Theo ước tính, các vấn đề về thận, đặc biệt là bệnh thận mãn tính hiện là nguyên nhân tử vong thứ 8 ở phụ nữ trên toàn thế giới.
Theo y học phương Đông, thận là một tạng tưởng tượng bao gồm tổng hòa cơ quan sinh dục và tiết niệu; “thận hư” hay “thận yếu” là khái niệm chỉ sự bất thường tạng thận của y học phương Đông (y học cổ truyền); còn thận theo y học phương Tây (y học hiện đại) là một tạng hình hạt đậu nằm thành 1 cặp 2 bên cột sống, sau khoang phúc mạc, có chức năng bài tiết, thải độc, nội tiết, chuyển hóa… 2 khái niệm vừa liên quan nhưng vừa độc lập. Thận suy yếu chức năng được hiểu là các liên quan đến các bất thường, bệnh tật và trong nhiều trường hợp dẫn đến thận hư, suy thận. Bài viết này sử dụng thuật ngữ và các kiến thức có sự đan xen y học cổ truyền và y học hiện đại được diễn giải một cách thường thức dễ hiểu.
Vậy dấu hiệu thận yếu ở phụ nữ là gì để dễ nhận diện và điều trị kịp thời?
Bệnh thận thường không có các triệu chứng rõ ràng khi ở giai đoạn đầu. Điều này là do cơ thể thường có thể tự đối phó với sự suy giảm đáng kể chức năng thận.
Nếu thận yếu được phát hiện ở giai đoạn đầu, việc điều trị kịp thời và theo dõi thường xuyên có thể giúp ngăn chặn bệnh thận tiến triển nặng hơn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các vấn đề về thận ở phụ nữ chỉ có thể được phát hiện khi xét nghiệm định kỳ cho một tình trạng sức khỏe khác. Chẳng hạn như xét nghiệm máu hoặc nước tiểu…
Thận yếu ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe phụ nữ?
Sức khỏe sinh sản và mang thai là những ảnh hưởng phổ biến đối với phụ nữ bị thận yếu. Những dấu hiệu thận yếu ở phụ nữ có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ.
Thận yếu và bệnh thận mạn tính cũng làm tăng các nguy cơ: tiền sản giật, sinh non và hạn chế sự phát triển của thai nhi. Phụ nữ thận yếu cũng phải đối mặt với những biến chứng thai kỳ nghiêm trọng.
Ngoài ra, thận yếu dẫn đến bệnh thận mạn tính có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác trên cơ thể phụ nữ. Một số biến chứng tiềm ẩn bao gồm:
- Thiếu máu và tăng kali máu, có thể làm suy giảm chức năng của tim.
- Xương yếu và tăng nguy cơ loãng xương.
- Phản ứng miễn dịch suy giảm khiến nữ giới dễ bị nhiễm trùng hơn.
- Tổn thương không thể phục hồi cho thận (bệnh thận giai đoạn cuối). Lúc này người bệnh cần phải lọc máu hoặc ghép thận.
7 dấu hiệu thận yếu ở phụ nữ
Mất chức năng thận có thể gây ra sự tích tụ độc tố trong cơ thể hoặc các vấn đề về điện giải. Dưới đây là 6 triệu chứng bệnh thận ở nữ giới và cách nhận biết thận yếu. Việc phát hiện sớm dấu hiệu của thận yếu ở phụ nữ sẽ giúp ích cho quá trình điều trị sau đó.
1. Dấu hiệu thận yếu ở phụ nữ: Kinh nguyệt không đều
Việc theo dõi chu kỳ kinh nguyệt là một trong những cách nhận biết thận yếu ở phụ nữ. Triệu chứng thận yếu ở nữ giới có thể bắt đầu từ việc: trễ kinh, mãn kinh sớm, kinh nguyệt ra nhiều máu.
2. Rối loạn chức năng tình dục
Một dấu hiệu thận yếu ở phụ nữ thường gặp là giảm ham muốn tình dục. Nhiều phụ nữ bị thận yếu nhận thấy họ không hứng thú với tình dục, ham muốn tình dục của họ bị suy giảm đáng kể. Điều này có thể do các yếu tố cảm xúc, thể chất và tâm lý đi kèm khi mắc bệnh mãn tính.
3. Khó mang thai
Nhiều cặp đôi thường thắc mắc khó mang thai có phải là triệu chứng bệnh thận ở nữ giới hay không? Câu trả lời là việc khó thụ thai cũng là dấu hiệu thận yếu ở phụ nữ mà bạn nên chú ý. Ngoài ra, phụ nữ mắc bệnh thận mạn tính khi mang thai có nguy cơ cao bị huyết áp cao và sinh non. Đồng thời có thể mất chức năng thận đáng kể và cần được điều trị lọc máu.
Để giảm thiểu những biến chứng này, bạn cần kiểm tra sức khỏe tổng quát và nhận tư vấn khi có ý định mang thai.
4. Triệu chứng bệnh thận ở nữ giới: Dễ bị suy nhược cơ thể
Hãy chú ý dấu hiệu thận yếu ở phụ nữ bao gồm: mệt mỏi hơn, ít năng lượng hơn hoặc khó tập trung. Suy giảm chức năng thận có thể dẫn đến sự tích tụ các chất độc và tạp chất trong máu. Điều này khiến phụ nữ bị thận yếu dễ cảm thấy mệt mỏi, suy nhược và mất tập trung. Một biến chứng khác của bệnh thận là thiếu máu – cũng là tác nhân gây suy nhược.
5. Dấu hiệu bệnh thận ở phụ nữ: Tiểu tiện bất thường
Đây là triệu chứng bệnh thận ở nữ giới thường thấy, đặc biệt là khi thói quen tiểu tiện bị thay đổi bất thường. Theo đó, phụ nữ thận yếu thường tiểu tiện nhiều lần cả ngày lẫn đêm.
Ngoài ra, trường hợp tiểu tiện ra máu cũng là một dấu hiệu cần được chẩn đoán và kiểm tra bởi bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. Khi bộ lọc của thận gặp vấn đề, các tế bào máu này có thể bắt đầu “rò rỉ” ra nước tiểu.
Hơn nữa, nếu bạn quan sát thấy nước tiểu có bọt (hoặc sủi bọt) thì đây có thể là khả năng bệnh thận ở phụ nữ. Đây có thể là một dấu hiệu bất thường của protein trong nước tiểu (protein niệu). Lượng protein trong nước tiểu tăng lên có thể là do thận có vấn đề nghiêm trọng.
6. Biểu hiện bệnh thận ở nữ: làn da khô, ngứa và xỉn màu
Thận đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể, tạo ra các tế bào hồng cầu, duy trì lượng khoáng chất phù hợp trong máu. Những điều này ảnh hưởng đến làn da. Chính vì thế, dấu hiệu thận yếu ở phụ nữ có thể quan sát qua làn da.
Tuy nhiên, nếu bạn bị bệnh thận, bạn sẽ không thấy các dấu hiệu cảnh báo sớm trên da. Khi bệnh thận tiến triển nặng, bạn sẽ nhận thấy những dấu hiệu sau:
- Da cực kỳ khô: Dấu hiệu thận yếu ở phụ nữ có thể là làn da thô ráp, dễ bị nứt nẻ, bong tróc. Da khô là triệu chứng thường thấy ở những bệnh nhân thận giai đoạn cuối, cần phải chạy thận hoặc ghép thận.
- Da bị ngứa: Một dấu hiệu bị thận ở nữ mà chị em cần chú ý là da có thể bị ngứa bất kể lúc nào. Cơn ngứa cũng có thể lan ra hầu hết cơ thể nhưng cũng có trường hợp bệnh nhân chỉ bị ngứa trên một vùng da cụ thể.
- Làn da bị xỉn màu: Khi thận yếu, chức năng đào thải độc tố của thận bị suy giảm dẫn đến các chất độc sẽ tích tụ lại trong cơ thể gây ra những thay đổi màu sắc da. Dấu hiệu bệnh thận ở nữ có thể thấy ở những làn da bị: nhạt màu, da chuyển sang màu xám (hoặc vàng), da sạm đen.
7. Những dấu hiệu khác cảnh báo bệnh thận ở nữ
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thận yếu ở nữ phát triển theo thời gian, nếu tổn thương thận tiến triển chậm. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, mất chức năng thận có thể gây ra:
- Buồn nôn, nôn mửa
- Ăn không ngon
- Sức khỏe tinh thần giảm sút
- Các vấn đề về giấc ngủ
- Dễ bị chuột rút cơ bắp
- Phù bàn chân và mắt cá chân, nặng mí mắt buổi sáng
- Huyết áp cao khó kiểm soát
- Khó thở, nếu chất lỏng tích tụ trong phổi
- Đau ngực, nếu chất lỏng tích tụ xung quanh niêm mạc tim.
Bởi vì thận có thể tự bù đắp cho chức năng bị mất, rất khó để phát hiện ra những dấu hiệu và triệu chứng cho đến khi tổn thương không thể phục hồi gây ảnh hưởng đến sinh hoạt.
Nguyên nhân gây thận yếu ở phụ nữ
Ngoài việc quan tâm tìm hiểu các dấu hiệu thận yếu ở phụ nữ để kịp thời đi khám và điều trị, nhiều chị em cũng thắc mắc nguyên nhân gây thận yếu ở phụ nữ là gì, có thể phòng ngừa được không?
Thận yếu ở phụ nữ làm suy giảm chức năng thận. Điều này sẽ khiến tổn thương thận tiến triển theo thời gian.
Một số nguyên nhân gây thận yếu của phụ nữ bao gồm:
- Tuổi tác và quá trình lão hóa
- Thói quen gây hại cho thận: Ăn quá nhiều muối, uống không đủ nước, nhịn tiểu, hút thuốc lá, căng thẳng và lo âu kéo dài…
- Tác dụng phụ của thuốc: Nguyên nhân này thường thấy ở những người đang dùng thuốc điều trị các bệnh như: huyết áp cao, gout, thuốc chống viêm không chứa steroid, thuốc lợi tiểu…
- Nguyên nhân từ những chứng bệnh khác: đái tháo đường, thừa cân béo phì, cao huyết áp, bệnh tim…
Khi nào nên gặp bác sĩ?
Những dấu hiệu thận yếu ở phụ nữ thường không rõ ràng trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, một số đối tượng nên đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe thường xuyên hơn vì có nguy cơ thận yếu cao hơn nếu:
- Huyết áp cao
- Mắc bệnh như đái tháo đường, tim mạch
- Gặp các vấn đề về thận: sỏi thận, bệnh lupus, chấn thương thận cấp tính
- Tiền sử gia đình mắc bệnh thận mạn tính tiến triển hoặc bệnh thận di truyền.
Ngoài ra, bạn nên đi khám và kiểm tra sức khỏe nếu gặp phải 7 dấu hiệu bệnh thận ở nữ đã đề cập như trên.
Phòng ngừa các dấu hiệu thận yếu ở phụ nữ
Ngay cả khi bạn không có dấu hiệu thận yếu ở phụ nữ, đừng bỏ qua những bước phòng ngừa sau đây để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
- Bỏ thuốc lá (nếu có)
- Chế độ ăn uống lành mạnh và uống đủ nước: Thực đơn ăn uống ít cholesterol, chất béo bão hòa, ít muối và đường sẽ giúp huyết áp ổn định và ngừa bệnh thận. Ngoài ra, một thói quen ăn lành mạnh và uống đủ nước cũng giúp bạn hạn chế nguy cơ mắc các bệnh mãn tính khác.
- Hạn chế rượu: Uống quá nhiều rượu có thể khiến huyết áp và mức cholesterol của bạn tăng lên mức không tốt cho sức khỏe.
- Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp giảm huyết áp và giảm nguy cơ phát triển bệnh thận. Mỗi tuần, bạn nên tập luyện ít nhất 150 phút với các hoạt động thể dục cường độ trung bình.
- Thận trọng khi dùng thuốc giảm đau: Một số loại thuốc giảm đau có thể dẫn đến và làm nặng hơn những dấu hiệu thận yếu ở phụ nữ. Hãy cẩn thận không nên dùng quá liều và nhiều hơn hướng dẫn sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID), gồm aspirin và ibuprofen.
Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về dấu hiệu thận yếu ở phụ nữ. Lưu ý, nếu bạn gặp cùng lúc tất cả dấu hiệu trên, hãy đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt để được bác sĩ hướng dẫn cách xử lý phù hợp.
[embed-health-tool-ovulation]