backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Tảo xanh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Quyên Thảo · Ngày cập nhật: 11/05/2020

Tảo xanh

Tên thông thường: AFA, Algae, Algas Verdiazul, Algues Bleu-Vert, Algues Bleu-Vert du Lac Klamath, Anabaena, Aphanizomenon flos-aquae, Arthrospira maxima, Arthrospira platensis, BGA, Blue Green Algae, Blue-Green Micro-Algae, Cyanobacteria, Cyanobactérie, Cyanophycée, Dihe, Espirulina, Hawaiian Spirulina, Klamath, Klamath Lake Algae, Lyngbya wollei, Microcystis aeruginosa, Microcystis wesenbergii, Nostoc ellipsosporum, Spirulina Blue-Green Algae, Spirulina Fusiformis, Spirulina maxima, Spirulina platensis, Spirulina pacifica, Spiruline, Spiruline d’Hawaii, Tecuitlatl.

Tên khoa học : Algas Verdiazul; Spirulina platensis

Tác dụng

Tảo xanh dùng để làm gì?

Tảo xanh được biết đến như là một nguồn cung cấp protein, vitamin B12 và sắt. Tảo xanh thường được sử dụng cho nhiều tình trạng sức khoẻ như:

  • Giảm cân
  • Hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD)
  • Sốt
  • Mệt mỏi
  • Bệnh tiểu đường
  • Cholesterol cao
  • Triệu chứng mãn kinh
  • Bạch sản niêm mạc miệng;
  • Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)
  • Hệ thống miễn dịch
  • Lo lắng
  • Phiền muộn
  • Trí nhớ
  • Năng lượng
  • Bệnh tim
  • Vết thương đang lành
  • Tiêu hóa.

Cơ chế hoạt động của tảo xanh là gì?

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thào dược này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, có một số nghiên cứu chỉ ra rằng với thành phần hoá học của tảo xanh, màu xanh lục có những ảnh hưởng tiềm ẩn đối với hệ miễn dịch, gây sưng (viêm) và nhiễm virus.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của tảo xanh là gì?

Hấp thụ 250 mg tảo xanh và 2 mg kẽm bằng đường uống 2 lần /ngày trong 16 tuần làm giảm nồng độ arsenic và ảnh hưởng của asen lên da ở những người sống ở những vùng có hàm lượng arsenic cao trong nước uống.

Hòa tan 3 mL sản phẩm có chứa tảo xanh, hoa mẫu đơn, ashwagandha (sấm ẤN Độ) và tía tô đất vào 50-60 mL nước, uống ba lần mỗi ngày trong 4 tháng giúp cải thiện ADHD ở trẻ em từ 6 đến 12 tuổi chưa sử dụng phương thức điều trị nào.

Sử dụng sản phẩm tảo xanh lục đặc biệt (Tảo xanh siêu xanh, Công nghệ tế bào) với liều 1500 mg mỗi ngày trong 6 tháng không giảm co thắt mí mắt ở những người bị co thắt phế quản.

Những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 uống khoảng 1 gram sản phẩm tảo xanh lục 2 lần mỗi ngày trong 2 tháng sẽ chỉ số đường huyết thấp hơn (theo Multinal, New Ambadi Estate Pvt. Ltd., Madras, India).

Nam giới vận động bằng cách chạy bộ có thể chạy nước rút trong thời gian dài mỗi khi uống 2gram tảo xanh 2 lần mỗi ngày trong vòng 4 tuần.

Uống 500 mg tảo xanh spirulia 3 lần mỗi ngày trong 6 tháng hỗ trợ cải thiện chức năng gan cao hơn so với thuốc từ cây kế sữa ở người lớn bị viêm gan C chưa được điều trị hoặc không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác. Tuy nhiên, một nghiên cứu khác cho thấy việc sử dụng tảo xanh trong một tháng làm chậm chức năng gan ở những người bị viêm gan C hoặc viêm gan B.

Dạng bào chế của tảo xanh là gì?

Tảo xanh có những dạng bào chế như:

  • Bột, hàm lượng 454mg
  • Viên nén, hàm lượng 500mg
  • Viên nang, hàm lượng 500mg.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng tảo xanh?

Tảo xanh có thể an toàn cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên, tảo xanh có thể gây ra:

  • Tổn thương gan
  • Đau bụng
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Yếu
  • Khát nước
  • Tim đập loạn nhịp
  • Sốc
  • Tử vong.

Đối với các bệnh tự miễn dịch như bệnh đa xơ cứng, lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp, bọng nước tự miễn và các loại bệnh khác thì tảo xanh có thể khiến hệ miễn dịch hoạt động nhiều hơn và điều này có thể làm tăng các triệu chứng của bệnh tự miễn dịch. Nếu bạn có một trong những bệnh trên, hãy tránh sử dụng tảo xanh cũng như các sản phẩm của nó.

Bệnh Phenylketone niệu: Tảo spirulina trong hệ thống các loài tảo xanh có chứa chất hóa học phenylalanine do đó khiến bệnh niệu trở nên nghiêm trọng hơn.

Thận trọng

Trước khi dùng tảo xanh bạn nên biết những gì?

Bạn nên báo cho bác sĩ bất kỳ loại thuốc hoặc thảo dược nào bạn đang sử dụng trước khi bắt đầu dùng tảo xanh.

Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:

  • Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ;
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác;
  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của cây tảo xanh hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác;
  • Bạn có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác;
  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hay động vật.

Lợi ích của việc sử dụng tảo xanh nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của tảo xanh như thế nào?

Không có đủ thông tin để biết liệu tảo xanh có an toàn cho tất cả bệnh nhân, bao gồm bệnh nhân mang thai và cho con bú. Tránh sử dụng nếu không có lời khuyên của bác sĩ.

Tương tác

Tảo xanh có thể tương tác với những yếu tố gì?

Thuốc làm giảm hệ miễn dịch (Ức chế miễn dịch) có khả năng tương tác với tảo xanh.

Một số tình trạng sức khoẻ có thể tương tác với thảo dược này, như:

  • Bệnh tự miễn dịch, ví dụ như chứng đa xơ cứng (MS), lupus (lupus ban đỏ hệ thống, SLE), viêm khớp dạng thấp (RA), pemphigus vulgaris
  • Phenylketon niệu.

Ngoài ra, thuốc có thể tương tác với thảo dược này, bao gồm:

  • Thuốc giảm khả năng miễn dịch bao gồm azathioprine (Imuran®), basiliximab (Simulect®), cyclosporine (Neoral®, Sandimmune®), daclizumab (Zenapax®), muromonab-CD3 (OKT3, Orthoclone OKT3®), mycophenolate (CellCept®), tacrolimus FK506®, Prograf®), sirolimus (Rapamune®), prednisone (Deltasone®, Orasone®), corticosteroid (glucocorticoid) và các loại khác.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Quyên Thảo · Ngày cập nhật: 11/05/2020

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo