backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Giải đáp: Viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em nguy hiểm không, điều trị thế nào?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Hồng Nhung · Ngày cập nhật: 24/04/2023

    Giải đáp: Viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em nguy hiểm không, điều trị thế nào?

    Bạn đã bao giờ thấy những vệt trắng loang lổ và đốm đỏ xuất hiện trên lưỡi của con chưa? Đây có thể là dấu hiệu của bệnh viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em hay nấm lưỡi bản đồ ở trẻ em, một căn bệnh tưởng chừng đáng sợ nhưng thường là lành tính và hoàn toàn có thể điều trị được.

    Bệnh viêm lưỡi bản đồ (geographic tongue) là tình trạng trên bề mặt lưỡi và hai bên lưỡi xuất hiện các hình thái giống như bản đồ. Về cơ bản thì viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em là bệnh lành tính, không liên quan đến nhiễm trùng hay ung thư. Bệnh nấm lưỡi bản đồ ở trẻ nhỏ còn có tên gọi khác là bệnh viêm lưỡi di chuyển lành tính và ban đỏ di chuyển.

    Theo các chuyên gia sức khỏe, bệnh nấm lưỡi bản đồ ảnh hưởng tới khoảng 1–3% dân số và có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Đối với bệnh viêm lưỡi bản đồ ở người lớn thì bệnh sẽ phổ biến ở nữ hơn so với nam. Lưỡi bản đồ cũng là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ. Trẻ bị lưỡi bản đồ thường trải qua giai đoạn nhẹ đến nặng, có thể tự khỏi và không để lại di chứng. Thời gian lành viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em có thể từ vài ngày đến vài tuần và có thể tái phát.

    Triệu chứng viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em

    Triệu chứng viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em

    Trong phần lớn trường hợp, cả trẻ em lẫn bố mẹ đều không chú ý đến sự khởi phát hoặc diễn biến của bệnh viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em hay còn gọi là bệnh nấm lưỡi bản đồ ở trẻ em. Chỉ khi vô tình đưa trẻ đi khám nha khoa hoặc khám răng miệng hay bệnh tai mũi họng thì mới phát hiện trẻ bị nấm lưỡi bản đồ.

    Đôi khi, những trẻ lớn hơn có thể tự phát hiện các bất thường về lưỡi trong lúc vệ sinh răng miệng hàng ngày hoặc kiểm tra lưỡi trước gương.

    Triệu chứng chính của viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em

    • Xuất hiện các mảng màu xám trắng trên lưỡi
    • Sưng và ảnh hưởng tới các vùng biểu mô
    • Xuất hiện các đốm màu đỏ hoặc hồng đa dạng về kích thước và hình dạng
    • Ở những vùng xảy ra hiện tượng bong tróc, có những nhú giống như nấm. Chúng xuất hiện như những đốm đỏ. Hiếm khi xuất hiện chỉ ở một dạng duy nhất mà thường ở các phần khác nhau của lưỡi.

    Những triệu chứng khác của nấm lưỡi bản đồ ở trẻ nhỏ

    • Khó chịu khi nói
    • Thay đổi cảm nhận vị giác
    • Tăng độ nhạy cảm của lưỡi
    • Suy giảm sức khỏe
    • Khó khăn nhai và nuốt thức ăn
    • Tăng các hạch bạch huyết liền kề
    • Cảm giác nóng rát, ngứa, tê, đau đầu
    • Lưỡi sưng phồng do nhiều ổ viêm và bong vảy

    Trẻ em thường rất quan tâm đến vấn đề của lưỡi. Do đó, bệnh viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em có thể khiến trẻ căng thẳng và các triệu chứng bệnh có xu hướng diễn tiến phức tạp hơn. Gần một nửa các trường hợp, bệnh nấm lưỡi bản đồ ở trẻ em gây ra nứt lưỡi, thay đổi hình dạng tổng thể của lưỡi, có những nếp nhăn trên bề mặt lưỡi do nhiều ổ viêm bị bong vảy.

    Viêm lưỡi bản đồ có nguy hiểm không?

    Nấm lưỡi bản đồ ở trẻ em là bệnh lành tính, không gây nguy hiểm và không gây biến chứng cho trẻ. Tuy nhiên, một số trường hợp tình trạng viêm có thể dẫn đến nhiễm trùng, khiến lưỡi của bé bị nứt, gây đau đớn, khó chịu, dẫn đến bỏ ăn và có thể gia tăng nguy cơ suy dinh dưỡng.

    Một số mẹ cũng thắc mắc là viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em có lây không? Câu trả lời là không vì đây chỉ là một rối loạn lành tính, không liên quan đến vi khuẩn, virus hay nấm.

    Điểm danh 9 nhóm nguyên nhân gây bệnh viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em 

    Nguyên nhân gây viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em

    Hiện các nguyên nhân và yếu tố gây viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em vẫn chưa được biết rõ. Nhiều chuyên gia cho biết tình trạng này có liên quan đến một số nhóm bệnh phổ biến của cơ thể và những yếu tố như:

    1. Thiếu dưỡng chất gây viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em

    Theo các chuyên gia, việc cung cấp không đủ chất dinh dưỡng cho các mô tế bào có thể gây viêm lưỡi di chuyển lành tính.

    2. Bệnh tích nước ngoài mô

    Trẻ em là đối tượng rất dễ mắc các bệnh viêm da và niêm mạc. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến nhiều bệnh ở trẻ nhỏ, trong đó có viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em hay nấm lưỡi bản đồ ở trẻ em.

    3. Thiếu các vitamin nhóm B là nguyên nhân nấm lưỡi bản đồ ở trẻ nhỏ

    • Thiếu vitamin B1: gây rối loạn hoạt động của hệ tiêu hóa, thần kinh và tim mạch.
    • Thiếu vitamin B2: gây ra những thay đổi, tổn thương ở niêm mạc, lưỡi, môi và miệng với đặc tính viêm như chảy máu, viêm lưỡi, nứt, rát.
    • Thiếu vitamin B6: là nguyên nhân gây ra một loạt các tổn thương da như các vết thương, vết nứt và trầy xước không lành trong một thời gian dài.
    • Thiếu vitamin B12: gây ra rối loạn quá trình hình thành hồng cầu trong tủy xương do kích thước của hồng cầu quá khổng lồ, chúng không thể đi vào mạch máu để cung cấp oxy.

    4. Mắc bệnh về đường tiêu hóa 

    Theo các chuyên gia, trẻ có thể bị viêm lưỡi bản đồ nếu đang gặp phải một trong các vấn đề sức khỏe sau:

    5. Có vấn đề về tuyến tụy

    • Bệnh tiểu đường
    • Khối u tăng trưởng
    • Viêm tụy dạng mãn tính, cấp tính và tái phát

    6. Bệnh nội tiết là nguyên nhân viêm lưỡi bản đồ ở trẻ nhỏ

    Các vấn đề nội tiết như bệnh tuyến giáp, tuyến tụy và tuyến thượng thận có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị lưỡi bản đồ.

    7. Bệnh tự miễn

    Trong một số trường hợp, hệ miễn dịch có thể hoạt động quá mạnh và tấn công chính cơ thể mình. Điều này gây ra các bệnh tự miễn như lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp, viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em…

    8. Nhiễm các loại virus

    • SARS với các biến chứng
    • Một số bệnh của khoang miệng, ví dụ như bệnh lưỡi bẩm sinh
    • Bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng: sự thay đổi thành phần của máu, hạch bạch huyết và gan.

    9. Các nguyên nhân khác gây viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em

    Theo các chuyên gia, ngoài các nguyên nhân kể trên, còn có các nguyên nhân khác, góp phần gây ra tình trạng viêm lưỡi bản đồ ở trẻ nhỏ, bao gồm:

    • Yếu tố di truyền
    • Phản ứng quá mạnh trong cơ thể trẻ với một số loại vắc xin
    • Việc dùng liều cao, cũng như sử dụng kháng sinh không kiểm soát để điều trị các bệnh khác.
    • Nhiễm giun sán ký sinh: Sự xuất hiện của viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em do nhiễm giun là khá phổ biến, do đó bệnh thường kéo dài.
    • Tổn thương cơ học tại bề mặt màng nhầy của lưỡi cũng có thể khiến trẻ bị viêm lưỡi bản đồ
    • Những thay đổi ở răng sữa của trẻ: xảy ra đối với một số nhóm tuổi nhất định của trẻ, đặc biệt là từ 6 tháng đến 4 tuổi. Nếu trẻ bị viêm lưỡi bản đồ do nguyên nhân này, bệnh sẽ tự biến mất sau khi bé mọc xong răng sữa. Nếu bệnh viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em không khỏi sau khi bé mọc răng có nghĩa là bệnh do nguyên nhân khác gây ra.

    Cách chữa lưỡi bản đồ ở trẻ em

    Cách điều trị cho trẻ bị lưỡi bản đồ

    Cách chữa lưỡi bản đồ ở trẻ em hay bé bị lưỡi bản đồ phải làm sao? Thuốc trị nấm lưỡi bản đồ ở trẻ em? Có nhiều lựa chọn điều trị bệnh viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Nếu bé bị lưỡi bản đồ là do các căn bệnh khác gây ra thì cần phải xử lý căn bệnh đó trước để loại bỏ nguyên nhân gây bệnh.

    Ngoài ra, nếu thấy trẻ có các dấu hiệu nghi bị lưỡi bản đồ, bạn có thể thực hiện các cách biện pháp sau:

    Khám khoang miệng

    Cách chữa viêm lưỡi bản đồ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là gì? Việc khám khoang miệng sẽ giúp nhận biết và điều trị răng sâu, viêm lưỡi bản đồ, loại bỏ cao răng, thực hiện vệ sinh toàn diện khoang miệng.

    Dùng thuốc và vệ sinh bằng dung dịch kiềm

    Cách chữa lưỡi bản đồ ở trẻ em là gì? Theo các chuyên gia, sau khi nhận thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng đầu tiên của bệnh, hãy cho trẻ vệ sinh khoang miệng bằng dung dịch kiềm. Khi xuất hiện cảm giác ngứa, đau, nóng hoặc các triệu chứng khó chịu khác, bạn có thể cho con dùng thuốc để giảm đau ở vùng bề mặt niêm mạc bị tổn thương.

    Đưa trẻ đi khám để điều trị viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em

    Bé bị lưỡi bản đồ phải làm sao? Như trên đã đề cập, bệnh viêm lưỡi bản đồ là bệnh lành tính, có thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, đôi lúc tình trạng này cũng là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm tiềm ẩn, do đó, bạn nên đưa trẻ đi khám ngay khi phát hiện triệu chứng. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử các cách chữa lưỡi bản đồ tại nhà như:

    • Vệ sinh lưỡi thường xuyên cho trẻ bằng gạc răng miệng
    • Bổ sung vitamin B và vitamin C
    • Dùng thuốc kháng sinh trong trường hợp nặng như có những vết nứt sâu trên lưỡi
    • Hạn chế cho bé ăn thức ăn quá cứng, thức ăn chua, thức ăn cay nóng.

    Y học cổ truyền cũng có một số cách dùng để trị bệnh viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em. Đa số các bài thuốc và phương pháp này đều nhằm giảm bớt sự khó chịu và loại bỏ các triệu chứng bên ngoài. Bạn cần hỏi rõ bác sĩ cách làm dung dịch súc miệng, thuốc bôi hoặc ngậm phù hợp cho bé. Tuyệt đối không để bé nuốt hay dùng những thành phần chưa chắc chắn về xuất xứ và tác dụng.

    Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về bệnh viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em. Bạn hãy đưa trẻ đi khám khi bé bị viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em để nhận được sự điều trị từ bác sĩ. Đồng thời, bố mẹ cũng nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước và vệ sinh răng miệng đúng cách cho bé mỗi ngày nhé.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Hồng Nhung · Ngày cập nhật: 24/04/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo