4. Dùng thuốc giảm đau
Cơn đau răng nếu khiến bạn ăn không ngon, ngủ không yên thì lúc này bạn có thể sử dụng một số thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn: paracetamol (acetaminophen) hoặc ibuprofen. Tránh sử dụng aspirin vì thuốc này làm chậm đông máu ảnh hưởng rất lớn trong trường hợp người bệnh buộc phải lấy tủy răng. Ngoài ra, bạn tuyệt đối không nên nghiền nát rồi bôi thuốc giảm đau trực tiếp lên nướu vì một số thành phần có thể gây bỏng mô.
5. Cẩn thận với những gì bạn ăn là câu trả lời cho thắc mắc “răng bị mẻ phải làm sao”
Người gặp các vấn đề răng miệng nói chung nên sử dụng các loại thực phẩm mềm giàu dinh dưỡng như súp, cháo, bột… Ngoài ra, bạn cũng nên kiêng các món cứng, dai, đồ lạnh và đặc biệt là những loại có vị chua, cay vì tính axit trong những thực phẩm như vậy sẽ kích thích các dây thần kinh ở răng làm đau nhức diễn ra dữ dội hơn.
Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế nhai ở bên phần hàm có răng bị mẻ vì sẽ tạo áp lực lên tổn thương. Chưa kể, nhiều trường hợp răng mẻ hình thành nên những gờ răng sắc nhọn nếu không cẩn thận khi nhai sẽ làm tổn thương lưỡi.
6. Kê cao gối khi ngủ

Nghe có vẻ không liên quan nhưng tình trạng viêm dây thần kinh liên quan đến răng bị mẻ thường là nguyên nhân gây đau nhức khó chịu. Thế nhưng, việc nâng cao đầu khi ngủ có thể làm giảm bớt áp lực ở vùng răng bị ảnh hưởng. Lưu ý là bạn cũng đừng lạm dụng biện pháp này quá nhiều vì nếu suốt đêm ngủ gối cao, các cơ cổ sẽ không được thư giãn. Điều này rất dễ dẫn đến bệnh xương cổ.
Răng bị mẻ phải làm sao? Mách bạn các biện pháp phòng ngừa hữu hiệu
Để sở hữu hàm răng chắc khỏe, không khuyết điểm, bạn nên bỏ túi ngay những lời khuyên sau: