backup og meta

Hỏi đáp Bác sĩ: Nhân xơ tử cung loại 4 là gì, có chữa khỏi được không?

Hỏi đáp Bác sĩ: Nhân xơ tử cung loại 4 là gì, có chữa khỏi được không?

Chào bác sĩ, 
Mình 37 tuổi, đã sinh đủ 2 con, đi khám sức khỏe tổng quát thì tình cờ phát hiện bị đa nhân xơ tử cung loại 4 nhưng hiện bác sĩ không cho mình uống thuốc mà hẹn 1 chu kỳ kinh nữa sẽ tái khám lại và cân nhắc về việc điều trị.
Bác sĩ cho mình hỏi đa nhân xơ tử cung loại 4 là gì, có nguy hiểm không, có cần điều trị không? Đa nhân xơ tử cung loại 4 được điều trị như thế nào? (Hồng Nga, Tân Uyên, Bình Dương)

Bác sĩ trả lời:

Chào chị Hồng Nga và quý độc giả, 

Với câu hỏi “đa nhân xơ tử cung loại 4 là gì, có nguy hiểm không, có cần điều trị không? Đa nhân xơ tử cung loại 4 được điều trị như thế nào?” của chị Hồng Nga, ThS–BS Huỳnh Kim Dung hiện đang làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Phương Châu (Cần Thơ) giải đáp như sau:

1. Đa nhân xơ tử cung loại 4 là gì? Có nguy hiểm không?

Khi siêu âm, nếu phát hiện tử cung có nhân xơ (hay có thể gọi là u xơ), bác sĩ sẽ phân loại khối nhân xơ đó, dựa theo vị trí bám trên tử cung. Mỗi loại sẽ có biểu hiện triệu chứng và hướng điều trị khác nhau.

Hiện nay, các bác sĩ sản khoa đều dựa theo tiêu chuẩn của FIGO (International federation of Gynecology and Obstetrics – Liên đoàn sản phụ khoa quốc tế) để phân loại nhân xơ, được đánh số từ 0 đến 7

đa nhân xơ tử cung - đa nhân xơ tử cung độ 4

Ảnh minh họa: www.researchgate.net

Bạn có đa nhân xơ tức là có từ 2 khối nhân xơ trở lên, phân loại 4 hay còn gọi là FIGO 4 tức là nằm rải rác bên trong cơ của thân tử cung, không lồi ra trên bề mặt tử cung và cũng chưa chạm vào lòng tử cung. Thường thì nhân xơ loại nằm lấn vào lòng tử cung (gần niêm mạc hoặc đè vào niêm mạc) mới thường gây triệu chứng chảy máu bất thường (phân loại 0, 1, 2, 2-5, 3).

Trong thắc mắc, chị Hồng Nga có đề cập được chẩn đoán bị đa nhân xơ tử cung loại 4 nhưng lại không cung cấp kích thước các khối nhân xơ nên mình không rõ thông tin này. Hiện tại nếu khối nhân xơ của chị loại 4 và kích thước nhỏ thì có thể không gây triệu chứng bất thường. Khi nào khối này phát triển to lấn tới niêm mạc (trở thành loại 2, 3) thì mới gây triệu chứng. Do đó, chị Hồng Nga cần theo dõi thêm thời gian để xem sự phát triển của khối nhân xơ này như thế nào rồi đánh giá lại. Thường thì bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm kiểm tra định kỳ mỗi 3 tháng. 

Chắc hẳn thông tin trên đã giúp giải đáp thắc mắc về việc nhân xơ tử cung loại 4 có nguy hiểm không cho chị Hồng Nga cũng như các độc giả quan tâm đến vấn đề sức khỏe này rồi. Thường thì đa nhân xơ tử cung loại 4 không nguy hiểm nhé.

2. Nguyên nhân gây u xơ tử cung nói chung?  

Bất kể là u xơ vị trí nào hay phân loại FIGO nào về bản chất cũng là cấu trúc mô cơ trơn tử cung. Vị trí xuất hiện nhân xơ là ngẫu nhiên. Các chuyên gia chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây nên u xơ tử cung. Nội tiết tố và gene di truyền có thể là yếu tố căn nguyên. 

  • Nội tiết tố: Estrogen và progesterone có tác dụng làm thay đổi niêm mạc tử cung (dày và mỏng) trong chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Có vẻ như chúng có liên quan đến việc phát triển u xơ. Khi đến tuổi mãn kinh, nồng độ các hormone này giảm kéo theo u xơ cũng ngừng phát triển và thậm chí teo đi.
  • Gene di truyền: Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy sự khác biệt trong bộ gene giữa người có và không có u xơ. 

Ngoài ra có vài yếu tố nguy cơ có liên quan đến việc phát triển u xơ như:

  • Tuổi tác
  • Chủng tộc
  • Có kinh sớm
  • Sử dụng thuốc ngừa thai
  • Thiếu vitamin D
  • Ăn quá nhiều thịt đỏ và ăn thiếu rau xanh, trái cây, sữa
  • Sử dụng chất có cồn
  • Gia đình có người mắc u xơ… 

3. Đa nhân xơ tử cung loại 4 được điều trị như thế nào? 

đa nhân xơ tử cung loại 4

Các loại u xơ nói chung, không riêng gì nhân xơ tử cung loại 4 (hay FIGO loại 4), đa số đều lành tính. Thế nên, khi chị Hồng Nga hay bất cứ độc giả nào có chẩn đoán u xơ, cũng không vội vã can thiệp. Và cũng tùy loại u xơ mới có chỉ định can thiệp, trong đó kích thước to hay nhỏ không quan trọng. Quyết định điều trị dựa trên cơ sở khi khối u xơ có gây triệu chứng ảnh hưởng đến cơ thể. 

Không có thuốc làm tiêu biến hoàn toàn khối u xơ. Một số thuốc chứa hoạt chất từ trinh nữ hoàng cung có thể có tác dụng nào đó trong việc làm nhỏ u xơ, điều này tùy đáp ứng của từng ngừời, nhưng chắc chắn sẽ không làm cho khối u hoàn toàn biến mất. Chị Hồng Nga và các độc giả có thể thử sử dụng, dạng cây tươi hay thảo dược đều được, với điều kiện không bị cao huyết áp mới dùng được. 

Khi u xơ còn nhỏ (< 4cm), chị Hồng Nga có thể theo dõi một thời gian xem như thế nào, nếu trong vài năm tới nó vẫn giữ nguyên kích thước hoặc mỗi năm chỉ tăng một chút thì theo dõi tự nhiên không cần dùng thuốc. Và đợi đến lúc mãn kinh, khả năng những u xơ nhỏ có thể tự teo dần. 

Như có nói ở trên, nhân xơ tử cung loại 4 (hay u xơ FIGO 4) là loại chưa xâm lấn vào niêm mạc tử cung nên thường rất ít khi gây triệu chứng (chảy máu bất thường, đau bụng, hành kinh ra máu nhiều…). Khi nó phát triển to gây nhiều triệu chứng mà dùng thuốc không hết thì sẽ chỉ định phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật là: sẽ cố gắng ưu tiên bóc nhân xơ giữ lại tử cung. Nếu có nhiều nhân xơ rải rác chiếm hết tử cung có khi sẽ không bóc hết được. Và nếu trong phẫu thuật không cầm máu được thì có khi phải cắt tử cung để bảo đảm an toàn tính mạng. 

Nói tóm lại thì trường hợp của chị Hồng Nga hiện tại chưa cần can thiệp gì. Việc khám siêu âm vài tháng một lần để theo dõi sự phát triển của khối u xơ là được.

Chị Hồng Nga và độc giả có thể xem thêm các bài viết: 

U xơ tử cung (nhân xơ tử cung): Mọi điều cần biết

Hỏi đáp Bác sĩ: Nhân xơ tử cung nên uống thuốc gì? Nhân xơ tử cung uống thuốc có hết không? 

Trân trọng!

Nội dung của Hello Bacsi có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Figure 2 – available via license: Creative Commons Attribution 4.0 International

https://www.researchgate.net/figure/FIGO-classification-of-uterine-fibroids-according-to_fig1_305697512 Ngày truy cập 18/9/2022

Uterine fibroids

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/uterine-fibroids/symptoms-causes/syc-20354288#:~:text=Uterine%20fibroids%20are%20noncancerous%20growths,almost%20never%20develop%20into%20cancer. Ngày truy cập 18/9/2022

Uterine fibroids

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/9130-uterine-fibroids Ngày truy cập 18/9/2022 y truy cập 16/6/2022

Uterine fibroids

https://www.nhs.uk/conditions/fibroids/ Ngày truy cập 18/9/2022

Uterine fibroids

https://www.womenshealth.gov/a-z-topics/uterine-fibroids Ngày truy cập 18/9/2022

Uterine fibroids (leiomyomas): Epidemiology, clinical features, diagnosis, and natural history

https://www.uptodate.com/contents/uterine-fibroids-leiomyomas-epidemiology-clinical-features-diagnosis-and-natural-history Ngày truy cập 18/9/2022

Uterine Fibroids

https://www.webmd.com/women/uterine-fibroids/uterine-fibroids Ngày truy cập 18/9/2022

Phiên bản hiện tại

21/09/2022

Tác giả: Lan Quan

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ độ tuổi có kinh nguyệt: Những điều bạn cần biết!

Nhân xơ tử cung có nguy hiểm không và mọi điều cần biết


Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung

Sản - Phụ khoa · Bệnh Viện Quốc Tế Phương Châu


Tác giả: Lan Quan · Ngày cập nhật: 21/09/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo