backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu

Dấu hiệu bệnh bướu cổ và bí quyết giảm kích thước khối bướu tuyến giáp an toàn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Lan Quan · Ngày cập nhật: 29/06/2022

    Dấu hiệu bệnh bướu cổ và bí quyết giảm kích thước khối bướu tuyến giáp an toàn

    Bướu cổ là một trong những biểu hiện phổ biến của tình trạng rối loạn tuyến giáp. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Dấu hiệu bệnh bướu cổ thường không đặc hiệu, hay xuất hiện muộn nên người bệnh thường chủ quan, không đi thăm khám. Việc xác định được nguyên nhân gây bệnh đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh bướu cổ hiệu quả. Bài viết sau của Hello Bacsi sẽ cung cấp cho bạn kiến thức tổng quát về chứng bệnh này và cách chữa bệnh bướu cổ hiệu quả.

    Bướu cổ là gì?

    Bướu cổ xảy ra khi tuyến giáp phát triển phình to hơn bình thường. Tuyến giáp là cơ quan nội tiết tạo ra hormone giúp kiểm soát nhiệt độ, nhịp tim và sự tăng trưởng của cơ thể. Các hormone này kiểm soát tốc độ sử dụng năng lượng của các tế bào trong cơ thể. Lượng hormone tuyến giáp có thể tăng, giảm khi bạn bị bướu cổ.

    Vậy cùng tìm hiểu về dấu hiệu bệnh bướu cổ và bí quyết giảm kích thước khối bướu nhé.

    Các yếu tố nguy cơ của bệnh bướu cổ

    Chế độ ăn với nguồn thực phẩm thiếu iốt là nguyên nhân gây bướu cổ phổ biến nhất. Bướu cổ do thiếu iốt sẽ được gọi là bệnh bướu cổ đơn thuần. Những yếu tố sau đây có thể làm gia tăng nguy cơ mắc chứng bệnh này:

    • Bị mắc rối loạn tuyến giáp tự miễn, chẳng hạn như bệnh Grave hoặc bệnh Hashimoto
    • Từng mắc các bệnh như ung thư, nhiễm trùng tuyến giáp hoặc u nang tuyến giáp
    • Sử dụng các thuốc điều trị rối loạn tâm thần
    • Tiền sử gia đình có người mắc bướu tuyến giáp
    • Mang thai.

    Các dấu hiệu bệnh bướu cổ là gì?

    Dấu hiệu bệnh bướu cổ là gì? Khi kích thước khối bướu còn nhỏ, người bệnh thường không có dấu hiệu gì. Bạn có thể nhận thấy một cục u trên cổ, ngay dưới yết hầu khi bướu cổ phát triển lớn hơn. Bướu cổ lớn có thể chèn ép vào đường hô hấp hoặc tĩnh mạch, sau đây là một số dấu hiệu bướu cổ cần chú ý:

    • Ho hoặc nghẹn
    • Mặt đỏ bừng và cổ bị sưng
    • Giọng khàn
    • Thở dốc
    • Đau khi nuốt hoặc khó nuốt
    • Khó thở khi nằm xuống.

    Đây là những dấu hiệu bệnh bướu cổ dễ dàng nhận biết.

    Chẩn đoán bướu cổ như thế nào?

    Chẩn đoán bướu cổ như thế nào?
    Không chỉ dựa vào các dấu hiệu bệnh bướu cổ thông thường, bác sĩ còn căn cứ vào các xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán bướu tuyến giáp

    Để chẩn đoán căn bệnh này, không chỉ dựa vào các dấu hiệu bệnh bướu cổ thông thường, bác sĩ thường dựa vào các biểu hiện lâm sàng và kết quả từ các xét nghiệm cận lâm sàng để đưa ra kết luận. Cụ thể như sau:

    • Xét nghiệm máu: Kiểm tra nồng độ hormone tuyến giáp trong cơ thể.
    • Siêu âm: Sử dụng sóng âm để hiển thị hình ảnh tuyến giáp.
    • Sinh thiết: Xét nghiệm mẫu mô tuyến giáp để đánh giá khối bướu là lành tính hay ác tính.
    • Chụp tuyến giáp: Trong xét nghiệm này, thuốc nhuộm phóng xạ được đưa vào cơ thể người bệnh nhằm giúp các bác sĩ có thể nhìn thấy hình ảnh tuyến giáp tốt hơn. Lưu ý là nếu bản thân từng bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc nhuộm nào, bạn nên cho bác sĩ biết điều này trước khi thực hiện.

    >>> Bạn có thể tham khảo: Bướu cổ có mấy loại? Phải làm gì khi nghi ngờ mình bị bướu cổ?

    Các cách chữa bệnh bướu cổ

    Có một số phương pháp điều trị bệnh bướu cổ: Điều trị nội khoa (sử dụng thuốc), sử dụng iốt phóng xạ và phẫu thuật.

    • Thuốc tuyến giáp được chỉ định nhằm mục đích đưa nồng độ hormone tuyến giáp trở lại mức bình thường.
    • Iốt phóng xạ được sử dụng để điều trị tình trạng bướu cổ do cường giáp, có tác dụng trong việc giảm kích thước khối bướu.
    • Phẫu thuật có thể được thực hiện để loại bỏ tất cả hoặc một phần tuyến giáp. Phẫu thuật được chỉ định khi người bệnh không thể dùng thuốc hoặc các dấu hiệu bệnh bướu cổ trở nên tồi tệ hơn, ví dụ như kích thước của khối bướu to gây chèn ép lên khí quản, thực quản khiến người bệnh khó nuốt hoặc khó thở.

    Bí quyết giảm kích thước khối bướu an toàn nhờ sản phẩm thảo dược

    Hiện nay, các chuyên gia y tế khuyên người bị bướu tuyến giáp nên kết hợp sử dụng thêm sản phẩm thảo dược để hỗ trợ điều trị bướu cổ tốt hơn. Điển hình cho dòng sản phẩm này phải kể đến thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Giáp Vương (*). Sản phẩm có chứa thành phần chính là hải tảo, cùng các vị thuốc khác như cao khổ sâm, cao bán biên liên, cao ba chạc, cao neem, KI, MgCl2.

    Hải tảo là một loại rong biển, giàu iốt, có tác dụng làm mềm khối u, khối bướu nhân nên có thể giúp thu nhỏ kích thước khối bướu cổ. Cao khổ sâm, cao bán biên liên, cao ba chạc, cao neem có tác dụng chống viêm, bảo vệ tuyến giáp khỏi các chất độc. Đối với bệnh nhân bị bướu cổ phải phẫu thuật, Ích Giáp Vương sẽ hạn chế bướu phát triển trở lại sau phẫu thuật. Hải tảo, cao neem và magie giúp giảm nhẹ các triệu chứng của bướu tuyến giáp. KI có vai trò điều hòa tiết hormone tuyến giáp. Như vậy, Ích Giáp Vương là giải pháp hiệu quả cho bệnh bướu cổ, giúp làm giảm triệu chứng, thu nhỏ khối bướu và phòng ngừa tái phát sau phẫu thuật một cách an toàn, hiệu quả.

    >>> Bạn có thể tham khảo: Kinh nghiệm của những người đã cải thiện được bướu cổ nhờ sử dụng Ích Giáp Vương.

    Cơ chế tác động của Ích Giáp Vương với bệnh bướu cổ
    Cơ chế tác động của Ích Giáp Vương với bệnh bướu cổ

    >>> Bạn có thể tham khảo: PGS. TS. Trần Đình Ngạn phân tích về cách chữa bệnh bướu cổ bằng Đông y.

    Qua đây, hẳn các bạn đã biết về những dấu hiệu bệnh bướu cổ rồi. Nếu có thắc mắc về chứng bệnh bướu cổ, cường giáp hay suy giáp và cần tư vấn về sản phẩm Ích Giáp Vương, bạn hãy liên hệ tổng đài 1800 6103 (miễn cước cuộc gọi)/ di động 090 220 7582 (Zalo/Viber).

    (*) Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Lan Quan · Ngày cập nhật: 29/06/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo