Các số liệu về béo phì đang gia tăng ở mức đáng lo ngại tại Châu Á

Các khu vực châu Á – Thái Bình Dương – đặc biệt là Nam và Đông Nam Á – đã có những thay đổi lớn về lối sống trong những năm qua. Với việc người dân tiêu thụ thực phẩm nhiều hơn và vận động ít hơn, các khu vực này đã chứng kiến ​​sự gia tăng báo động về tình trạng thừa cân, béo phì trong cộng đồng.

Hãy cùng Hello Bacsi điểm qua các thông tin đáng lưu ý về tình trạng béo phì đang gia tăng ở châu Á và số lượng người có nguy cơ mắc bệnh trong bài viết dưới đây.

down-icon
Các số liệu về béo phì đang gia tăng ở mức đáng lo ngại tại Châu Á

Tình trạng béo phì ở Châu Á

Các khu vực Nam và Đông Nam Á đang tràn đầy sức sống nhờ sự bùng nổ dân số trẻ. Nhưng sự phát triển kinh tế trong những năm gần đây đã thúc đẩy nhiều thay đổi trong lối sống ở những khu vực này, một trong số đó chính là việc người dân tiêu thụ thực phẩm nhiều hơn và ít vận động hơn.

Điều này đã dẫn đến một thực tế đáng lo ngại. 

Các bệnh tim mạch như suy tim, đau tim, đột quỵ đã trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong sớm ở châu Á. Trong đó, Ấn Độ là nơi có 77 triệu người mắc bệnh tiểu đường, cao thứ hai sau Trung Quốc.

Trong các bệnh liên quan tới lối sống, béo phì là một trong những bệnh đáng quan tâm hơn cả. Chỉ số khối cơ thể (BMI) cao khiến nguy cơ mắc một số bệnh lý trở nên cao hơn:

Dù Đông Nam Á có số trường hợp thừa cân và béo phì thấp nhất so với toàn cầu, nhưng theo thống kê cho thấy xu hướng gia tăng đáng báo động trong 10 đến 15 năm qua.

Dựa trên kết quả mà công cụ tính BMI của Hello Health thu nhận được từ hàng triệu người dùng trong khoảng thời gian 6 tháng qua, Việt Nam (43,74%), Campuchia (43,03%)Đài Loan (41,62%) là 3 khu vực có số lượng người khỏe mạnh cao nhất.

Kết quả máy đo BMI: Các quốc gia và tỷ lệ béo phìKết quả máy đo BMI: Các quốc gia và tỷ lệ béo phìKết quả máy đo BMI: Các quốc gia và tỷ lệ béo phìKết quả máy đo BMI: Các quốc gia và tỷ lệ béo phìKết quả máy đo BMI: Các quốc gia và tỷ lệ béo phìKết quả máy đo BMI: Các quốc gia và tỷ lệ béo phìKết quả máy đo BMI: Các quốc gia và tỷ lệ béo phìKết quả máy đo BMI: Các quốc gia và tỷ lệ béo phì

Kết quả máy đo BMI: Các quốc gia và tỷ lệ béo phì

Dựa trên các tương tác với máy đo BMI của Hello Health từ ngày 30 tháng 1 đến ngày 29 tháng 7 năm 2021

Vietnam
14.04
%
Béo phì 1
3.16
%
Béo phì 2
1.38
%
Béo phì 3
Béo phì 1: BMI của 30 - 34.9
Béo phì 2: BMI của 35.0 - 39.9
Béo phì 3: BMI của >= 40
BMI của cân nặng bình thường là từ 18,5 - 24,9
Chỉ số BMI thừa cân là từ 25,0 - <30,0
next
1/8

Tuy thế, cũng chính ở những quốc gia này, số lượng người ở ngưỡng thừa cân hiện đang cao nhất: Việt Nam là 17,83%, Campuchia là 17,79% và Đài Loan là 19,23%, so với 13,71% của Philippines. Tất cả đều có nguy cơ béo phì.

Con số chạm mốc béo phì thì cao nhất ở Ấn ĐộMalaysia. Trong đó, Ấn Độ ghi nhận 27,19% người béo phì cấp độ 1 và 10,82% người béo phì cấp độ 2. Malaysia ghi nhận 23,43% số người béo phì cấp độ 1 và 13,47% người béo phì cấp độ 2.

Mặt khác, Ấn ĐộPhilippines có số lượng người béo phì nghiêm trọng (Béo phì cấp độ 3) nhiều nhất – được ghi nhận chỉ số BMI từ 40 trở lên, lần lượt với số liệu của 2 nước là 5,35% và 5,33%.

Những con số này từ dữ liệu của chúng tôi trùng khớp với xu hướng toàn cầu. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 1,9 tỷ người trưởng thành ở châu Á bị thừa cân trong khi 650 triệu người bị béo phì, dựa trên dữ liệu mới nhất vào năm 2016.

Đi đôi với các nghiên cứu bên ngoài và các thông tin được thu thập bởi Hello Health, chúng tôi đã phát hiện ra rằng:

  • Ấn Độ có số lượng người thừa cân và béo phì cao nhất trong số các quốc gia mà Hello Health Group đang hoạt động
  • Indonesia có số người thiếu cân cao nhất trong số các quốc gia mà Hello Health Group đang hoạt động
  • Việt Nam có số lượng người khỏe mạnh nhất trong số các quốc gia mà Hello Health Group đang hoạt động
  • Malaysia có dân số thừa cân và béo phì cao nhất trong khu vực Đông Nam Á

Các nghiên cứu cho thấy khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã có sự thay đổi trong chế độ ăn uống khi tình trạng mất an ninh lương thực được khắc phục và nhiều thực phẩm hơn được cung cấp cho người dân trong khu vực. Điều này chủ yếu do sự phát triển nhanh chóng của khu vực này trong 3 thập kỷ qua – theo Ngân hàng Phát triển Châu Á, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Châu Á đạt trung bình 6% kể từ những năm 2000.

Sự thịnh vượng kinh tế của châu Á cũng đã dẫn đến những thay đổi trong chế độ ăn uống, vì nguồn thực phẩm trở nên dồi dào hơn với mức giá thấp hơn. Đây là điều mà các chuyên gia y tế công cộng gọi là “quá trình chuyển đổi dinh dưỡng”, trong đó chế độ ăn nhiều calo hơn đã thay thế chế độ ăn truyền thống, làm tăng các yếu tố nguy cơ béo phì và các bệnh mãn tính tiềm ẩn khác.

Quá trình đô thị hóa nhanh chóng của khu vực cũng đã dẫn đến sự thay đổi trong lối sống. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, môi trường đô thị cũng có liên quan đến lối sống ít vận động hơn, giảm hoạt động thể chất và gia tăng các bệnh tật như bệnh tim, ung thư và tiểu đường.

Sự gia tăng của lối sống thành thị trên khắp khu vực cũng đã dẫn đến nhiều trường hợp thừa cân và béo phì ở châu Á. ADB báo cáo rằng dân số thành thị của châu Á đã tăng từ năm 1990 đến năm 2015, tăng từ một phần ba so với hiện nay và chiếm một nửa khu vực.

Sự thay đổi của châu Á từ ngành nông nghiệp sang các ngành sản xuất và dịch vụ – vốn thường không đòi hỏi nhiều hoạt động thể chất – cũng có thể dẫn đến tình trạng tăng cân, đặc biệt khi cộng hưởng với xu hướng ăn uống ở ngoài thay vì nấu nướng ở nhà và thời gian đi lại lâu hơn.

Ở các quốc gia như Ấn Độ, đô thị hóa đặc biệt khiến người trẻ tiêu thụ thức ăn vặt nhiều chất béo, nhiều năng lượng, khiến thanh thiếu niên và thanh niên dễ bị béo phì hơn.

Điều gì sẽ xảy ra khi bạn bị béo phì?

Béo phì là một yếu tố kích hoạt và là một yếu tố nguy cơ của các tình trạng bệnh nghiêm trọng và mãn tính khác. Dưới đây là một số tình trạng béo phì có thể dẫn đến:

Bệnh thận

Béo phì là một yếu tố nguy cơ của bệnh thận mãn tính. Bạn sẽ có nhiều khả năng phát triển các yếu tố nguy cơ chính của bệnh thận mãn tính khi bạn bị béo phì, chẳng hạn như bệnh tiểu đường và tình trạng tăng huyết áp. Các nghiên cứu cho thấy bệnh tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh thận: cứ 4 người mắc bệnh tiểu đường thì có 1 người mắc bệnh thận.

Bệnh tim mạch (Xơ vữa động mạch)

Béo phì có thể khiến bạn dễ dàng mắc phải bệnh tim mạch. Một trong số đó là chứng xơ vữa động mạch, tình trạng các mảng bám hoặc chất béo tích tụ trong mạch máu.

Theo thời gian, mảng bám tích tụ có thể làm nhỏ các mạch máu và có thể cản trở sự lưu thông – có khả năng gây tắc nghẽn hoàn toàn – dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ.

Ung thư

Các nghiên cứu cho thấy béo phì làm tăng nguy cơ ung thư. Dữ liệu thống kê về ung thư của Hoa Kỳ cho thấy rằng 55% tất cả các trường hợp ung thư được xác định ở phụ nữ và 24% ở nam giới có liên quan đến béo phì.

Các tế bào mỡ thừa làm tăng tình trạng viêm và tạo ra estrogen, cũng như các hormone tăng trưởng khác – tất cả đều khiến các tế bào phân chia thường xuyên hơn. Sự phân chia tế bào nhanh chóng này làm tăng nguy cơ phát triển các tế bào ung thư.

Có quá nhiều chất béo dư thừa có thể làm tăng nguy cơ mắc các loại ung thư khác nhau như ung thư gan, thận, vú, buồng trứng, đại trực tràng và tuyến tụy.

Viêm xương khớp

Béo phì có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe vì trọng lượng tăng thêm, gây căng thẳng cho cơ thể, chẳng hạn như viêm xương khớp. Trọng lượng nặng tạo thêm áp lực lên đầu gối của bạn, khiến việc nâng đỡ trọng lượng trở nên khó khăn hơn. Điều này có thể gây ra tổn thương cho các khớp và khiến các cơ khó hỗ trợ khi bạn chuyển động.

Bạn có nguy cơ béo phì không? Bắt đầu

Những điểm chính trong bài viết:

  • Dù Đông Nam Á có số trường hợp thừa cân và béo phì thấp nhất so với toàn cầu, nhưng nơi này đã quan sát thấy xu hướng gia tăng đáng báo động trong 10 đến 15 năm qua.
  • Dựa trên các số liệu thu thập từ công cụ tính BMI của Hello Health, chúng tôi nhận thấy rằng:
    • Ấn Độ có số lượng người thừa cân và béo phì cao nhất trong số các quốc gia màHello Health có mặt
    • Indonesia có số người thiếu cân cao nhất trong số các quốc gia mà Hello Health có mặt
    • Việt Nam có số lượng người khỏe mạnh nhất trong số các quốc gia Hello Health
    • Malaysia có dân số thừa cân và béo phì cao nhất trong khu vực Đông Nam Á
  • Tăng trưởng kinh tế của châu Á đã dẫn đến nhiều thay đổi trong chế độ ăn uống của khu vực này.
  • Sự chuyển đổi sang lối sống đô thị hóa trên khắp châu Á đã dẫn đến “quá trình chuyển đổi dinh dưỡng”, nơi người dân tiêu thụ nhiều thực phẩm có năng lượng cao hơn, ăn ở ngoài nhiều hơn và tìm kiếm các bữa ăn tiện lợi.
  • Người trẻ – thanh thiếu niên và thanh niên – sống ở các khu vực thành thị dễ bị thừa cân hoặc béo phì

Bài viết này có hữu ích với bạn?