backup og meta

Âm đạo phụ nữ: khi nào bình thường, khi nào bất thường?

Âm đạo phụ nữ: khi nào bình thường, khi nào bất thường?

Thực tế thì âm đạo của mỗi người là khác nhau. Có thể âm đạo của người khác không giống với bạn nhưng điều đó không có nghĩa là họ bất thường hay bạn bất thường. Tuy nhiên, vẫn có những kiến thức tổng quát có thể giúp bạn biết được khi nào âm đạo của bạn trở nên không khỏe.

Âm đạo như thế nào là bình thường?

Dịch tiết âm đạo

Âm đạo tiết dịch khi có nồng độ estrogen cao trong máu. Nếu bạn đang tới ngày đèn đỏ, dịch tiết âm đạo của bạn có thể sẽ thay đổi so với trước đây. Dạng trong và loãng hay dạng kem trắng đục cho thấy dịch tiết âm đạo là bình thường. Lượng và màu sắc của dịch tiết âm đạo có thể khác nhau tùy theo các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, nếu dịch tiết âm đạo chuyển sang màu đen, vàng hay có mùi giống cá thối, đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.

Âm đạo giãn rộng sau khi sinh

Sau khi sinh em bé ngả âm đạo, âm đạo của bạn sẽ bị giãn rộng. Đó là một tình trạng tự nhiên mà cơ thể có thể tự điều chỉnh qua thời gian. Dù trở về như lúc trước khi sinh là điều không thể nhưng dường như đây không phải là vấn đề nghiêm trọng. Bằng cách lấy lại trương lực cơ và sức cơ nhờ tập các bài tập cho sàn chậu, bạn vẫn có cơ hội thu nhỏ âm đạo của mình.

Mùi âm đạo

Bạn có thể để ý thấy âm đạo luôn có một mùi hương nhẹ. Đó là mùi hương do sự kết hợp giữa chuyển hóa vi khuẩn và chuyển hóa của cơ thể. Tuy nhiên, những gì bạn ăn cũng có ảnh hưởng đến mùi âm đạo. Một nghiên cứu đã cho thấy mùi âm đạo được tạo ra bởi 2100 phân tử tạo mùi. Điều này có nghĩa là mùi của âm đạo của bạn thực chất được tạo nên từ hàng ngàn phân tử mùi khác.

Âm đạo như thế nào là bất thường?

Ngứa âm đạo

Nếu bạn cảm thấy ngứa ở vùng kín, hẳn là âm đạo của bạn đang ở trạng thái bất thường. Ngứa có thể do nhiễm trùng như nhiễm nấm hay do một bệnh lí về da như chàm. Bên cạnh đó, những thay đổi lành tính và ác tính của da cũng góp phần làm cho âm đạo bị ngứa. Dù nguyên nhân nào khiến cho bạn ngứa thì bạn luôn phải đi khám để bác sĩ điều trị kịp thời.

Đau âm đạo khi giao hợp

Đau âm đạo khi giao hợp là một điều hoàn toàn bất thường. Nếu tình trạng này xảy ra với bạn, rất có thể đó là kết quả của sự co thắt cơ ở thành âm đạo.

Âm đạo khô và chảy máu

Nồng độ hormone trong cơ thể đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe âm đạo. Bất kỳ sự thay đổi nào về lượng estrogen cũng có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến âm đạo của bạn. Estrogen theo dòng máu chạy khắp cơ thể để đến các mô và cơ quan. Trong trường hợp mất cân bằng nồng độ estrogen, bạn sẽ thấy âm đạo khô đỏ hay thậm chí là chảy máu, đặc biệt khi bước vào thời kỳ mãn kinh. Mặc dù chỉ được xem là một dấu hiệu của mãn kinh nhưng bạn cũng cần sự thăm khám của bác sĩ để kiểm soát những triệu chứng này. Nếu âm đạo của bạn bị khô và chảy máu khi bạn đang không ở thời kỳ mãn kinh, bạn cần phải gặp bác sĩ ngay lập tức.

Dựa vào các triệu chứng trên, bạn có thể xác định được tình trạng của âm đạo. Nếu mọi thứ vẫn ổn, bạn có thể cảm thấy thoải mái. Nhưng nếu bạn phát hiện một dấu hiệu bất thường nào đó, hãy liên lạc với bác sĩ để được kiểm tra sớm bạn nhé.

Bạn có thể quan tâm một số bài viết liên quan sau đây:

  • Đừng để những việc này làm tổn thương âm đạo!
  • Điểm danh những nguyên nhân gây mùi vùng kín 

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Your vagina – What’s normal? What’s not? http://www.aoafamily.com/home/news-topic.php?newsid=189. Ngày truy cập 20/7/2016.

Vagina: What’s normal, what’s not. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/womens-health/in-depth/vagina/art-20046562. Ngày truy cập 20/7/2016.

Is my vagina normal? http://www.nhs.uk/Livewell/vagina-health/Pages/normal-vagina.aspx. Ngày truy cập 20/7/2016.

The odors of the human vagina. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/1243522. Ngày truy cập 20/7/2016.

Phiên bản hiện tại

21/12/2020

Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Cập nhật bởi: Le Minh Phuong


Bài viết liên quan

Bị đau bụng dưới rốn ở nữ là bệnh gì? 6 nguyên nhân thường gặp 

Bị đau ngực bên trái ở nữ: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 21/12/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo