backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

3

Hỏi bác sĩ
Lưu

Bệnh ở môi - Kẻ thù hàng đầu của sắc đẹp

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 10/08/2022

    Bệnh ở môi - Kẻ thù hàng đầu của sắc đẹp

    Đôi môi là nơi nhạy cảm nhất trên cơ thể, chính vì vậy các tác nhân gây bệnh ở môi luôn “rình rập” chờ đợi bạn “sơ hở” trong việc chăm sóc là sẽ tấn công và gây bệnh. 

    Việc có một đôi môi căng mịn, hồng hào sẽ làm cho gương mặt bạn tràn đầy sức sống. Thế nhưng việc chăm sóc không đúng cách hoặc một số tác nhân bên ngoài có thể gây ra các rối loạn hoặc bệnh ở môi. Vậy nguyên nhân gây bệnh ở môi do đâu và làm thế nào để phòng ngừa chúng, hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu nhé.

    Các bệnh ở môi và nguyên nhân gây bệnh

    1. Sưng môi

    Môi bị dị ứng và sưng lên có thể do cơ địa nhạy cảm với một số loại thực phẩm, đồ uống, thuốc, son môi hoặc do các chất kích thích nhất định gây ra. Khi nguyên nhân được xác định và loại bỏ, môi sẽ dần trở về trạng thái bình thường. Nhưng trên thực tế thì nguyên nhân gây sưng môi đôi khi khó để xác định. Tình trạng phù mạch di truyền có thể gây ra những cơn sưng định kỳ. Một số bệnh không di truyền, chẳng hạn như hồng ban đa dạng (rối loạn da do nhiều nguyên nhân), cháy nắng, thời tiết lạnh và khô hoặc chấn thương cũng có thể khiến môi sưng.

    2. Bệnh ở môi: Viêm môi

    Viêm môi có thể là kết quả của sự thiếu hụt vitamin B2 trong chế độ ăn và sự thiếu hụt này có thể được điều trị bằng cách bổ sung vitamin B2. Thông thường, khi bị viêm môi ở các góc của miệng sẽ bị kích ứng, có nếp nhăn và bong tróc da.

    3. Đổi màu môi

    Môi đổi màu có thể do nhiều nguyên nhân, đa phần các tác nhân đều không nguy hiểm. Tuy nhiên, môi cũng có thể đổi màu do hội chứng Peutz-Jeghers, trong đó các polyp (khối u) hình thành trong dạ dày và ruột. Bệnh Kawasaki, một căn bệnh không rõ nguyên nhân thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ em từ 8 tuổi trở xuống, có thể gây ra khô, nứt môi và khiến niêm mạc miệng chuyển thành màu đỏ.

    4. Bệnh ở môi gây lở loét môi

    Tình trạng nhiễm phải virus herpes miệng hoặc giang mai có thể sẽ gây ra lở loét. Bên cạnh đó, vết loét có viền cứng cùng một khu vực nhô lên hoặc đau trên môi có thể là dấu hiện nhận biết của ung thư da. Ngoài ra, các bệnh về lở loét môi khác như u gai sừng, không có nguyên nhân rõ rệt.

    5. Tổn thương môi do ánh nắng mặt trời

    Trường hợp này có thể làm cho đôi môi, đặc biệt là môi dưới, cứng, khô, nổi chấm đỏ quanh môi hoặc môi tổn thương có lớp màng mờ màu trắng. Dạng tổn thương môi này có thể làm tăng nguy cơ ung thư môi ở bạn. Bạn có thể hạn chế thương tổn bằng cách dùng son dưỡng môi chống nắng hoặc đội mũ rộng vành, đeo khẩu trang để bảo vệ toàn bộ khuôn mặt khỏi ánh nắng mặt trời.

    Dấu hiệu và triệu chứng của các bệnh ở môi

    bệnh ở môi

    Các dấu hiệu và triệu chứng của các bệnh ở môi có thể bao gồm:

    1. Viêm môi

    Khi bị viêm môi, bạn sẽ thấy khóe miệng có thể trở nên đau đớn, sưng tấy, đỏ, nứt và bong tróc.

    2. Đổi màu môi

    Môi sẽ xuất hiện tàn nhang và các khu vực màu nâu hình dạng bất thường (các đốm màu), các dấu hiệu này có thể kéo dài trong nhiều năm và không gây nguy hiểm. Những đốm nâu đen nhỏ, rải rác có thể là dấu hiệu của một căn bệnh di truyền được gọi là hội chứng Peutz-Jeghers.

    Các triệu chứng chung của bệnh ở môi bao gồm: khô môi, nứt, đau, tê, có vết loét hoặc sưng ở môi, nổi chấm đỏ trên môi…. Các triệu chứng có thể từ nhẹ đến nặng, thời gian và mức độ nghiêm trọng phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra các bệnh. Ngoài ra, các dấu hiệu về bệnh ở môi có thể không bùng phát ngay mà sẽ tiềm ẩn trong một thời gian dài.

    Bạn nên làm gì khi gặp bệnh ở môi?

    bệnh ở môi

    Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra mà bạn sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau. Thông thường, nếu môi bị cháy nắng, dùng son dưỡng hoặc son màu có tác dụng chống nắng, đeo khẩu trang và đội mũ rộng vành là biện pháp hiệu quả nhất.

    Đối với tình trạng môi khô, nứt nẻ, bạn có thể dùng son dưỡng hoặc Vaseline để duy trì độ ẩm cho môi. Ngoài ra, bạn có thể thoa mật ong, dầu ô liu để môi mềm mại hơn. Nếu môi bị sưng do dị ứng, hãy hỏi bác sĩ hoặc nha sĩ loại thuốc trị dị ứng nào phù hợp với bạn.

    Khi nào cần đi khám?

    Bạn nên đi khám nếu tình trạng đau môi, sưng, viêm hoặc vết loét trên môi diễn ra nhiều ngày, không thuyên giảm hoặc ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Các triệu chứng kéo dài có thể là dấu hiệu của một dạng bệnh lý nghiêm trọng nào đó.

    Làm thế nào để phòng ngừa bệnh ở môi?

    Một số triệu chứng ở môi có thể là dấu hiệu của những căn bệnh không thể phòng ngừa. Tuy nhiên, bạn có thể hạn chế các bệnh ở môi bằng cách:

    • Uống nhiều nước và bổ sung các loại thực phầm giàu chất xơ. Nước giúp giữ ẩm, ngăn ngừa khô môi
    • Dùng kem dưỡng ẩm hoặc son dưỡng ngăn ngừa tình trạng môi nứt nẻ, đồng thời chống lại tác hại của tia cực tím với môi. Luôn dùng son dưỡng chống nắng, đeo khẩu trang và đội nón rộng vành để bảo vệ mặt và môi khi đi ngoài trời nắng
    • Bổ sung vitamin B2 để ngăn ngừa viêm môi
    • Không liếm môi, bởi hành động liếm môi có thể khiến môi khô hơn.

    Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    TS. Dược khoa Trương Anh Thư

    Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


    Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 10/08/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo