backup og meta

Tiểu rắt ở nữ có nguy hiểm không? Triệu chứng, nguyên nhân và phòng ngừa tại nhà

Tiểu rắt ở nữ có nguy hiểm không? Triệu chứng, nguyên nhân và phòng ngừa tại nhà

Nếu bạn phải đi vệ sinh liên tục cả ngày đêm để giải quyết cơn buồn tiểu, thậm chí, đôi khi bạn không thể kiểm soát chúng và tiểu són, rất có thể bạn đang gặp vấn đề về tiểu rắt. Bài viết sẽ mang đến cho bạn những triệu chứng của chứng tiểu rắt ở nữ. Đồng thời, cách điều trị và phòng ngừa cũng sẽ được đề cập.

Ở phụ nữ, tiểu rắt không chỉ gây khó chịu và ảnh hướng đến sinh hoạt hàng ngày, đôi khi nó còn là dấu hiệu của một vấn đề y tế nghiêm trọng.

1. Tiểu rắt ở nữ là gì?

Tiểu rắt ở nữ là tình trạng đi tiểu với tần suất cao bất thường trong ngày. Song lượng nước tiểu ra rất ít trong mỗi lần tiểu. Đôi khi, vấn đề tiểu rắt ở nữ cùng đi kèm với són tiểu, tiểu gấp và tiểu không kiểm soát.

Tiểu rắt có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của chị em khi liên tục buồn tiểu vào ban đêm. Ngoài ra, tình trạng són tiểu, tiểu rắt của phụ nữ cũng có thể làm tăng khả năng nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm nhiễm vùng kín.

1.1 Triệu chứng tiểu rắt ở phụ nữ

Như thế nào là tiểu rắt? Bản thân việc đi tiểu quá thường xuyên là biểu hiện tiểu rắt mà bạn có thể nhận thấy. Theo Cleveland Clinic, với phụ nữ không mang thai, đi tiểu nhiều hơn từ 4 đến 8 lần mỗi ngày (tùy thuộc vào lượng nước bạn uống mỗi ngày) được xem là tiểu rắt.

Ngoài ra, một số triệu chứng tiểu rắt có thể là dấu hiệu báo động những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nếu đi cùng với các biểu hiện như:

1.2 Đối tượng có khả năng bị tiểu rắt cao

Tình trạng tiểu rắt ở phụ nữ thường phổ biến hơn vào một số thời điểm nhất định trong cuộc đời, hoặc khi nữ giới đang có các bệnh lý tiềm ẩn khác. Phụ nữ có nhiều khả năng bị tiểu rắt hơn nếu họ gặp các tình trạng sau:

  • Ở độ tuổi trung niên
  • Mang thai
  • Bị phì đại tuyến tiền liệt
  • Bị đái tháo đường.

2. Nguyên nhân gây tiểu rắt ở nữ

Nguyên nhân gây tiểu rắt ở nữ

Đa phần nguyên nhân gây tiểu rắt tiểu buốt ở phụ nữ bắt nguồn từ các vấn đề ở đường tiết niệu, bao gồm:

  • Thận
  • Bàng quang
  • Niệu quản (các ống nối thận với bàng quang)
  • Niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra khỏi cơ thể).

Ngoài ra tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt ở phụ nữ có thể hình thành từ nhiều nguyên nhân sinh lý và bệnh lý khác. Các nguyên nhân phổ biến bao gồm:

Những nguyên nhân ít phổ biến hơn khiến phụ nữ tiểu rắt gồm có:

  • Sử dụng rượu
  • Căng thẳng, hoặc rối loạn lo âu
  • Quan hệ tình dục không an toàn
  • Bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2
  • Tác dụng của thuốc lợi tiểu
  • Hẹp niệu đạo
  • Nhiễm trùng thận
  • Viêm bàng quang kẽ
  • Ung thư bàng quang (rất hiếm gặp)
  • Xạ trị vùng chậu để điều trị một số bệnh ung thư
  • Khối u hoặc tăng trưởng trong khung chậu
  • Một số bệnh về não, hệ thần kinh
  • Đột quỵ.

Tiểu rắt có nguy hiểm không?

Tiểu rắt ở nữ bắt nguồn từ nhiều vấn đề về bệnh lý và sinh lý khác nhau. Điều này cũng có nghĩa là mức độ nghiêm trọng của chứng tiểu rắt sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân đằng sau. 

Bạn không thể tự xác định rằng tiểu rắt có nguy hiểm hay không. Mức độ nghiêm trọng chỉ có thể đánh giá chuẩn xác khi bạn được kiểm tra và chẩn đoán chuyên khoa. Trong tình huống không được điều trị và chăm sóc đúng cách, tiểu rắt tiểu buốt ở phụ nữ có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm do các bệnh lý tiềm ẩn gây ra.

>> Đọc thêm: Biến chứng nhiễm khuẩn huyết do nhiễm trùng tiết niệu

3. Điều trị tiểu rắt ở nữ

điều trị tiểu rắt tiểu buốt ở nữ

Để điều trị cụ thể chứng tiểu rắt ở nữ, bác sĩ cần xác định được nguyên nhân bệnh lý phía sau. Các bác sĩ có thể hỏi bạn một số vấn đề sức khỏe để xác nhận triệu chứng. Bạn nên chuẩn bị trước những thông tin như:

  • Bạn đang dùng thuốc gì?
  • Bạn thường uống bao nhiêu nước mỗi ngày?
  • Bạn có uống rượu hoặc caffeine không?
  • Gần đây, bạn có uống nhiều nước hơn bình thường không?

Trong khi thăm khám, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm, gồm có:

  • Phân tích nước tiểu
  • Nuôi cấy nước tiểu
  • Soi bàng quang
  • Xét nghiệm niệu động học (đo áp suất trong bàng quang)
  • Siêu âm (chẳng hạn như siêu âm bụng, hoặc siêu âm vùng chậu)
  • Kiểm tra hệ thống thần kinh (đối với một số vấn đề khẩn cấp).

>> Gợi ý cho bạn: 6 cách chữa đi tiểu rắt tiểu buốt ở nữ tại nhà an toàn

Khi nào tôi nên đi khám?

Bạn nên đến bệnh viện kiểm tra nếu tình trạng đi tiểu thường xuyên không thuyên giảm, hoặc nếu như:

  • Bạn không thể xác định được nguyên nhân rõ ràng (chẳng hạn như: uống nhiều nước, rượu hoặc caffeine)
  • Giấc ngủ và sinh hoạt hàng ngày của bạn bị gián đoạn
  • Bạn đang gặp các vấn đề về tiết niệu khác
  • Bạn tiết nhiều dịch âm đạo hơn.

Ngoài ra, bạn hãy đi khám ngay lập tức nếu đi tiểu thường xuyên và gặp phải bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:

  • Sốt
  • Mệt mỏi
  • Đau lưng, đau bên sườn
  • Đau bụng dưới, đau háng
  • Nôn mửa hoặc ớn lạnh
  • Tăng cảm giác khát nước hoặc thèm ăn
  • Giảm cân đột ngột
  • Khó đi tiểu
  • Đau khi đi tiểu
  • Tiểu rắt ra máu (nước tiểu màu đỏ hoặc nâu sẫm)
  • Tiểu không kiểm soát 
  • Mất kiểm soát bàng quang.

4. Phương pháp điều trị và phòng ngừa tiểu rắt ở nữ tại nhà

Cách điều trị và phòng ngừa tình trạng tiểu rắt ở nữ

Trong trường hợp bạn chỉ bị tiểu rắt nhẹ, một số thay đổi trong thói quen có thể giúp bạn kiểm soát việc đi tiểu rắt ở nữ, bao gồm:

  • Tránh uống nước trước khi đi ngủ.
  • Hạn chế lượng rượu và cafein bạn uống mỗi ngày.
  • Thực hiện bài tập Kegel cho nữ mỗi ngày để tăng cường sức mạnh cho sàn chậu.
  • Mang băng vệ sinh để tránh rò rỉ nước tiểu khi són tiểu. Đây là một giải pháp ngắn hạn bạn có thể thử trong khi đang điều trị tiểu rắt tiểu buốt ở phụ nữ.
  • Đi tiểu đúng cách:
    • Không ngồi lơ lửng trên bệ xí khi đi tiểu;
    • Tiểu sạch hoàn toàn trong mỗi lần đi tiểu;
    • Không xịt nước thẳng vào âm đạo;
    • Lau khô vùng kín sau khi vệ sinh.

>> Gợi ý cho bạn: Nhiễm trùng tiểu ở nữ: Cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả?

Hy vọng bạn đã nhận được những thông tin hữu ích về chứng tiểu rắt ở nữ từ bài viết. Bạn có thể tham gia Cộng đồng Sức khỏe phụ nữ của chúng tôi để thoải mái tâm sự và nhận lời khuyên hữu ích từ các chuyên gia và bác sĩ từ Hello Bacsi!

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

What Your Bladder Says About Your Health – Cleveland Clinic
https://health.clevelandclinic.org/what-your-bladder-is-trying-to-tell-you-about-your-health-2/
Ngày truy cập: 8/2/2023
Frequent Urination: Causes, Treatment & When to Call Doctor
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/15533-urination–frequent-urination
Ngày truy cập: 8/2/2023
Frequent or urgent urination: MedlinePlus Medical Encyclopedia
https://medlineplus.gov/ency/article/003140.htm
Ngày truy cập: 8/2/2023
Frequent urination – Mayo Clinic
https://www.mayoclinic.org/symptoms/frequent-urination/basics/definition/sym-20050712
Ngày truy cập: 8/2/2023
Tiểu buốt, tiểu rắt – Các bệnh lý thường gặp | Sở Y tế Nam Định
https://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/tieu-buot-tieu-rat-cac-benh-ly-thuong-gap-3597
Ngày truy cập: 8/2/2023
Urinary Tract Infection | Antibiotic Use | CDC
https://www.cdc.gov/antibiotic-use/uti.html
Ngày truy cập: 8/2/2023
Dysuria, Frequency, and Urgency – Clinical Methods – NCBI Bookshelf
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK291/
Ngày truy cập: 8/2/2023
Đi tiểu rắt và buốt ở phụ nữ: Nguyên nhân & cách chữa trị
https://www.thuocdantoc.org/tieu-rat-va-buot-o-phu-nu.html
Ngày truy cập: 8/2/2023

Phiên bản hiện tại

14/02/2023

Tác giả: Trần Cẩm Tú

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

Nguyên nhân và cách chữa tiểu buốt sau khi quan hệ

Hỏi đáp Bác sĩ: Tiểu buốt có tự hết không, cách trị tiểu buốt tại nhà là gì?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Văn Thu Uyên

Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Phụ sản Hà Nội


Tác giả: Trần Cẩm Tú · Ngày cập nhật: 14/02/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo