chơi thể thao, di chuyển bằng xe máy trên đường gồ ghề… cũng có thể khiến răng sứ bị mẻ, nứt.
Việc đến nha sĩ định kỳ mỗi 6 tháng để vệ sinh răng miệng và sớm phát hiện các vấn đè về răng là điều cần thiết, nhất là đối với người làm răng sứ. Cứ mỗi định kỳ, nha sĩ sẽ tiến hành làm sạch vùng xung quanh răng sứ vì người có răng sứ cũng dễ mắc bệnh nha chu như người bình thường. Vì vậy, việc “lơ” đi lịch khám sẽ vô tình khiến bạn dễ gặp các vấn đề sức khỏe răng miệng khiến răng dễ bị mẻ, nứt.
Khi răng sứ gặp tình trạng mẻ, nứt, hãy tuân thủ những bước sau để cứu chiếc răng sứ của mình bạn nhé:
Việc chăm sóc răng sứ cũng rất quan trọng vì loại răng này thường dễ mắc phải những bệnh về răng miệng hơn răng thật. Dưới đây là 3 mẹo nhỏ giúp bạn chăm sóc răng sứ một cách tốt nhất:
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!