backup og meta

Đừng bỏ qua thảo dược khi điều trị thiếu máu

Đừng bỏ qua thảo dược khi điều trị thiếu máu

Thiếu máu là một dạng bệnh về máu thường gặp, đó là tình trạng máu bị thiếu hụt các tế bào hồng cầu hoặc hemoglobin (các tế bào này có nhiệm vụ mang oxy đi khắp cơ thể). Có nhiều người được chẩn đoán mắc bệnh thiếu máu mỗi năm.

Dù có hơn 400 loại bệnh thiếu máu, tuy nhiên chỉ có ba loại thiếu máu phổ biến nhất bao gồm thiếu máu do thiếu sắt, thiếu máu do thiếu vitamin B12 và thiếu máu do thiếu axit folic.

Các nguyên nhân thường gặp nhất của chứng thiếu máu là do thiếu sắt, trong đó có thể do chảy máu, thiếu sắt trong chế độ ăn uống và hấp thu sắt kém. Các loại thảo mộc có chứa sắt hoặc tạo điều kiện cho sự hấp thụ sắt dễ dàng hơn có thể giúp chữa được căn bệnh thiếu máu do thiếu sắt này. Tuy nhiên, trước khi sử dụng các loại thảo dược điều trị thiếu máu, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc lương y uy tín.

Thông thường, thuốc bổ sung sắt được chỉ định dùng trong việc điều trị thiếu máu. Loại thuốc này nên được dùng chung với vitamin C để được hấp thụ tốt nhất. Tuy nhiên, chúng có thể gây độc nếu bạn dùng quá nhiều chất sắt. Để tránh rủi ro này, nhiều người dùng thảo mộc như một phương thuốc thay thế tốt hơn. Các loại thảo mộc thường chứa lượng sắt ít hơn. Liều sắt thấp hơn trong thảo dược có thể giúp bạn tránh được những tác dụng phụ khó chịu.

Thức uống màu xanh lá cây và nước lô hội là hai biện pháp thảo dược dùng cho bệnh thiếu máu. Thảo dược bổ sung sắt bao gồm cây chút chít vàng, cây hoặc lá mâm xôi đỏ, dâu rừng đen, cây khổ sâm, cây rễ vàng, nghệ, cây thảo bản bông vàng, cây tầm ma, cây mùi tây, nhân sâm, cải xoong và bồ công anh. Bột rễ củ cải đường, nước củ cải đường, phấn hoa ong và bột tảo bẹ có thể có ích.

Cây chút chít vàng

cây chút chít vàng

Một trong những loại thảo mộc được khuyến dùng nhiều nhất khi điều trị bệnh thiếu máu là rễ cây chút chít, một loại cỏ dại mọc ven đường phổ biến. Thảo dược này giúp tăng nồng độ sắt trong máu một cách nhanh chóng. Rễ cây này là nơi chứa sắt. Nhiều người cho biết rằng bệnh của họ chuyển biến tốt hơn nhờ dùng loại cây thông dụng này.

Liều dùng cây chút chít vàng để điều trị bệnh thiếu máu là 1.000 mg mỗi buổi sáng hoặc một nửa muỗng cà phê chiết xuất cây chút chít vàng hai lần mỗi ngày. Cây này có sẵn ở dạng cồn cũng như viên nang. Tuy nhiên, tốt nhất nên dùng loại chiết xuất vì nó hấp thụ nhanh hơn so với dùng viên nang đến 250 lần. Bạn có thể bị tiêu chảy nếu bạn dùng loại thảo dược này ở mức cao.

Cây bồ công anh

cây bồ công anh

Bồ công anh có thể rất hữu ích trong việc hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu. Lá của cây có hàm lượng sắt cao và giúp tăng cường sự hấp thu sắt từ các nguồn khác. Bạn nên dùng 1 muỗng cà phê nước ép bồ công anh tươi với nước sạch hai lần mỗi ngày.

Ngoài ra, bồ công anh và cây chút chít vàng có thể được dùng đồng thời để cho lợi ích tối đa nếu được bác sĩ chấp thuận. Bồ công anh cũng có thể được dùng kết hợp với rễ cây ngưu bàng để điều trị thiếu máu vì chúng có thể giúp tăng khả năng hấp thụ chất sắt từ thực phẩm của cơ thể.

Cây tầm ma

cây tầm ma

Cây tầm ma thường ở dạng phơi khô, cồn hoặc viên nang. Thuốc thường được dùng kết hợp với lá mâm xôi đỏ và yến mạch.

Cây khổ sâm

shutterstock_392812525_gentian_khổ sâm xanh

Cây khổ sâm thường được dùng chung với một nguồn chất sắt vì nó sẽ giúp cơ thể hấp thụ sắt nhanh chóng và tăng dự trữ sắt. Cây khổ sâm là loại thảo dược giúp kích thích tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng qua thành ruột. Nếu bạn bị thiếu máu do kém hấp thu, cây khổ sâm đặc biệt hữu ích trong trường hợp này.

Bạn có thể lưu trữ dịch chiết xuất từ cây trong một bình kín hơi để trong tủ lạnh với 1 muỗng canh nước chanh thêm vào để bảo vệ các thành phần hoạt tính. Bạn nên uống 1 muỗng canh khoảng nửa giờ trước bữa ăn.

Cỏ linh lăng

có linh lăng

Cỏ linh lăng thường được dùng kết hợp với các loại thảo mộc để tăng lưu lượng máu. Vì cỏ linh lăng giống như một món ăn, nên bạn có thể sử dụng với liều lượng lớn đấy.

Đương quy

shutterstock_270399548Dong quai duong quy

Đương quy có hàm lượng B12 cao được cho là giúp điều trị bệnh thiếu máu. Đây là một loại thuốc bổ máu cho phụ nữ và là chất kích thích tiêu hóa. Đương quy đã được chứng minh giúp cơ thể sử dụng hiệu quả kích thích tố. Một phương thuốc tự nhiên hơn dùng cho bệnh thiếu máu cần được nhắc tới là thực vật có nguồn gốc thảo dược, mặc dù không chính xác là một loại thảo dược. Thành phần trị bệnh là chất diệp lục từ đương quy, giúp làm tăng nồng độ hemoglobin nhanh chóng và an toàn để sử dụng khi mang thai.

Mặc dù một số loại thảo dược đã được dùng trong việc điều trị bệnh thiếu máu; nhiều nghiên cứu cần được thực hiện để khẳng định công dụng của chúng, song bạn đừng quên luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thảo dược điều trị thiếu máu nhé!

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Treating anemia with herbs. http://www.everygreenherb.com/anemia.html. Ngày truy cập 17/08/2015

Treating anemia naturally. http://herbalhealthreview.com/anemia/. Ngày truy cập 17/08/2015

Tara Carson. Herbs to Treat Anemia. http://www.livestrong.com/article/292625-herbs-to-treat-anemia/. Ngày truy cập 17/08/2015

Phiên bản hiện tại

13/12/2019

Tác giả: Phó Giáo sư - Tiến sĩ - Giảng viên cao cấp Nguyễn Duy Thuần

Cập nhật bởi: product-hhg


Bài viết liên quan

Hiến tiểu cầu là gì và các thông tin về quá trình thực hiện

Uống gì để tăng tiểu cầu? 9 thức uống người tiểu cầu thấp nên biết


Tác giả:

Phó Giáo sư - Tiến sĩ - Giảng viên cao cấp Nguyễn Duy Thuần

Y học cổ truyền · Bệnh Viện Tuệ Tĩnh Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền VN


Ngày cập nhật: 13/12/2019

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo