backup og meta

Vùng kín nổi mụn ngứa nguyên nhân do đâu và cách điều trị?

Vùng kín nổi mụn ngứa nguyên nhân do đâu và cách điều trị?

Vùng kín nổi mụn khiến bạn cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu. Đây không chỉ là một dấu hiệu cảnh báo về tình hình sức khỏe mà còn khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ và tự ti.

Mụn nhọt thường nổi ở âm hộ hoặc môi lớn nên được gọi là mụn âm đạo. Tình trạng vùng kín nổi mụn ngứa thường do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Bài viết này, Hello Bacsi sẽ cùng bạn tìm hiểu tất tần tật vấn đề âm đạo nổi mụn ngứa nhé.

Nguyên nhân khiến vùng kín nổi mụn ngứa

1. Viêm da tiếp xúc (Contact dermatitis)

Viêm da tiếp xúc là một kích ứng khi da vùng kín tiếp xúc với các chất hoá học hoặc vật liệu nào đó. Chẳng hạn như:

  • Mồ hôi
  • Khí hư
  • Xà phòng 
  • Tinh dịch
  • Nước tiểu
  • Băng vệ sinh 
  • Đồ lót
  • Dung dịch vệ sinh
  • Khăn lau vùng kín
  • Nước hoa vùng kín
  • Bao cao su hoặc chất bôi trơn… 

2. Viêm nang lông (Folliculitis)

vùng kín nổi mụn ngứa
Viêm nang lông (Folliculitis) là một trong những nguyên nhân khiến vùng kín nổi mụn ngứa

Vùng kín nổi mụn ngứa cũng có thể là do viêm nang lông. Đây là tình trạng nang lông vùng kín bị viêm hoặc nhiễm trùng có thể do các nguyên nhân sau:

  • Mặc quần bó sát
  • Lông mọc ngược
  • Cạo lông bị xước da
  • Tiếp xúc với nguồn nước kém vệ sinh như nước bồn tắm hoặc hồ bơi 

3. Viêm âm đạo (Vaginitis)

Khi môi trường ở vùng kín bị mất cân bằng sẽ tạo điều kiện cho các hại khuẩn phát triển nhanh chóng gây viêm. Nguyên nhân dẫn đến viêm âm đạo khiến vùng kín nổi mụn ngứa gồm:

  • Viêm âm đạo do vi khuẩn: Khi môi trường âm đạo mất cân bằng sẽ khiến cho các hại khuẩn phát triển mạnh mẽ dẫn đến mất cân bằng pH âm đạo gây viêm âm đạo.
  • Nhiễm nấm Candida: Nấm men Candida albicans là loại nấm men có sẵn ở vùng kín và trên da của mỗi người. Khi các lợi khuẩn (Lactobacillus) bị tiêu hủy sẽ tạo thuận lợi cho cho nấm men Candida albicans phát triển dẫn đến mất cân bằng môi trường âm đạo.
  • Nhiễm trùng âm đạo do Trichomoniasis: Ký sinh trùng Trichomonas vaginalis là “thủ phạm” gây ra nhiễm trùng âm đạo. Bệnh lý này có thể lây truyền từ người sang người qua quan hệ tình dục. 

Dấu hiệu đặc trưng cho 3 loại viêm âm đạo kể trên gồm:

  • Viêm âm đạo do vi khuẩn: Âm đạo thường tiết ra khí hư màu vàng hoặc xám có mùi tanh giống như cá.
  • Nhiễm nấm Candida: Âm đạo thường tiết ra khí hư màu trắng trông giống như phô mai.
  • Nhiễm trùng âm đạo do Trichomoniasis: Âm đạo có thể có mùi hôi nồng và tiết ra khí hư màu vàng xanh.

4. Viêm tuyến mồ hôi mủ (Hidradenitis suppurativa)

vùng kín nổi mụn ngứa
Viêm tuyến mồ hôi mủ (Hidradenitis suppurativa) khiến vùng kín nổi mụn ngứa

Nguyên nhân khiến vùng kín nổi mụn ngứa đôi khi cũng có thể là do viêm tuyến mồ hôi mủ. Đây là một bệnh viêm mãn tính ở nang lông và các cấu trúc liên quan. Tình trạng viêm và tắc nghẽn nang lông dẫn đến vỡ nang lông từ đó hình thành các nốt áp xe, xoang và sẹo. 

Viêm tuyến mồ hôi mủ thường gặp ở nữ giới sau tuổi dậy thì cho đến trước 40 tuổi. Bệnh thường phát triển ở vùng nách, háng, xung quanh núm vú và hậu môn.

5. U mềm lây (Molluscum contagiosum)

Bệnh u mềm lây do vi-rút molluscum là một loại vi-rút thuộc nhóm poxvirus gây ra. Bệnh là nguyên nhân gây ra tổn thương nhiễm khuẩn mạn tính tại chỗ. 

Các biểu hiện của bệnh là các nốt sần tròn, màu hồng, mịn, nhẵn bóng, tập trung thành vùng hoặc đôi khi nốt sần có đường kính từ 2 đến 5 mm, hình dạng giống ngọc trai và lõm ở giữa. 

6. Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI)

vùng kín nổi mụn ngứa
Vùng kín nổi mụn ngứa có thể là dấu hiệu nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI)

Khi vùng kín nổi mụn ngứa, ngoài các nguyên nhân kể trể thì có thể do bạn đã bị nhiễm một trong các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI). Nhóm bệnh này bao gồm:

  • Viêm tuyến bartholin (Bartholin’s cyst): Khi các tuyến ở hai bên âm đạo bị tắc nghẽn dẫn đến hình thành các nốt mụn viêm chứa đầy mủ. Tình trạng này được gọi là viêm tuyến bartholin.
  • Herpes sinh dục (Genital herpes): Herpes sinh dục gây ra bởi virus herpes simplex gây ra. Các triệu chứng của bệnh có thể xuất hiện rồi biến mất nhưng cơ thể sẽ nhiễm virus này suốt đời.
  • U nhú sinh dục: Đây là là các nốt u hoặc sẩn nổi trên bề mặt da ở vùng sinh dục. U nhú sinh dục gồm nhiều loại bệnh khác nhau, có thể là bệnh lành tính như chuỗi u mềm treo, hạt fordyce… hoặc nguy hiểm sùi mào gà, u mềm lây…
  • Mụn cóc sinh dục (Genital warts): Nguyên nhân gây ra mụn cóc sinh dục là do virus papilloma ở người gây ra. Những nốt mụn ở vùng kín thường trông giống như hoa súp lơ hơn là mụn nhọt.

Âm đạo nổi mụn ngứa có nên nặn không?

Khi phụ nữ nổi mụn ở mép vùng kín sẽ cảm thấy rất khó chịu và ngứa ngáy. Điều này sẽ khiến bạn rất muốn nặn những nốt mụn này. Vậy vùng kín nổi mụn ngứa có nên nặn không? Tốt nhất, bạn không nên nặn mụn nổi ở mép hoặc xung quanh vùng kín.

Khi bạn nặn mụn có thể làm lây lan vi khuẩn sang những vùng da khác và có thể gây nhiễm trùng nốt mụn. Hơn nữa, vùng da ở xung quanh âm đạo rất nhạy cảm nên khi bạn nặn mụn có thể gây kích ứng và khó chịu thêm. 

Song, khi vùng kín nổi mụn ngứa 2 bên mép vùng kín nếu không cẩn thận nốt mụn có thể biến thành nhọt. Có nghĩa, nốt mụn lúc này sẽ phát triển lớn hơn, chứa đầy mủ và gây đau đớn hơn. 

Bạn không nên nặn những nốt mụn ở vùng kín. Thay vào đó, bạn nên đi khám da liễu để bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán nguyên nhân và có hướng xử lý triệt để các nốt mụn này nhé.

Cách điều trị khi nữ giới nổi mụn ở mép vùng kín 

vùng kín nổi mụn ngứa

Khi nhận thấy vùng kín nổi mụn ngứa, bạn nên sắp xếp đi khám ngay nhé. Các bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm để có thể đưa ra phương án điều trị phù hợp. Một trong những cách điều trị bác sĩ có thể sử dụng gồm:

  • Dùng thuốc trị mụn, giảm viêm hoặc giảm tiết dầu trên da
  • Dùng thuốc kháng virus nếu mắc các bệnh liên quan đến STI
  • Dùng thuốc kháng histamin để điều trị dị ứng và các nguồn viêm khác
  • Dùng kem Imiquimod để làm dịu phản ứng của hệ miễn dịch đối với mụn cóc sinh dục và bệnh u mềm lây.

Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu rất kỹ về các vấn đề về vùng kín nổi mụn ngứa. Tình trạng này khiến cho bạn cảm thấy khó chịu do ngứa ngáy. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nữ giới nổi mụn ở mép vùng kín nữ như viêm nang lông, viêm da tiếp xúc, viêm âm đạo, viêm tuyến mồ hôi mũ, u mềm lây, STI… 

>> Nếu bạn đang quan tâm đến các vấn đề sức khỏe liên quan đến vùng kín có thể tham khảo thêm các bài dưới đây của Hello Bacsi nhé.   

Ngoài ra, bạn đừng quên gia nhập cộng đồng Sức khỏe phụ nữ ngay hôm nay để cùng thảo luận về bí quyết chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp và đời sống sinh lý nữ nhé!

Bài viết được tham vấn y khoa bởi đội ngũ y bác sĩ tại PKĐK Quốc tế Mỹ – thành viên Hệ thống BV Quốc tế Mỹ (AIH). Phòng khám cung cấp dịch vụ thăm khám & điều trị đầy đủ chuyên khoa chuẩn quốc tế: Nội tổng quát, Sản-Phụ khoa, Nhi khoa, Tai-Mũi-Họng… Cơ sở còn được đầu tư trang thiết bị hiện đại, nổi bật là phần mềm ORION HEALTH – Phần mềm quản lý hồ sơ bệnh nhân tại các bệnh viện quốc tế.

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. Pimple on Vagina
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/22019-pimple-on-vagina
Truy cập ngày 12/07/2024

2. Hidradenitis suppurativa
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hidradenitis-suppurativa/symptoms-causes/syc-20352306
Truy cập ngày 12/07/2024

3. Viêm tuyến mồ hôi mủ
https://www.msdmanuals.com/vi/professional/rối-loạn-da-liễu/trứng-cá-và-các-bệnh-lý-liên-quan/viêm-tuyến-mồ-hôi-mủ
Truy cập ngày 12/07/2024

4. Molluscum contagiosum
https://www.nhs.uk/conditions/molluscum-contagiosum/
Truy cập ngày 12/07/2024

5. U mềm lây
https://www.msdmanuals.com/vi/professional/rối-loạn-da-liễu/bệnh-da-do-virus/u-mềm-lây
Truy cập ngày 12/07/2024

Phiên bản hiện tại

22/07/2024

Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Phạm Thị Thanh Thảo

Cập nhật bởi: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh


Bài viết liên quan

Vùng kín ngứa rát ra nhiều khí hư: Nguyên nhân và giải pháp lấy lại sự tự tin

Nhận diện 5 dấu hiệu viêm phụ khoa nhẹ ở phụ nữ


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Phạm Thị Thanh Thảo

Sản - Phụ khoa · Phòng khám Quốc tế Mỹ AIC


Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh · Ngày cập nhật: 22/07/2024

ad iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo