4. Viêm xương khớp
Đây là tình trạng xảy ra khi sụn bảo vệ đệm ở các đầu xương bị mòn hoặc phá vỡ theo thời gian. Viêm xương khớp có thể gây đau, cứng khớp và giảm khả năng chuyển động ở khớp. Các bộ phận thường bị ảnh hưởng nhiều nhất là các khớp ở tay, đầu gối, hông và cột sống.
Viêm khớp cột sống thường gặp nhiều nhất ở người lớn tuổi, béo phì, lao động nặng gây đau buốt và ê ẩm.
5. Viêm cột sống dính khớp
Viêm cột sống dính khớp là một loại viêm khớp, gây đau sưng ở cột sống với xương chậu.
- Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh lý này thường là đau lưng dưới hoặc đau hông và cứng khớp.
- Theo thời gian, các triệu chứng có thể tiến triển đến các khu vực khác của cột sống.
- Người bệnh có thể cảm thấy đau hơn vào nửa đêm hoặc sau khi ngồi lâu.
- Thông thường, việc di chuyển và tập thể dục đều đặn có thể giúp cải thiện cơn đau.
- Bệnh có xu hướng di truyền trong gia đình và phổ biến ở nam giới, đặc biệt trong độ tuổi khoảng 15-45 tuổi.
Vì vậy mà bị đau lưng dưới gần mông ở nam giới có thể là biểu hiện của viêm cột sống dính khớp.

7. Viêm khớp cùng chậu
Viêm khớp cùng chậu là tình trạng viêm tại một hoặc cả hai khớp nối giữa xương cùng và khung chậu ở vùng hông, trong đó các khớp cùng chậu nằm ở đáy cột sống và nối cột sống với xương chậu.
Viêm khớp cùng chậu là nguyên nhân phổ biến gây đau lưng dưới gần mông ở nam giới. Bệnh thường khó chẩn đoán vì nhiều tình trạng khác gây đau ở cùng một vị trí.
8. Nhiễm trùng
Nhiễm trùng ở cột sống có thể gây đau, sốt và các triệu chứng khác. Ngoài ra, tình trạng nhiễm trùng ở các cơ quan nội tạng như thận, tuỷ hoặc niệu quản cũng có thể gây đau lưng dưới.
9. Ung thư và các bệnh lý
Một số bệnh lý hoặc ung thư gây ra tình trạng bị đau lưng dưới gần mông ở nam giới như:
- Khối u cột sống có thể gây đau, tê và các triệu chứng khác.
- Các bệnh lý bao gồm sỏi thận và phình động mạch chủ bụng.
Chẩn đoán đau lưng dưới gần mông
Nếu tình trạng bị bị đau lưng dưới gần mông ở nam giới kéo dài, bạn cần đi thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và kiểm tra sức khoẻ bằng các phương pháp chẩn đoán như:
- Chụp X-quang cột sống: Sử dụng bức xạ để tạo ra hình ảnh của xương, giúp bác sĩ xác định vị trí tổn thương xương
- Chụp MRI: Sử dụng nam châm và sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh của xương, cơ, gân và các mô mềm khác, giúp bác sĩ xác định vị trí tổn thương ở các mô mềm như đĩa đệm giữa các đốt sống.
- Chụp CT: Sử dụng tia X và máy tính để tạo ra hình ảnh 3D của xương và mô mềm.
- Điện cơ (EMG): Giúp kiểm tra các dây thần kinh, cơ và kiểm tra bệnh thần kinh (tổn thương thần kinh).
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!