backup og meta

3 cách để kinh nguyệt không bị tràn ngày đèn đỏ bạn cần biết

Bạn đang cần các sản phẩm này? Hãy đặt mua thông qua đường dẫn trên trang nhé! Hoàn toàn không thêm phụ phí và bạn cũng giúp chúng tôi có một khoản hoa hồng nhỏ. Tìm hiểu ngay về hệ thống liên kết của chúng tôi tại đây!

3 cách để kinh nguyệt không bị tràn ngày đèn đỏ bạn cần biết

Trong những ngày đèn đỏ, chị em không chỉ đối mặt với những cơn đau dai dẳng, tâm trạng thay đổi thất thường mà còn “khắc khoải” với nỗi lo mang tên “tràn dâu”. Tình trạng này không chỉ gây ra những khoảnh khắc ngượng chín mặt mà ảnh hưởng đến những hoạt động thường ngày. Thế nhưng, liệu có cách để kinh nguyệt không bị tràn ngày đèn đỏ?

Trong bài viết này, Hello Bacsi sẽ chia sẻ với bạn 3 bí quyết hữu ích để có thể xua tan nỗi lo “tràn dâu” và giúp ngày đèn đỏ trôi qua thoải mái nhất!

3 cách để kinh nguyệt không bị tràn ngày đèn đỏ bạn cần biết

1. Lựa chọn băng vệ sinh phù hợp và thay băng vệ sinh thường xuyên

Băng vệ sinh là một trong những “người bạn thân” của hầu hết phái nữ trong thời kỳ kinh nguyệt. Hiện băng vệ sinh có rất nhiều loại khác nhau về kích thước để phục vụ nhu cầu sử dụng của nhiều đối tượng. Bạn có thể chọn loại có cánh hoặc không tùy thuộc vào sở thích.

Nếu chưa hiểu rõ kỳ kinh nguyệt của bản thân, bạn có thể phải đối mặt với một số lần tràn “dâu” để rút được kinh nghiệm. Nhìn chung, vào những ngày kinh nguyệt ra nguyệt ra nhiều, bạn nên chọn những loại có khả năng thấm hút cao, có kích thước phù hợp. Còn những ngày đầu hoặc những ngày sắp kết thúc thời gian hành kinh, bạn có thể chọn loại có kích thước nhỏ hơn để tạo cảm giác thoải mái. 

Ngoài ra, để tránh bị “tràn dâu”, bạn cũng nên chú ý thay băng thường xuyên, thường là sau khoảng 4 – 8 tiếng hoặc khi cảm thấy miếng băng ẩm ướt, nặng và không thoải mái. Việc này cũng sẽ giúp đảm bảo vệ sinh và tránh tình trạng viêm nhiễm.

2. Sử dụng cốc nguyệt san hoặc tampon

Cốc nguyệt san và tampon cũng là giải pháp kinh nguyệt được nhiều chị em lựa chọn. Tampon là một loại băng vệ sinh được thiết kế hình dạng ống tròn, có một sợi dây ở cuối để đưa vào “cô bé” an toàn và vừa khít. Còn cốc nguyệt san lại có hình dạng giống như chuông nhỏ và được làm bằng cao su, silicone hoặc nhựa mềm. Hình dáng cốc được thiết kế phù hợp với cấu tạo cơ thể nên ôm khít vào thành âm đạo, giúp kinh nguyệt chống bị tràn.

Cả cốc nguyệt san và tampon đều có khả năng chống tràn tốt và rất linh hoạt cho những ngày hoạt động nhiều, đặc biệt là những hoạt động dưới nước. Do đó, việc dùng 2 sản phẩm này cũng là cách để kinh nguyệt không bị tràn ngày đèn đỏ hiệu quả. Tuy nhiên, những lựa chọn này lại không phù hợp với một số đối tượng, nhất là những bé gái tuổi teen vì cách sử dụng khá đặc biệt. 

3. Quần nguyệt san – Giải pháp chống tràn hiệu quả lại tiết kiệm

cách để kinh nguyệt không bị tràn

Sử dụng quần lót nguyệt san là cách để kinh nguyệt không bị tràn rất hiệu quả. Đây là loại sản phẩm khá mới mẻ với thị trường, có thiết kế gần giống như loại quần lót thông thường nhưng được thiết kế thêm lớp vải thấm hút, giúp bảo vệ “cô bé” và chống tràn hiệu quả. Hiện các sản phẩm quần lót nguyệt san trên thị trường còn được thiết kế công nghệ thấm hút 4 lớp từ Pháp: 

  • Lớp tán ẩm, giúp hút ẩm, tạo độ thoáng khí.
  • Lớp thấm hút, có khả năng thấm hút tương đương với 3 – 5 băng vệ sinh thông thường.
  • Lớp chống tràn và chống nhỏ giọt.
  • Lớp vải cố định các lớp trong, mang lại độ bền và sự thoải mái.

Đặc biệt, sản phẩm quần lót nguyệt san còn được làm từ công nghệ vải kháng khuẩn, không hóa chất nên rất dịu nhẹ với da. Nhờ đó, giúp khử mùi, chống viêm nhiễm và có thể sử dụng 10 tiếng liên tục. Không những vậy, loại quần lót đặc biệt này còn có thể tái sử dụng từ 3 – 5 năm. Chính vì thế, về lâu dài, việc dùng quần lót nguyệt san là giải pháp không chỉ giúp tiết kiệm chi phí nhiều hơn so với dùng băng vệ sinh mà còn đem đến cho người dùng sự thoải mái và an toàn.

Để vệ sinh quần lót nguyệt san, bạn có thể giặt bằng tay hoặc máy. Nếu giặt bằng máy, bạn có thể cho vào 1 túi lưới để bảo vệ độ bền của sản phẩm. Ngoài ra, một lưu ý quan trọng  là đừng nên sử dụng bất kỳ sản phẩm vệ sinh dễ gây kích ứng, đồng thời không được sử dụng nước xả vải cũng như tránh giặt quần lót nguyệt san ở nhiệt độ cao nhé!

Một số bí quyết khác giúp ngày đèn đỏ trôi qua thoải mái

cách để kinh nguyệt không bị tràn

Ngoài việc chọn được sản phẩm vệ sinh cho ngày đèn đỏ phù hợp, bạn cũng sẽ cần kết hợp một vài yếu tố khác nhau để giúp ngày “rụng dâu” nhẹ nhàng và thoải mái hơn. Những bí quyết đó là gì?

  • Ăn uống đủ chất: Việc ăn uống khoa học và đầy đủ dưỡng chất không những giúp bạn có năng lượng cho ngày dài mà còn giúp bạn có tâm trạng tốt hơn. Hãy chủ động chọn những chế độ ăn phù hợp và tránh những loại thực phẩm có thể khiến kỳ kinh nguyệt trở nên tồi tệ hơn nhé!
  • Vận động nhẹ nhàng: Vận động có thể là điều cuối cùng bạn muốn làm trong kỳ kinh nguyệt nhưng thực tế nó mang lại rất nhiều lợi ích. Một nghiên cứu năm 2019 cho thấy việc tập thể dục giúp giảm đau bụng hiệu quả hơn so với việc sử dụng thuốc giảm đau. Bạn có thể chọn những bộ môn nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ nhẹ nhàng, yoga…
  • Chú ý vệ sinh cá nhân và chăm sóc vùng kín: Hãy tắm ít nhất 2 lần/ngày khi đến kỳ kinh nguyệt. Việc tắm rửa thường xuyên trong kỳ kinh nguyệt sẽ giúp làm sạch vùng kín cũng như giải tỏa được tâm trạng khó chịu, buồn bực.
  • Chọn quần tối màu và tránh mặc quần áo quá chật: Nếu bạn thường hay ra nhiều trong kỳ kinh nguyệt, hãy chủ động chọn quần màu đen. Nó sẽ giúp bạn tránh được những tình huống ngại ngùng và từ đó trở nên tự tin hơn. Bên cạnh đó, hãy mặc quần áo thoải mái và rộng rãi thay vì chọn những chiếc quần jean hoặc đồ bó sát. Điều này sẽ đảm bảo luồng không khí lưu thông xung quanh các khu vực nhạy cảm cũng như ngăn tiết mồ hôi tốt hơn.

Qua những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về những sản phẩm vệ sinh kỳ kinh nguyệt và biết được cách để kinh nguyệt không bị tràn ngày đèn đỏ. Song song đó, đừng quên “bỏ túi” những bí quyết trên nhé. Chúng sẽ giúp bạn trải qua kỳ kinh nguyệt nhẹ nhàng hơn đấy!

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

  1. TAKING CARE OF YOURSELF ON YOUR PERIOD https://totalwellnessmagazine.org/articles/taking-care-of-yourself-on-your-period Ngày truy cập: 9/8/2022
  2. Code Red: How to deal with period leaks and spotting https://www.bedsider.org/features/878-code-red-how-to-deal-with-period-leaks-and-spotting Ngày truy cập: 9/8/2022
  3. How do I use tampons, pads, period underwear, and menstrual cups? https://www.plannedparenthood.org/learn/health-and-wellness/menstruation/how-do-i-use-tampons-pads-and-menstrual-cups Ngày truy cập: 9/8/2022
  4. Period Products: What Teens Need to Know https://www.nationwidechildrens.org/family-resources-education/700childrens/2021/05/period-products-teens Ngày truy cập: 9/8/2022
  5. 5 WAYS YOU CAN MAINTAIN GOOD HYGIENE DURING YOUR MENSTRUAL PERIOD https://guardian.ng/life/five-ways-to-maintain-good-hygiene-during-your-menstrual-period/ Ngày truy cập: 9/8/2022
  6. Period Products: What’s in Them? https://www.madesafe.org/period-products-whats-in-them/ Ngày truy cập: 9/8/2022
  7. What Is Period Underwear and Does It Work? https://health.clevelandclinic.org/does-period-underwear-work/ Ngày truy cập: 9/8/2022

Phiên bản hiện tại

26/08/2022

Tác giả: Phối Linh

Thông tin kiểm chứng bởi: Ban biên tập Hello Bacsi

Cập nhật bởi: thuphuong.nguyen


Bài viết liên quan

Bị đau ngực bên trái ở nữ: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

TOP 5 app theo dõi kinh nguyệt chuẩn xác miễn phí


Thông tin kiểm chứng bởi:

Ban biên tập Hello Bacsi


Tác giả: Phối Linh · Ngày cập nhật: 26/08/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo