Các vấn đề về tiêu hóa xảy ra trước và trong kỳ kinh nguyệt là điều bình thường. Trong đó, so với táo bón hoặc đầy hơi thì tiêu chảy khi có kinh cũng là một tình trạng phổ biến.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên · Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
Các vấn đề về tiêu hóa xảy ra trước và trong kỳ kinh nguyệt là điều bình thường. Trong đó, so với táo bón hoặc đầy hơi thì tiêu chảy khi có kinh cũng là một tình trạng phổ biến.
Mặc dù không có gì đáng lo ngại nhưng đau bụng tiêu chảy khi có kinh thường gây ra sự khó chịu và ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động hàng ngày của chị em. Vậy làm thế nào để kiểm soát tình trạng này? Mời bạn cùng xem thêm bài viết sau của Hello Bacsi để “bỏ túi” những thông tin hữu ích.
Bạn có thể bị tiêu chảy trước khi có kinh hoặc trong khi có kinh. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào lý giải đầy đủ và chính xác vì sao tình trạng này lại xảy ra. Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng đi ngoài nhiều lần hoặc thậm chí là tiêu chảy khi có kinh có liên quan chặt chẽ đến sự gia tăng hormone prostaglandin.
Prostaglandin được tiết ra trước kỳ kinh nguyệt. Hormone này gây ra các cơn co thắt trong tử cung để làm bong lớp niêm mạc. Đối với một số trường hợp, prostaglandin còn gây ra các cơn co thắt trong ruột khiến thức ăn đi qua ruột già nhanh hơn. Thêm vào đó, prostaglandin cũng có thể làm tăng bài tiết chất điện giải. Những yếu tố này sẽ thúc đẩy bạn đi tiêu nhiều hơn, thậm chí là dẫn đến tiêu chảy.
Việc kiểm soát tiêu chảy khi có kinh cũng giống như điều trị tiêu chảy thông thường. Bạn cần lưu ý một số điều quan trọng sau đây để làm giảm tình trạng này:
Nếu bị tiêu chảy khi hành kinh, trước tiên bạn cần đảm bảo uống đủ nước để chống lại sự mất nước do tiêu chảy. Để nhận biết cơ thể có đủ nước hay không, bạn có thể chú ý đến màu sắc nước tiểu. Nếu nước tiểu có màu vàng nhạt nghĩa là bạn đã uống đủ nước và ngược lại, nước tiểu đậm màu nghĩa là bạn bị mất nước, cần tăng lượng nước tiêu thụ cho cơ thể.
Trong “ngày đèn đỏ”, chị em nên ưu tiên ăn các thực phẩm giàu chất xơ hòa tan như chuối, táo, yến mạch… Đồng thời, bạn nên tránh các loại thực phẩm, đồ uống, chất kích thích có thể khiến tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn, chẳng hạn như thức uống có caffeine, rượu bia, nước ngọt có ga, các sản phẩm từ sữa, thức ăn cay/nhiều dầu mỡ, thực phẩm nhiều đường/chất làm ngọt nhân tạo, thuốc lá…
Tình trạng căng thẳng và lo lắng quá mức có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng kinh nguyệt, bao gồm cả chuột rút, táo bón hoặc tiêu chảy. Vì vậy, bạn nên cố gắng kiểm soát căng thẳng khi có kinh. Một số giải pháp sau đây có thể giúp ích:
Đôi khi, tiêu chảy khi có kinh khiến chị em cảm thấy khó chịu hoặc không thể kiểm soát thì có thể cần dùng đến thuốc điều trị không kê đơn, chẳng hạn như Loperamide (Imodium). Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như Ibuprofen để giúp giảm các cơn đau trong kỳ kinh. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên bổ sung thêm oresol để bù nước, điện giải khi bạn bị tiêu chảy kéo dài nhé.
Nếu bạn thường xuyên bị tiêu chảy khi có kinh thì việc tìm giải pháp phòng ngừa chắc hẳn là vấn đề cần được quan tâm. Một vài lời khuyên sau đây có thể hữu ích. Cụ thể, vài ngày trước khi có kinh thì bạn nên:
Nhìn chung, tiêu chảy khi có kinh không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu bạn phát hiện những triệu chứng bất thường như tiêu chảy kéo dài trên hai ngày, phân có lẫn máu hoặc chất nhầy thì cần đi khám. Các bác sĩ có thể giúp bạn tìm ra đúng nguyên nhân và đề xuất hướng điều trị phù hợp, hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm: Bật mí lý do bạn bị táo bón khi hành kinh và cách xử lý hiệu quả
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!