4. Viêm mào tinh hoàn và tinh hoàn
Tinh hoàn hay mào tinh bị viêm nhiễm cũng là nguyên nhân xuất hiện u tinh hoàn. Các bệnh lây lan qua đường tình dục như lậu hay chlamydia là nguyên nhân chủ yếu gây viêm nhiễm mào tinh hoàn. Nhiễm trùng tinh hoàn gây viêm có thể xuất phát từ nguyên nhân nhiễm khuẩn hay virus quai bị.
5. Xoắn tinh hoàn

Xoắn tinh hoàn là một trường hợp khẩn cấp xảy ra ở đường tiết niệu sinh dục nam, phổ biến là do chấn thương hoặc tai nạn. Tình trạng này có thể ảnh hưởng ở nam giới mọi lứa tuổi, phổ biến là thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 13-17.
Bên cạnh khối u xuất hiện ở tinh hoàn, xoắn tinh hoàn còn có các biểu hiện như: đau dữ dội và đột ngột một bên tinh hoàn, lan sang vùng bìu, tinh hoàn bị xoắn có vị trí cao hơn khác thường, đi tiểu thường xuyên.
6. Thoát vị bẹn
Thoát vị bẹn là tình trạng một cơ quan trong ổ bụng, bị đẩy qua ống bẹn xuống bìu. Tình trạng thoát vị bẹn thường được phát hiện khi nhận thấy tinh hoàn có khối u hay là khối u nằm ở vùng giữa háng và đùi, gây đau các vùng xung quanh.
7. Ung thư tinh hoàn
Một số trường hợp u tinh hoàn sẽ phát triển thành ung thư, có thể gặp ở một hay cả hai bên tinh hoàn. Đồng thời, nếu xuất hiện cùng các triệu chứng sưng đau vùng bìu, vùng ngực, lưng và bụng dưới đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư tinh hoàn. Với các dấu hiệu này, bạn cần đến thăm khám với bác sĩ nam khoa để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất có thể.
Nhìn chung, bệnh ung thư tinh hoàn hiếm gặp, nhưng lại phổ biến ở nam giới độ tuổi nhu cầu sinh lý cao (từ 20-35 tuổi).
U tinh hoàn được chẩn đoán và điều trị như thế nào?

1. Chẩn đoán
Nếu bạn tự kiểm tra và phát hiện tinh hoàn sưng, có khối u tinh hoàn hay có vị trí khác thường và hoặc có những triệu chứng như trên, bạn có thể đến gặp các bác sĩ nam khoa để chẩn đoán chính xác tình trạng.
Các bác sĩ có thể sử dụng thủ thuật thăm khám tinh hoàn và chỉ định một số xét nghiệm như:
- Kiểm tra kích thước, vị trí và tình trạng sưng đau tinh hoàn.
- Siêu âm để ghi lại hình ảnh bên trong tinh hoàn, bìu và vùng bụng dưới.
- Xét nghiệm máu để xác định sự hiện diện của nhiễm trùng, các chất chỉ điểm ung thư hay vấn đề sức khỏe khác.
- Xét nghiệm sàng lọc bệnh lây lan qua đường tình dục thông qua mẫu máu và mẫu tinh dịch.
- Sinh thiết mô tế bào tinh hoàn.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT): Nếu các xét nghiệm khác chỉ ra kết quả ung thư tinh hoàn, bệnh nhân sẽ được kiểm tra mức độ di căn của tế bào ung thư ở vùng bìu, vùng bẹn và vùng bụng.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!