backup og meta

Hỏi đáp Bác sĩ: Khám nội tiết là khám những gì, khám ở đâu?

Hỏi đáp Bác sĩ: Khám nội tiết là khám những gì, khám ở đâu?

Bạn đọc hỏi


Chào bác sĩ 
Tôi 49 tuổi, gần đây thường xuyên bị rối loạn kinh nguyệt, bốc hỏa, mệt mỏi, khó ngủ, thậm chí là mất ngủ và bị sụt cân nhẹ. Tôi có uống khá nhiều loại thuốc bổ nhưng không thấy cải thiện. Một người bạn ở nước ngoài biết chuyện khuyên tôi nên đi khám nội tiết. Bác sĩ cho tôi hỏi khám nội tiết là khám những gì? Vì sao tôi nên đi khám nội tiết và nên khám ở bệnh viện nào? 
Cảm ơn Bác sĩ! 
(Ngọc Mai, TP. Bà Rịa, Bà Rịa – Vũng Tàu)

Bác sĩ trả lời

Chào chị Ngọc Mai, 

Với câu hỏi “khám nội tiết là khám những gì? Vì sao nên đi khám nội tiết và nên khám ở bệnh viện nào?”, ThS–BS Huỳnh Kim Dung hiện đang làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Phương Châu (Cần Thơ) giải đáp như sau:

Trong cơ thể con người có các cơ quan tiết ra các hormone (nội tiết tố) để điều hòa các hoạt động của cơ thể. Ví dụ tuyến giáp tiết ra hormone giáp, tuyến tuỵ tiết insulin… Liên quan đến hormone sinh dục thì cơ vùng hạ đồi, tuyến yên, tuyến sinh dục (buồng trứng, tinh hoàn), tuyến thượng thận.

Các tuyến/cơ quan nội tiết tạo thành các trục tác động qua lại lẫn nhau, một cơ quan trong trục rối loạn sẽ kéo theo cơ quan khác trong trục đó. Ví dụ nói về nội tiết sinh sản nữ có trục hạ đồi -tuyến yên – buồng trứng tiết ra các hormone điều hòa chu kỳ kinh và chu kỳ rụng trứng, việc rối loạn kinh nguyệt có thể trực tiếp đến từ buồng trứng hoặc cũng có thể do tuyến yên, vùng hạ đồi trên não. Một số bệnh lý tuyến giáp, tuyến thượng thận cũng có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh.

Trung bình 47 tuổi là bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, tuổi mãn kinh trung bình là 51,4, ngoài ra còn phụ thuộc vào di truyền, hút thuốc lá, tiền sử mang thai sinh nở… Tuổi của chị đang ở trong giai đoạn tiền mãn kinh nên các triệu chứng đó bác sĩ nghĩ phần nhiều là do ảnh hưởng của giai đoạn này hoặc cũng có thể gặp vấn đề khác. Như vậy, để khám tìm hiểu nguyên nhân, các bác sĩ sẽ cần xem xét một cách tổng thể các cơ quan, kiểm tra nội tiết tố là một trong số các kiểm tra đó. 

Sau đây bác sĩ sẽ nói cụ thể hơn phần khám nội tiết liên quan đến vấn đề của chị, những cơ quan nội tiết không liên quan bác sĩ sẽ không đề cập đến chị nhé! 

1. Khám nội tiết là khám những gì? 

khám nội tiết là khám những gì

1.1. Khám lâm sàng 

Hỏi bệnh sử – tiền sử

  • Lần đầu có kinh năm bao nhiêu tuổi? Kinh đều không? Chu kỳ bao nhiêu? Hành kinh kéo dài mấy ngày?
  • Đã có gia đình? Số lần mang thai? Số lần sinh? 
  • Trước giờ có từng sử dụng biện pháp tránh thai nào không?
  • Có đang uống thuốc điều trị bệnh gì không?
  • Trước giờ có bệnh gì không? Có mổ gì không?
  • Trong nhà cha, mẹ, anh/chị/em có ai có bệnh lý gì không?
  • Các triệu chứng bốc hỏa, mệt mỏi, mất ngủ, sụt cân: xuất hiện từ  khi nào, có liên tục, tần suất bao nhiêu, mức độ thế nào?
  • Ngoài ra có bị: khô âm đạo, giao hợp đau, khó thở hay không? 

Thăm khám

  • Đo: mạch, nhiệt độ, huyết áp, cân nặng, chiều cao, chỉ số khối cơ thể
  • Khám tuyến giáp: nhìn, sờ, nghe
  • Khám hệ thần kinh
  • Khám tim 
  • Khám phổi
  • Khám ngực
  • Khám cơ quan sinh dục

1.2. Khám cận lâm sàng (các xét nghiệm cần thực hiện và ý nghĩa) 

Siêu âm 

  • Siêu âm tuyến giáp
  • Siêu âm bụng: kiểm tra tuyến thượng thận, tử cung, buồng trứng

Xét nghiệm máu (nội tiết)

  • FSH (follicular stimulating hormone – hormone kích thích nang noãn): được tiết ra từ tuyến yên, một tuyến nhỏ nằm bên dưới não. Ở nữ, FSH kiểm soát chu kỳ kinh và kích thích các nang trứng ở buồng trứng phát triển. Nồng độ FSH thay đổi theo các giai đoạn của chu kỳ kinh, đạt đỉnh cao nhất vào trước lúc rụng trứng. Xét nghiệm vào thời điểm ngẫu nhiên cho kết quả FSH cao cùng estradiol (hormone buồng trứng) thấp có thể gợi ý thời kỳ mãn kinh, nồng độ FSH bình thường thì đang trong giai đoạn tiền mãn kinh. Theo nghiên cứu của Freeman (2005), xét nghiệm ngẫu nhiên nồng độ FSH > 25 IU/l là gợi ý đang trong giai đoạn cuối tiền mãn kinh sắp bước qua mãn kinh. Tuy nhiên trong thời kỳ tiền mãn kinh, FSH dao động khác nhau tùy từng cơ thể nên việc xét nghiệm trong giai đoạn này không được khuyến cáo nhiều.  
    • Nồng độ FSH cao gợi ý: Suy buồng trứng, hội chứng buồng trứng đa nang, bắt đầu mãn kinh hoặc quanh tuổi mãn kinh, khối u buồng trứng, hội chứng Turner 
    • Nồng độ FSH thấp gợi ý: Buồng trứng không tạo đủ nang trứng, tuyến yên làm việc không hiệu quả, có vấn đề ở vùng hạ đồi (cơ quan kiểm soát tuyến yên và các chức năng quan trọng khác), bị thiếu cân quá mức. 
  • Prolactin: tìm bệnh lý tăng prolactin máu 
    • Prolactin cao gợi ý tình trạng bệnh lý: u tiết prolactin (u của tuyến yên), suy giáp, bệnh vùng hạ đồi, bệnh gan 
  • Hormone tuyến giáp (TSH-thyroid stimulating hormone): để xem có bị bệnh cường giáp vì cũng có những triệu chứng tương tự rối loạn tiền mãn kinh như kinh không đều, đổ mồ hôi trộm, thay đổi tâm trạng. Bên cạnh đó bệnh lý suy giáp cũng có thể ảnh hưởng sức khỏe. 

Ngoài ra, cơn bốc hỏa điển hình cùng đổ mồ hôi đêm có thể do loại thuốc nào đó, khối u… Nếu có nghi ngờ bác sĩ sẽ cho bạn làm thêm các cận lâm sàng khác như chụp CT, MRI…

>>> Có thể bạn quan tâm Xét nghiệm FSH để làm gì? Ý nghĩa và cách đọc kết quả 

2. Nên đi khám nội tiết ở bệnh viện nào? 

khám nội tiết là khám những gì

Về thắc mắc của chị Ngọc Mai là “nên đi khám ở bệnh viện nào?”, bác sĩ xin trả lời chị là chị có thể đi khám nội tiết ở các bệnh viện đa khoa có chuyên khoa nội tiết hoặc chuyên khoa sản, bệnh viện sản phụ khoa.

Tuy nhiên, theo khuyến cáo, nếu thông qua hỏi bệnh sử, tiền sử, thăm khám lâm sàng đã xác định là rối loạn tiền mãn kinh thì không cần thiết phải thực hiện thêm các xét nghiệm nội tiết nữa. Do đó, bác sĩ khuyên chị nên đi khám ở bệnh viện chuyên sản phụ khoa xem sao nhé. Nếu là rối loạn tiền mãn kinh và mức độ các triệu chứng quá nhiều thì bác sĩ sẽ điều trị cho chị bằng thuốc nội tiết, thuốc hỗ trợ hệ thần kinh, điều trị khô hạn… Thường giai đoạn quanh mãn kinh kéo dài vài năm. Khi mất kinh liên tục 12 tháng mà không có nguyên nhân cơ học và sinh lý nào khác mới gọi là mãn kinh thật sự.

Chị Ngọc Mai và bạn đọc có thể xem thêm các bài viết: 

Xét nghiệm nội tiết tố nữ là gì? Chi phí bao nhiêu, làm ở đâu?

Prolactin là gì? Khi nào thì mức prolactin cao?

Dấu hiệu suy giảm nội tiết tố nữ: Cách nhận biết bạn không nên bỏ qua!

Trân trọng!

Nội dung của Hello Bacsi có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

https://www.uptodate.com/contents/clinical-manifestations-and-diagnosis-of-menopause?search=pre%20menopause&source=search_result&selectedTitle=1~150&usage_type=default&display_rank=1#H172092809

https://medlineplus.gov/lab-tests/follicle-stimulating-hormone-fsh-levels-test/

https://medlineplus.gov/lab-tests/prolactin-levels/

https://www.endocrine.org/~/media/endosociety/files/ep/rphr/57/rphr_vol_57_ch_12_hormonal_changes.pdf

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15705379/

Phiên bản hiện tại

29/07/2022

Tác giả: Lan Quan

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Chu kỳ kinh nguyệt: Thủ phạm làm tăng nguy cơ thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ

Hay bị đau đầu, khó tập trung trước và trong khi hành kinh: Liệu có phải do thiếu máu, thiếu sắt?


Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung

Sản - Phụ khoa · Bệnh Viện Quốc Tế Phương Châu


Tác giả: Lan Quan · Ngày cập nhật: 29/07/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo