backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Cách đo cup ngực cỡ D và 11 cách chăm sóc để hạn chế ngực xệ

Thông tin kiểm chứng bởi: Đài Trương


Tác giả: Trần Cẩm Tú · Ngày cập nhật: 11/01/2023

Cách đo cup ngực cỡ D và 11 cách chăm sóc để hạn chế ngực xệ

Một phụ nữ có khuôn ngực nhỏ thường phù hợp với áo ngực cup A, hoặc B. Trong khi đó, phụ nữ có bầu ngực lớn hơn sẽ phù hợp với cỡ C hoặc D. Vậy, làm sao để xác định cỡ ngực của bạn? Nếu bạn có bầu ngực cỡ D, làm sao để hạn chế tình trạng chảy xệ? 

Phụ nữ ngực cỡ D sẽ có một bầu ngực đầy đặn. Tuy nhiên, bầu ngực lớn cũng làm tăng nguy cơ ngực chảy xệ. Việc chọn đúng áo ngực và chăm sóc đúng cách sẽ giúp bạn duy trì nét đẹp hấp dẫn của ngực cỡ D.

ngực cỡ D là bao nhiêu cm?

Các cỡ ngực cup A, B, C, D
Cup ngực là thuật ngữ chỉ kích cỡ áo lót của phụ nữ. Kích thước áo lót thường chứa hai ký hiệu chữ cái và chữ số, chẳng hạn như A80. Ý nghĩa của những ký hiệu này là:
  • Chữ cái (A, B, C, D, E,…) là cup ngực, chỉ sự chênh lệch giữa đỉnh ngực và chân ngực.
  • Chữ số (60, 65, 70, 75, 80,…) là kích thước vòng lưng, tính từ sát chân ngực.

>> Mời bạn đọc thêm: Chọn size áo ngực sao cho vừa vặn và tôn dáng

Cách đo cup ngực cỡ D

Cách đo cup ngực cỡ D

Với ngực cỡ D, sự chênh lệch giữa đỉnh ngực và chân ngực sẽ lớn hơn 4 inch (10 cm). Để xác định size áo lót phù hợp cho ngực cỡ D, bạn cần đo 3 chỉ số sau:

  • Đo vòng lưng. Dùng thước dây đo vòng quanh chân ngực.
  • Đo đỉnh ngực. Dùng thước dây đo vòng quanh vùng ngực nhô cao nhất.
  • Tính số đo cup ngực. Áp dụng công thức: số đo đỉnh ngực – số đo vòng lưng = Cup ngực.

Ngực cỡ D là bao nhiêu cm?

Ngực cup D lớn cỡ nào? Ngực cỡ D sẽ có số đo cup ngực trong khoảng 17.5-22 cm. Tuy nhiên, tùy theo từng hãng áo ngực khác nhau, áo ngực cỡ D sẽ thay đổi.

Bạn nên nắm rõ số đo cup ngực của bản thân và xem kỹ bảng quy đổi cúp ngực của từng nhãn hàng áo lót để có thể lựa chọn mẫu áo vừa vặn. Ngoài ra, với bầu ngực cỡ D, bạn nên mặc áo ngực có gọng hỗ trợ để bầu ngực được nâng lên nhẹ nhàng và trông thon gọn, cân đối hơn.

7 điều nên làm để hạn chế ngực cỡ D bị chảy xệ

1. Mặc áo ngực vừa vặn, thoải mái. Áo ngực không trực tiếp giúp bạn hạn chế ngực chảy xệ. Tuy nhiên, mặc áo ngực vừa vặn sẽ giúp bạn nâng đỡ ngực nhẹ nhàng.

2. Không hút thuốc để ngực cỡ D hạn chế chảy xệ. Thuốc lá có thể phá vỡ collagen và khiến ngực kém săn chắc. Hơn thế, tránh xa thuốc lá còn giúp bạn giảm nguy cơ mắc ung thư phổi và ung thư vú.

3. Duy trì cân nặng hợp lý. Để ngực cỡ D không bị chảy xệ, bạn cần có một chế độ ăn uống và tập thể dục cân bằng. Đồng thời, bạn nên hạn chế tăng hoặc giảm cân quá nhanh.

Cách hạn chế ngực cỡ D chảy xệ

4. Tập thói quen đứng và ngồi đúng tư thế. Khi bạn thõng vai hoặc ngồi khọm sai tư thế, trọng lực sẽ kéo bầu ngực đi xuống. Thay vào đó, để nâng đỡ bầu ngực, bạn nên đứng hoặc ngồi ở tư thế thẳng lưng và vai hướng ra sau.

5. Tập luyện cơ ngực thường xuyên. Những bài tập ngực cho nữ sẽ giúp phần cơ nằm phía sau bầu ngực săn chắc và nâng cao hơn. Nhờ đó, bầu ngực của bạn sẽ trông đầy đặn và rõ nét hơn.

6. Sử dụng kem chống nắng cho da ngực. Thường xuyêntiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ khiến da tổn thương. Vì thế, nếu bạn thường mặc những trang phục hở ngực, hoặc mặc bikini khi đi biển, bạn nên bảo vệ da ngực bằng kem chống nắng.

7. Uống nhiều nước. Khi cơ thể đủ nước, làn da sẽ khỏe mạnh và có thể duy trì độ đàn hồi của cơ thể.

4 bí quyết giúp khuôn ngực quyến rũ hơn

bí quyết chăm sóc ngực cỡ D

Khuôn ngực của những chị em có bầu ngực cỡ D vốn đã đầy đặn và hấp dẫn. Những bí quyết sau đây sẽ giúp bạn duy trì vẻ đẹp vốn có và giữ cho bầu ngực luôn mềm mại, săn chắc.

1. Dưỡng ẩm cho ngực cỡ D

Để bầu ngực luôn căng tràn sức sống, bạn cần chăm sóc cho phần da ngực. Với bầu ngực lớn như ngực cỡ D, bạn nên tăng cường dưỡng ẩm để bầu ngực luôn được mềm mại.

Tốt nhất bạn nên dưỡng ẩm cho ngực 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối. Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể chăm sóc da ngực cùng với những phần da khác trên cơ thể sau khi tắm. Một số điều cần lưu ý gồm:

  • Nhẹ nhàng lau khô ngực trước khi thoa kem dưỡng ẩm.
  • Dưỡng ẩm không có nghĩa là khiến bầu ngực của bạn ẩm ướt. Vì thế, bạn nên giữ cho bầu ngực luôn khô thoáng để tránh sự phát triển của nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm.

2. Massage ngực

Thường xuyên massage ngực sẽ giúp kích thích sự lưu thông máu. Từ đó, việc massage khiến cho bầu ngực của bạn sắc nét và thon gọn hơn.

Bạn có thể massage cho ngực với những loại dầu lành tính và chuyên dùng để massage như: dầu dừa, dầu hạnh nhân, dầu oliu… 

>> Đọc thêm: 5 cách massage ngực giúp bạn bảo vệ sức khỏe

3. Hạn chế nằm sấp khi ngủ

hạn chế ngủ sấp để ngực cỡ D không bị chảy xệ

Khi ngủ nằm sấp, bạn đang vô tình chèn ép bầu ngực của mình suốt cả đêm. Điều này làm cho vùng da ở bầu ngực hình thành nếp nhăn.

Không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của bầu ngực, nằm sấp khi ngủ cũng khiến cổ bạn ngửa ra sau, chèn ép cột sống. Thay vào đó, bạn nên nằm nghiêng hoặc nằm ngửa khi ngủ để ít gây ảnh hưởng đến cột sống và thẩm mỹ của bầu ngực.

4. Không mặc áo ngực khi ngủ

Nếu muốn khuôn ngực cỡ D luôn tràn đầy sức sống, bạn nên từ bỏ thói quen mặc áo ngực khi ngủ. Những lý do gồm có:

  • Mặc áo ngực khi ngủ làm tăng sắc tố da ở ngực. Đó là do việc này tạo ra ma sát, kích thích sản xuất tế bào hắc tố và hình thành các đốm đen và màu da không đồng đều trên ngực của bạn.
  • Mặc áo ngực khi ngủ gây ức chế lưu thông. Đặc biệt, nếu bạn mặc áo ngực có gọng, quá trình lưu thông máu đến ngực sẽ càng hạn chế. Tuần hoàn kém có thể khiến bạn chóng mặt hoặc dễ bị chuột rút.
  • Mặc áo ngực ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Sự co thắt do áo ngực gây ra có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ tổng thể của bạn.

>> Gợi ý cho bạn: Làm sao để giảm kích thước vòng một quá cỡ?

Như vậy, bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin về cách đo ngực cỡ D và cách tự chăm sóc tại nhà. Để nhận được những bài viết và giải đáp thắc mắc về sức khỏe phụ nữ, bạn có thể tham gia Cộng đồng của Hello Bacsi để nhận được câu trả lời sớm nhất!

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Thông tin kiểm chứng bởi:

Đài Trương


Tác giả: Trần Cẩm Tú · Ngày cập nhật: 11/01/2023

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo