Vỡ tinh hoàn không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe vùng kín của nam giới, mà còn kích động đến nỗi sợ tột độ của nam giới khi gặp phải tình huống này.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Trọng Nguyễn · Khoa tiết niệu · Bệnh Viện Đa Khoa Hậu Giang
Vỡ tinh hoàn không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe vùng kín của nam giới, mà còn kích động đến nỗi sợ tột độ của nam giới khi gặp phải tình huống này.
Vậy vỡ tinh hoàn là gì? Cần làm gì khi bị vỡ tinh hoàn? Vỡ tinh hoàn có chữa được hay không? Trong bài viết này, HelloBacsi sẽ cung cấp đầy thông tin cần thiết cho bạn.
Vỡ tinh hoàn (Ruptured Testicle) là hiện tượng một hoặc cả hai bên tinh hoàn ở nam giới bị tổn thương. Đây là trường hợp khẩn cấp liên quan đến sức khỏe vùng kín của nam giới.
Về mặt y khoa, vỡ tinh hoàn là tình trạng mà lớp màng bao phủ bên ngoài tinh hoàn bị vỡ một cách đột ngột. Tình huống có thể xảy ra khi:
Vì tinh hoàn không được bảo vệ bởi bất kỳ một khung xương hay lớp cơ nào, thành thử chúng rất dễ bị tổn thương.
Khi bị vỡ tinh hoàn, nam giới sẽ cảm thấy đau dữ dội phần da bìu và đau cả tinh hoàn.
Các dấu hiệu có thể nhận diện bao gồm:
Các mức độ khi bị vỡ tinh hoàn:
Nguyên nhân chính dẫn đến vỡ tinh hoàn là do tinh hoàn đột ngột bị một lực tác động quá mạnh.
Năm 2018, nghiên cứu được đăng tải trên Thư viện Y học quốc gia Hoa Kỳ – NIH, các chuyên gia nhận định rằng, phần lớn các tình huống dẫn đến vỡ tinh hoàn là do chấn thương thể thao và các tai nạn không mong muốn.
Các con số thống kê cụ thể như sau:
Vỡ tinh hoàn có chữa được hay không còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Thông thường, vỡ tinh hoàn có thể được điều trị bằng các phương pháp phẫu thuật.
Vỡ tinh hoàn không khiến bệnh nhân tử vong, nhưng sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trong số đó chính là gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của nam giới.
Sau khi bị tai nạn gây chấn thương tinh hoàn và bạn nghi ngờ rằng mình bị vỡ tinh hoàn, điều đầu tiên bạn nên làm đó chính là lập tức đến khám bác sĩ. Vì bạn không thể chần chờ và mong cơn đau sẽ thuyên giảm. Các triệu chứng không những không giảm mà còn gây ra các biến chứng nguy hiểm hơn.
Sau khi đến bệnh viện, để chẩn đoán được tình trạng vỡ tinh hoàn, các bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn thực hiện siêu âm tinh hoàn và xét nghiệm nước tiểu. Trong lúc chờ đợi kết quả, bác sĩ khám xung quanh phần da bìu, đặt câu hỏi về tình huống, dấu hiệu và mức độ đau ở tinh hoàn.
Hầu hết các trường hợp nam giới bị vỡ tinh hoàn đều cần được phẫu thuật để cầm máu vết thương bên trong tinh hoàn; loại bỏ các phần mô không còn sử dụng được (hoại tử). Trong trường hợp nghiêm trọng nhất, bác sĩ có thể phải cắt bỏ tinh hoàn bị tổn thương.
Sau khi thực hiện phẫu thuật, người bệnh sẽ được bác sĩ siêu âm lại để đảm bảo vết thương đã lành; đồng thời để kiểm soát các biến chứng có thể xảy ra.
Bạn có thể quan tâm:
Tùy từng trường hợp vỡ tinh hoàn của bệnh nhân, mà bác sĩ sẽ có cách tiến hành phẫu thuật bảo tồn như sau:
Phương pháp này được áp dụng cho trường hợp nam giới bị vỡ tinh hoàn nhẹ như: tinh hoàn bị tụ máu sau chấn thương (chỉ một vùng nhỏ và không lan rộng).
Cách điều trị như sau:
Theo EAU – 2018, điều trị bảo tồn được khuyến cáo nếu khối máu tụ ≤ 1/3 kích thước tinh hoàn. Nếu khối máu tụ lớn thì điều trị bảo tồn thường thất bại và người bệnh có nguy cơ cao phải cắt tinh hoàn sau đó, cũng như thời gian nằm viện dài hơn.
Phẫu thuật sớm có thể bảo tồn tinh hoàn trên 90% so với phẫu thuật trì hoãn là 45-55%.
Nếu trong quá trình điều trị bảo tồn, người bệnh có biểu hiện đau kéo dài hoặc dấu hiệu nhiễm trùng thì bác sĩ sẽ thay đổi phương pháp điều trị khác.
Tình trạng đau và sưng ở bìu có thể xảy ra mặc dù tinh hoàn không hề bị va đập. Các nguyên nhân có thể là do:
Vỡ tinh hoàn là tình huống khẩn cấp. Bạn phải lập tức đi đến bệnh viện mà không chần chờ. Trường hợp bạn không thể di chuyển, hãy nhờ sự giúp đỡ từ mọi người.
Cuối cùng, để tránh khỏi những trường hợp nguy hiểm gây vỡ tinh hoàn, bạn nên, lái xe an toàn, cẩn thận; luôn luôn sử dụng đồ bảo hộ khi tham gia các môn thể thao leo trèo, kickboxing hay bất kỳ bộ môn thể thao mạo hiểm nào bạn nhé.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!