backup og meta

Giải đáp 7 tin đồn về ngày đèn đỏ khiến bạn lầm tưởng

Giải đáp 7 tin đồn về ngày đèn đỏ khiến bạn lầm tưởng

Khá nhiều tin đồn về ngày đèn đỏ khiến phụ nữ dễ lầm tưởng là đúng nhưng thật ra lại không chính xác. Hãy cùng kiểm tra xem liệu bạn có hiểu biết đúng về chu kỳ kinh nguyệt của mình không nhé!

Trung bình một người phụ nữ có khoảng 450 kỳ kinh nguyệt suốt cuộc đời và mất khoảng 60ml máu trong mỗi kỳ hành kinh. Không những thế, các nàng còn phải chi trả không ít cho các sản phẩm vệ sinh phụ nữ. Đó là những sự thật không thể chối cãi. Tuy nhiên, có khá nhiều lầm tưởng liên quan đến ngày đèn đỏ mà nhiều người vẫn tin là đúng.

Dưới đây là 7 tin đồn phổ biến nhất bạn nên tìm hiểu để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân.

Tin đồn 1. Bạn không được tắm bồn lúc hành kinh

tin đồn về ngày đèn đỏ

Đến tháng có nên ngâm bồn tắm không? Một số phụ nữ thường tránh ngâm bồn tắm trong những ngày đèn đỏ vì nghĩ rằng điều này khiến máu chảy nhiều hơn và tăng nguy cơ nhiễm trùng. 

Tuy nhiên, thói quen ngâm bồn khi tắm hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe, trái lại, ngâm nước ấm hoàn toàn có lợi cho kỳ kinh nguyệt của bạn. Điều này sẽ giúp cải thiện hoạt động của mạch máu, thư giãn cơ trơn, giảm đau bụng kinh và làm cơ thể bạn thấy thoải mái hơn.

Bạn hãy nhớ vệ sinh bồn tắm sạch sẽ trước khi ngâm bồn. Nếu vẫn còn lo lắng thì bạn có thể sử dụng tampon.

Tin đồn 2. Bạn không nên đi bơi trong ngày đèn đỏ

tin đồn về ngày đèn đỏ

Tới tháng có bơi được không? Nhiều người cho rằng đi tắm hồ bơi sẽ không tốt cho sức khỏe, nhưng đây thực sự là lầm tưởng nghiêm trọng. Bạn chỉ cần sử dụng tampon hoặc cốc nguyệt san trước khi xuống bể bơi. Sau đó, bạn hãy thoải mái bơi lội vì các động tác vận động dưới nước có thể giúp bạn giảm đau đấy.

Ngoài ra, bạn cũng đừng lo lắng vì khả năng nhiễm trùng rất ít khi xảy ra. Theo thống kê, tắm hồ bơi chỉ có nguy cơ khiến bạn mắc các bệnh về đường tiêu hóa, viêm kết mạc hoặc da liễu, hoàn toàn không liên quan đến kinh nguyệt.

Nhiều kết quả thống kê cho thấy việc tắm hồ bơi hoàn toàn không khiến bạn gặp vấn đề gì về kinh nguyệt. Tuy nhiên, để tránh kích ứng da sau khi bơi, hãy tắm rửa và thay quần áo sạch sẽ.

Tin đồn 3. Thức uống có cồn ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt

tin đồn về ngày đèn đỏ
Nguồn: BrightSide

Tới tháng có uống bia được không? Phụ nữ uống rượu bia quá nhiều có xu hướng kinh nguyệt không đều, không rụng trứng và mất kinh. Không những thế, việc lạm dụng rượu còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cơ thể nói chung.

Tuy nhiên, nếu uống một ly rượu vang hoặc một vài ly cocktail trong kỳ kinh nguyệt thì hoàn toàn không có vấn đề gì. Các nghiên cứu cho thấy uống rượu vừa phải sẽ không tác động đến chu kỳ kinh nguyệt và sức khỏe của bạn.

Lời đồn cho rằng các thức uống có cồn sẽ ảnh hưởng đến kỳ kinh nguyệt không hoàn toàn đúng, nhưng bạn nên uống ở mức độ phù hợp.

Tin đồn 4. Bạn không được nhuộm tóc trong ngày đèn đỏ

tin đồn về ngày đèn đỏ

Một vấn đề mà nhiều người thắc mắc là tới tháng có nhuộm tóc hay cắt tóc được không? Thực tế, nếu nhuộm tóc hay cắt tóc trong khi hành kinh, màu tóc của bạn sẽ trông không đồng đều và tóc cũng trở nên xơ xác hơn. Nhiều người cho rằng điều này xảy ra là do sự mất cân bằng nội tiết tố trong ngày đèn đỏ.

Các nhà khoa học xác nhận rằng, mái tóc của bạn sẽ dễ bị tổn thương hơn trong kỳ kinh nguyệt nhưng hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến việc sản xuất bã nhờn. Theo nghiên cứu, nguyên nhân khiến tóc khó vào nếp hoặc không hấp thụ màu nhuộm là do thói quen chăm sóc tóc kém hoặc do yếu tố di truyền.

Việc nhuộm tóc hay cắt trong ngày đèn đỏ không hề gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của tóc và bạn có thể nhuộm màu bất cứ khi nào mình muốn.

Tin đồn 5. Ai cũng trải qua cơn đau bụng kinh dữ dội

tin đồn về ngày đèn đỏ

Hầu hết chị em phụ nữ đều sẽ phải trải qua cơn đau bụng kinh trong ngày đèn đỏ, nhưng cường độ đau ở mỗi người là không giống nhau. Có khoảng 45 – 93% phụ nữ đau bụng kinh, trong đó có khoảng từ 3 – 33% chị em trải qua cơn đau cực kỳ nghiêm trọng.

Cơn đau bụng kinh dữ dội có thể đi kèm nhiệt độ cơ thể cao, nôn mửa, chóng mặt và nhiều triệu chứng khác gây mệt mỏi trong 1 – 3 ngày. Nếu đau bụng kinh ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của bạn, tốt nhất là nên đến bác sĩ phụ khoa để điều trị thích hợp.

Việc điều trị đau bụng kinh thường kéo dài trong khoảng 3 chu kỳ kinh nguyệt và hiệu quả trong 2 – 4 tháng. Sau đó, cơn đau có thể tái diễn nhưng sẽ ít nghiêm trọng hơn. 

Tin đồn 6. Quan hệ trong kỳ kinh sẽ không mang thai

tin đồn về ngày đèn đỏ

Nhiều người cho rằng quan hệ trong ngày đèn đỏ sẽ không thể mang thai được. Đây là một trong những sai lầm phổ biến nhất. Vậy quan hệ khi có kinh có thai không? Trên thực thế, khả năng thụ thai khi quan hệ trong kỳ kinh nguyệt khá thấp và cao nhất là trong 12 – 16 ngày trước chu kỳ tiếp theo.

Tuy nhiên, đừng quên rằng ở một số phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt chỉ có 21 ngày, không phải 28 ngày và thậm chí còn không đều. Bên cạnh đó, tinh trùng có thể sống bên trong đường sinh dục tối đa 5 – 7 ngày. 

Nếu tinh trùng ở đủ lâu sau ngày đèn đỏ và gặp điều kiện thuận lợi thụ tinh với trứng thì bạn vẫn có thể mang thai.

Tin đồn 7. Uống thuốc tránh thai để trì hoãn kinh nguyệt gây nguy hiểm

tin đồn về ngày đèn đỏ

Ở vào một thời điểm, vì một lý do cá nhân gì đó có thể bạn sẽ muốn trì hoãn ngày ra kinh của mình. Nhưng nhiều người lại ngại không sử dụng thuốc tránh thai vì nghĩ rằng điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Thế nhưng, các chuyên gia đã chứng minh rằng phương pháp này hoàn toàn không có tác động gì tiêu cực cả. Thậm chí trong một số trường hợp nó còn mang lại lợi ích.

Tuy việc uống thuốc tránh thai để trì hoãn kỳ kinh nguyệt không gây nguy hiểm nhưng bạn không thể sử dụng cách này thường xuyên vì có thể gây ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe.

Nhiều tin đồn về ngày đèn đỏ khá phổ biến, khiến nhiều người tin theo nhưng đó không hoàn toàn là những thông tin sức khỏe chính xác. Do đó, để chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho bản thân trong kỳ kinh nguyệt, bạn nên tìm hiểu những nguồn thông tin đáng tin cậy nhé.

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

How Does Alcohol Affect Your Period? https://www.newdirectionsforwomen.org/how-does-alcohol-affect-your-period/ Ngày truy cập: 29/4/2024

Delaying your period with hormonal birth control. https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/birth-control/in-depth/womens-health/art-20044044. Ngày truy cập: 29/4/2024

Can a Girl Get Pregnant if She Has Sex During Her Period?. https://kidshealth.org/en/teens/sex-during-period.html. Ngày truy cập: 29/4/2024

Dying hair while on your period? https://community.babycenter.com/post/a27479733/dying_hair_while_on_your_period. Ngày truy cập: 29/4/2024

Swimming and Your Period: Gross or Go For It? https://www.pennmedicine.org/updates/blogs/womens-health/2016/june/swimming-and-your-period-5-myths-debunked#:~:text=Fact%3A%20There%20is%20no%20reason,have%20your%20period%20or%20not. Ngày truy cập: 29/4/2024

Phiên bản hiện tại

29/04/2024

Tác giả: Minh Thư

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

Kinh nguyệt ra ít do đâu? Kinh nguyệt ra ít phải làm sao?

Phụ nữ thay đổi chu kỳ kinh nguyệt thế nào khi 20, 30 và 40?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Minh Thư · Ngày cập nhật: 29/04/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo