backup og meta

13 tác hại của củ dền nếu dùng sai cách cần cân nhắc cẩn thận

13 tác hại của củ dền nếu dùng sai cách cần cân nhắc cẩn thận

Bên cạnh những tác dụng tốt cho sức khỏe thì củ dền cũng có thể gây ra những tác hại nếu bạn sử dụng không đúng cách. Vậy bạn đã biết đến những tác hại của củ dền nếu ăn quá  nhiều và không đúng cách chưa?

Từ lâu, củ dền được biết đến là một “bí quyết đỏ” vừa chăm sóc sức khỏe vừa làm đẹp tự nhiên. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, củ dền chứa một nguồn folate dồi dào và có lượng sắt, kali, vitamin C, magiê, mangan, kali, bioflavonoid, beta-carotene và chất xơ.

Công dụng của củ dền có thể mang đến nhiều lợi ích, từ việc kích thích tăng khả năng tập luyện cho đến hỗ trợ sức khỏe cho gan và mắt. Một chiết xuất từ củ dền, gọi là betaine, được sử dụng để tối đa hóa quá trình khử độc gan, tăng cường sản xuất các hormone trong cơ thể, thúc đẩy cảm giác thoải mái và thư giãn đồng thời loại bỏ homocysteine thừa trong nước tiểu và máu (Homocysteine có liên quan đến nguy cơ cao mắc bệnh tim).

Nói chung, việc hấp thụ củ dền ở mức vừa phải là an toàn và không có tác dụng phụ lớn. Tuy nhiên, đối với những người có một số tình trạng sức khỏe đặc biệt hoặc vấn đề di truyền, ăn củ dền có thể gây ra một số phản ứng phụ từ nhẹ đến trung bình. Bạn có thể tham khảo một số tác hại của củ dền ngay sau đây:

1. Tác hại của củ dền làm cản trở quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng

Củ dền có chứa hàm lượng cao oxalate – một chất góp phần hình thành sỏi thận. Oxalate cũng có đặc tính như một chất kháng dinh dưỡng, gây cản trở quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng.

Thực tế hàm lượng oxalate trong rau dền cao hơn nhiều so với củ dền, nhưng dù vậy, củ dền vẫn bị coi là chứa nhiều oxalat.

2. FODMAPs – Triệu chứng khó tiêu hóa

Chán ăn vì khó tiêu do tác hại của củ dền

Củ dền chứa FODMAPs dưới dạng fructans. Đây là những chất bột đường chuỗi ngắn đóng vai trò là thức ăn của các loại vi khuẩn đường ruột.

FODMAPs có thể gây ra một số triệu chứng tiêu hóa khó chịu ở những người nhạy cảm, như những người bị hội chứng ruột kích thích và một số vấn đề khác nếu không sử dụng đúng cách.

3. Tác hại của củ dền: Nước tiểu màu hồng

Nhiều người chia sẻ rằng họ rất hay gặp phải tình trạng trẻ ăn củ dền đi ngoài màu đỏ hay người lớn sau khi ăn củ dền đi ngoài màu đỏ và nước tiểu có màu hồng.

Theo các chuyên gia sức khỏe, khoảng 10-14% người sau khi ăn củ dền đi tiểu sẽ thấy nước tiểu có màu hồng hoặc màu đỏ. Đây không hẳn là tác hại của củ dền. Tuy nhiên, nước tiểu pha màu này có thể đáng báo động vì chúng trông giống như nước tiểu có đầy máu và có thể kèm theo nhiễm trùng đường tiểu. Tình trạng này phổ biến tới mức có một thuật ngữ y khoa gọi là beeturia (nước tiểu có màu hồng khi ăn nhiều củ dền đỏ). Có giả thuyết cho rằng beeturia đôi khi được gây ra bởi một gene hoặc một tập hợp các gene lặn. Nó cũng liên quan đến tình trạng thiếu hụt khoáng chất sắt trong cơ thể. Beeturia có thể xuất hiện và biến mất phụ thuộc vào số lượng sắc tố trong củ dền ăn vào hoặc phụ thuộc vào dạng mà chúng được tiêu thụ cũng như lượng chất sắt cần thiết cho cơ thể.

4. Các tình trạng liên quan đến thừa khoáng chất sắt và đồng

Người bị bệnh thừa sắt (hemochromatosis) hoặc bệnh Wilson nên tránh tiêu thụ củ dền quá mức do khả năng tích tụ sắt và đồng. Bệnh thừa sắt là một dạng bệnh quá tải sắt, trong khi bệnh Wilson là một rối loạn làm cho cơ thể người không thải được lượng đồng quá mức.

Do đó, đáp án cho câu hỏi ai không nên ăn củ dền là những người bị thừa sắt và người được chẩn đoán mắc bệnh Wilson bạn nhé!

5. Tác hại của củ dền khiến đi ngoài phân có màu đen

Sau khi ăn củ dền đi ngoài màu đên là do đâu? Câu trả lời là beeturia đôi khi cũng ảnh hưởng đến chuyển động ruột. Việc hấp thụ sắc tố màu đỏ trong củ dền có thể làm cho phân của bạn trở nên đen lại. Thậm chí, đôi khi bạn còn chứng kiến các vệt màu đỏ đáng ngờ khi bạn đi cầu hoặc nhìn thấy những vệt màu đỏ tương tự như vệt máu do bệnh trĩ hoặc vết nứt hậu môn gây ra.

6. Ảnh hưởng trong thời kỳ mang thai

tác hại của củ dền: gây chóng mặt

Phụ nữ mang thai có thể bị chóng mặt sau khi ăn củ dền. Nguyên nhân là bởi việc tiêu thụ củ dền khi mang thai có thể gây ra tình trạng hạ huyết áp. Sự kết hợp giữa tình trạng hạ huyết áp khi mang thai và tăng lượng oxit nitric có thể dẫn tới nguy cơ hạ huyết áp cực thấp khiến mẹ bầu chóng mặt và mệt mỏi.

Mặc dù tác dụng củ oxit nitric là rất tốt cho tim mạch nhưng phụ nữ mang thai và những người bị hạ huyết áp nên trao đổi với bác sĩ trước khi thực hiện bất cứ liêu pháp nào để giảm huyết áp.

7. Tác hại của củ dền gây hạ huyết áp

Nước ép củ dền có tốt không hay Nước ép củ dền có tác dụng gì? Nước ép củ dền có thể làm giảm huyết áp. Điều này có thể cần thiết trong một số trường hợp người bệnh muốn hạ huyết áp. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng phối hợp thường xuyên nước củ dền, chúng có thể khiến huyết áp hạ thấp quá mức bình thường. Thêm vào đó, nếu người dùng bị giãn tĩnh mạch thì việc ăn củ dền quá nhiều có thể khiến bạn gặp các vấn đề về tĩnh mạch.

8. Tác hại của củ dền gây sỏi thận

Củ dền khá giàu axit oxalic hay còn gọi là oxalat. Axit oxalic có thể gây cản trở việc hấp thu một số chất dinh dưỡng nhất định như canxi. Một số chuyên gia sức khỏe tin rằng có một mối liên quan giữa việc tiêu thụ các thực phẩm có oxalat cao và sự hình thành sỏi thận dạng canxi oxalat. Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe cũng cho rằng những người bị bệnh thận không nên loại bỏ các thực phẩm có oxalat cao khỏi chế độ ăn uống nếu không có khuyến cáo cụ thể từ bác sĩ điều trị.

9. Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Khi bạn tiêu thụ một lượng củ dền quá nhiều có thể dẫn đến các vấn đề về hệ tiêu hóa như đau bụng, đầy hơi… Một vài lời khuyên dành cho bạn là chỉ nên uống khoảng 15 -30ml nước củ dền lúc đầu, sau đó trộn phần còn lại với các nước ép khác để cơ thể có thể dễ dàng hấp thu và thích ứng hơn. Lưu ý là việc uống nước ép củ dền có kích ứng đường ruột nhạy cảm, đặc biệt là ở những người bị hội chứng ruột kích thích.

10. Tác hại của củ dền gây sỏi mật

Mặc dù không liên quan đến sỏi thận, nhưng sỏi mật cũng được hình thành từ các tinh thể axit oxalic. Do đó bác sĩ có thể khuyên bạn tránh ăn các thức ăn có nhiều chất oxalat như củ dền nếu bạn dễ bị sỏi mật. Một lần nữa, nếu không có khuyến cáo cụ thể từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng, bạn không nên loại bỏ củ dền hoặc các thực phẩm có oxalat cao khác.

11. Các phản ứng tương tác liên quan đến củ dền

tác hại của củ dền

Betaine trong củ dền thường có các phản ứng phụ nhẹ bao gồm buồn nôn, khó tiêu và tiêu chảy. Tuy nhiên, những người bị bệnh thận nên tránh betaine vì nó có thể làm tăng mức cholesterol toàn phần khi dùng cùng với axit folic và vitamin B6.

Những người béo phì hoặc thừa cân cũng cần phải đi khám trước khi dùng betaine, vì nó có thể làm tăng nồng độ cholesterol. Những người bị bệnh thận cần thảo luận về việc dùng betaine với chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

12. Tác hại của củ dền làm tăng hàm lượng đường

Mỗi 100g củ dền thô có gần khoảng 7g đường. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng trong khi chỉ số glycemic (chỉ số đường huyết của thực phẩm) của củ dền dao động ở mức trung bình 64 thì lượng đường huyết đo lường thực tế của dủ dền lên cơ thể (tính cả hàm lượng carb) chỉ là 5. Vì vậy, bạn có thể sử dụng củ dền một cách an toàn nếu không có đường bổ sung. Bạn chỉ cần chắc chắn rằng sử dụng cân bằng củ dền với các thực phẩm khác và giữ lượng đường cùng với lượng carbohydrate trong ngày ở giới hạn an toàn cho sức khỏe.

13. Gây dị ứng nhẹ

Củ dền được tiêu thụ khá phổ biến, xuất hiện trong nhiều món ăn, thức uống, nhưng một số người có thể gặp phải các phản ứng nhẹ sau khi ăn như ngứa hoặc phát ban nếu ăn quá nhiều.

Trường hợp bị dị ứng sau khi dùng củ dền, dù các triệu chứng từ nhẹ đến trung bình, thì bạn cũng nên đi khám để từ đó có cách tốt nhất giúp tiêu thụ củ dền cách an toàn.

Việc sử dụng củ dền để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể là điều hoàn toàn cần thiết, tuy nhiên, bạn cần phải cân nhắc sử dụng cho hợp lý để tránh gặp phải các tác hại của củ dền. Hãy tham khảo những cách chế biến củ dền để phối hợp vào các bữa ăn gia đình của bạn thường xuyên nhé.

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

A new way to “beet” high blood pressure?

https://www.health.harvard.edu/heart-health/a-new-way-to-beet-high-blood-pressure Ngày truy cập 26/12/2022

Functional properties of beetroot (Beta vulgaris) in management of cardio-metabolic diseases

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6947971/ Ngày truy cập 26/12/2022

The benefits and risks of beetroot juice consumption: a systematic review

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/32292042/ Ngày truy cập 26/12/2022

5 Health Benefits of Beets

https://health.clevelandclinic.org/the-health-benefits-of-beets/ Ngày truy cập 26/12/2022

7 Potential Health Benefits of Beets

https://www.everydayhealth.com/diet-nutrition/potential-health-benefits-of-beets/

Ngày truy cập 26/12/2022

BEETROOT SIDE EFFECTS AND REACTIONS

https://nutrigardens.com/blogs/blog/beetroot-side-effects-and-reactions Ngày truy cập 26/12/2022

Phiên bản hiện tại

26/12/2022

Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Hướng dẫn cách làm tôm sốt Thái cho người bệnh mạn tính

Rau dền: Lợi ích sức khỏe và các món ngon dễ làm


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 26/12/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo