backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Tình trạng căng thẳng ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Bích Ngọc · Ngày cập nhật: 27/08/2020

    Tình trạng căng thẳng ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào?

    Căng thẳng là tình trạng cảm xúc tiêu cực bạn phải đối mặt khi gặp áp lực hoặc chuyện buồn trong cuộc sống. Hiểu về căng thẳng và những nguyên nhân gây ra nó sẽ giúp bạn dễ dàng đối mặt hơn.

    Chúng ta thường sử dụng từ “căng thẳng’ khi cảm thấy rằng mình đang bị quá tải và tự hỏi liệu chúng ta có thể đương đầu với những áp lực đó hay không. Bất cứ điều gì gây ra thách thức hoặc đe dọa đến hạnh phúc hay sự bình yên của bạn đều có thể khiến bạn rơi vào tình trạng căng thẳng. Tuy nhiên, một số trường hợp, căng thẳng có thể giúp bạn làm việc hiệu quả hơn – nếu không có stress thì cuộc sống sẽ trở nên nhàm chán và vô nghĩa.

    Mặc dù vậy, khi những căng thẳng làm suy yếu cả sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn, loại stress đó là xấu. Trong bài viết này, Hello Bacsi sẽ cung cấp cho bạn thông tin về stress có hại đến sức khỏe và tinh thần.

    Sự khác biệt giữa “stress’ – sự căng thẳng – và “stressor’ – những yếu tố gây căng thẳng

    Stressor là một tác nhân hoặc kích thích gây căng thẳng. Căng thẳng là cảm giác bạn gặp phải khi bị áp lực, trong khi đó các tác nhân gây căng thẳng lại là những điều bạn phải đối mặt trong cuộc sống (như tiếng ồn, những người khó chịu, xe chạy nhanh hoặc thậm chí là buổi hẹn hò lần đầu tiên). Nói chung, càng gặp nhiều tác nhân gây căng thẳng, chúng ta càng cảm thấy stress.

    Đâu là nguyên nhân gây căng thẳng?

    Những nguyên nhân phổ biến gây ra căng thẳng bao gồm:

    • Người mất tích;
    • Các vấn đề gia đình;
    • Các vấn đề về tài chính;
    • Bệnh tật;
    • Việc làm;
    • Thiếu thời gian;
    • Chuyển nhà;
    • Các mối quan hệ (kể cả ly hôn).

    Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân gây căng thẳng khác đến từ việc:

    • Phá thai;
    • Có con;
    • Mâu thuẫn nơi làm việc;
    • Kẹt xe;
    • Sợ tội phạm;
    • Mất việc;
    • Sảy thai;
    • Đông người;
    • Ô nhiễm;
    • Nghỉ hưu;
    • Sự ồn ào;
    • Chờ đợi điều gì chưa chắc chắn (chờ đợi xét nghiệm máu, kết quả thi, phỏng vấn…).

    Một người cũng có khả năng bị căng thẳng mà không thể tìm ra nguyên nhân. Cảm giác bực bội, lo lắng và trầm cảm có thể khiến bạn cảm thấy stress hơn những trường hợp khác.

    Tình trạng căng thẳng ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào?

    Căng thẳng có thể khiến cơ thể bạn:

    • Đổ mồ hôi;
    • Đau lưng;
    • Đau ngực;
    • Béo phì ở trẻ em;
    • Đau cơ;
    • Chuột rút hoặc co thắt cơ;
    • Rối loạn chức năng cương dương;
    • Ngất xỉu;
    • Nhức đầu;
    • Bệnh tim;
    • Cao huyết áp (tăng huyết áp);
    • Giảm ham muốn;
    • Suy yếu khả năng miễn dịch;
    • Nhức cơ;
    • Cắn móng tay;
    • Co giật thần kinh;
    • Khó ngủ;
    • Đau bụng.

    Tác động có thể xảy ra của stress lên suy nghĩ và cảm xúc của bạn:

    • Tức giận;
    • Lo lắng;
    • Trầm cảm;
    • Cảm thấy bất an;
    • Hay quên;
    • Khó chịu;
    • Mất tập trung;
    • Bồn chồn;
    • Buồn bã;
    • Mệt mỏi.

    Tác động có thể xảy ra của stress đối với hành vi của bạn:

    • Ăn quá nhiều;
    • Ăn quá ít;
    • Thèm ăn;
    • Tức giận dữ dội;
    • Lạm dụng ma túy;
    • Lạm dụng rượu;
    • Hút thuốc lá nhiều hơn;
    • Phản đối xã hội;
    • Thường xuyên khóc;
    • Ảnh hưởng các mối quan hệ.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Bích Ngọc · Ngày cập nhật: 27/08/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo