backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

11

Hỏi bác sĩ
Lưu

Virus gây bệnh dại tấn công cơ thể như thế nào, cách phòng ngừa lây nhiễm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Cẩm Quyên · Ngày cập nhật: 22/03/2023

    Virus gây bệnh dại tấn công cơ thể như thế nào, cách phòng ngừa lây nhiễm

    Bệnh dại là một bệnh lý nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao. Việc nắm rõ các biểu hiện của bệnh dại sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích về căn bệnh nguy hiểm này.

    Bệnh dại là một căn bệnh mà bạn mắc phải do nhiễm rhabdovirus (RABV) gây ra các triệu chứng như co giật, ảo giác, tê liệt và cuối cùng dẫn đến tử vong. Bệnh dại có thể được ngăn ngừa bằng cách tiêm phòng cho vật nuôi, tránh xa động vật hoang dã và tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay sau khi có nguy cơ phơi nhiễm trước khi các triệu chứng bắt đầu. Dành ngay vài phút xem qua những chia sẻ dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh dại cũng như những biểu hiện thường gặp của bệnh này ở giai đoạn đầu.

    Virus gây bệnh dại tấn công cơ thể như thế nào?

    Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính do rhabdovirus gây ra. Bệnh lây lan chủ yếu qua vết cắn, cào, vết thương hở ở da và niêm mạc do vật nuôi (chó, mèo…) hoặc động vật hoang dã (dơi, cáo…) gây ra.

    Theo Tổ chức Y tế Thế giới, thời gian ủ bệnh dại thường là 2-3 tháng nhưng có thể thay đổi từ 1 tuần đến 1 năm, phụ thuộc vào các yếu tố như vị trí xâm nhập của virus (cách não bao xa), tải lượng virus, loại động vật nào cắn và bất kỳ miễn dịch hiện có nào hay không.

    Các triệu chứng ban đầu của bệnh dại có thể tương tự như bệnh cúm, bao gồm suy nhược hoặc khó chịu, sốt hoặc đau đầu. Một số trường hợp, người bệnh cũng có thể có cảm giác khó chịu, châm chích hoặc ngứa ở vị trí vết cắn. Những triệu chứng này có thể kéo dài trong nhiều ngày. Khi virus lây lan đến hệ thống thần kinh trung ương, tình trạng viêm não và tủy sống tiến triển và gây tử vong.

    Dấu hiệu bệnh dại giai đoạn 1 (kéo dài 2–10 ngày)

    • Sốt
    • Đau đầu
    • Cảm thấy không khỏe
    • Giảm cảm giác thèm ăn
    • Nôn
    • Đau, ngứa hoặc tê ở vị trí vết cắn, cào

    Các dấu hiệu bệnh dại ban đầu kể trên có thể giống như cúm. Sau một vài ngày, các triệu chứng bệnh dại liên quan đến thần kinh sẽ phát triển như:

  • Cáu kỉnh hoặc hung hăng
  • Kích động
  • Lú lẫn, suy nghĩ kỳ lạ hoặc bị ảo giác
  • Co thắt cơ và có các tư thế bất thường
  • Co giật
  • Yếu hoặc tê liệt
  • Cực kỳ nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh
  • Một biểu hiện của bệnh dại thường gặp là tiết ra rất nhiều nước bọt và co thắt cơ ở cổ họng, khiến người bệnh khó nuốt và xuất hiện hiệu ứng “tạo bọt ở miệng”. Nó cũng dẫn đến nỗi sợ nghẹt thở hoặc sợ nước ở bệnh nhân bị bệnh dại.

    Triệu chứng bệnh dại giai đoạn 2 

    Trong giai đoạn này, virú gây bệnh dại bắt đầu gây hại cho não và tủy sống. Khoảng 2/3 số người mắc bệnh dại dữ dội, với các triệu chứng như: 

  • Hung dữ
  • Co giật
  • Mê sảng
  • Theo các chuyên gia, khi virus tiếp tục tấn công hệ thống thần kinh trung ương sẽ tiến triển thành hai thể là thể điên cuồng và bệnh dại thể bại liệt. Do đó, một số người có thể bị bệnh dại thể bại liệt với tình trạng suy nhược và tê liệt tiến triển từ vết cắn đến phần còn lại của cơ thể. Cơn dại dữ dội có thể kéo dài vài ngày đến một tuần. Bệnh dại tê liệt có thể kéo dài đến một tháng.

    Triệu chứng bệnh dại giai đoạn 3 

    Nhiều người rơi vào tình trạng hôn mê trong giai đoạn cuối của bệnh dại và cuối cùng dẫn đến cái chết.

    Triệu chứng bệnh dại

    biểu hiện bệnh dại

    Người bị lây nhiễm bênh dại thường không có triệu chứng của bệnh trong vài tuần sau khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Khi bệnh dại tấn công hệ thống thần kinh trung ương (giai đoạn tiền triệu), bạn sẽ gặp các triệu chứng giống như cúm. Trong giai đoạn cuối, bạn có các triệu chứng thần kinh (não).

    Các triệu chứng tiền triệu của bệnh dại

    • Sốt
    • Mệt mỏi
    • Cảm giác ngứa, đau hoặc tê nơi vết thương
    • Ho
    • Đau họng
    • Đau cơ
    • Buồn nôn và nôn
    • Bệnh tiêu chảy.

    Các triệu chứng thần kinh cấp tính của bệnh dại

    Các triệu chứng thần kinh của bệnh dại là điên cuồng hoặc tê liệt. Các triệu chứng bệnh dại điên cuồng có thể đến và đi cùng với các giai đoạn bình tĩnh ở giữa (các đợt giận dữ).

    Triệu chứng bệnh dại thể điên cuồng

    Những dấu hiệu nào là triệu chứng bệnh dại? Những người bị nhiễm bệnh dại thể điên cuồng thường rất hiếu động, dễ bị kích động và có những biểu hiện bất thường như:

    • Bồn chồn
    • Kích động
    • Hung hăng
    • Co giật
    • Ảo giác
    • Chảy quá nhiều nước bọt
    • Khó nuốt
    • Hai đồng tử có kích thước khác nhau
    • Liệt mặt (facial palsy)
    • Sợ nước/uống (hydrophobia).
    • Sợ không khí thổi vào mặt/gió lùa (chứng sợ khí).
    • Mê sảng.

    Người bị bệnh dại thể điên cuồng sẽ tử vong trong vòng vài ngày do ngừng tim – hô hấp.

    Biểu hiện của bệnh dại thể liệt

    • Sốt
    • Đau đầu
    • Cứng cổ
    • Suy nhược, đặc biệt là bắt đầu từ phần cơ thể có vết thương và dần dần đến các phần cơ thể khác
    • Cảm giác ngứa ran, châm chích hoặc những cảm giác kỳ lạ khác
    • bại liệt.
    • hôn mê.

    Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh dại thể liệt chiếm khoảng 20% ​​tổng số ca bệnh ở người. Các dấu hiệu bệnh dại ở người mắc bệnh dại ở thể này diễn ra ít kịch tính hơn và thường kéo dài hơn dạng điên cuồng. Thể liệt của bệnh dại thường bị chẩn đoán sai, góp phần vào việc báo cáo không đầy đủ về bệnh.

    Cách xử trí khi có nguy cơ nhiễm virus bệnh dại

    điều trị dự phòng là cách chữa bệnh dại nhanh nhất

    Sau khi bị chó mèo cắn và nghi có tiếp xúc với virus gây bệnh dại, bạn cần:

    Sơ cứu vết thương ngay lập tức bằng cách rửa vết thương ngay lập tức và kỹ lưỡng trong tối thiểu 15 phút bằng xà phòng và nước, chất tẩy rửa, povidone iodine hoặc các chất khác có tác dụng loại bỏ và tiêu diệt virus gây bệnh dại.

    Đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn về việc chủng ngừa bệnh dại. Bạn có thể được chỉ định tiêm các mũi tiêm phòng bệnh dại, bao gồm:

    • Globulin miễn dịch phòng bệnh dại (RIG): Đây là một mũi tiêm tác dụng nhanh (globulin miễn dịch bệnh dại) để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm virus. Bác sĩ sẽ chỉ định tiêm thuốc này được tiêm nếu bạn chưa chủng ngừa bệnh dại. Nếu có thể, mũi tiêm này cần được tiêm gần vết cắn càng sớm càng tốt sau khi bị cắn.
    • Chủng ngừa vaccine phòng bệnh dại: Việc chủng ngừa vacccine phòng bệnh dại để giúp cơ thể bạn học cách xác định và chống lại virus gây bệnh dại. Nếu bạn chưa từng tiêm vaccine phòng bệnh dại, bạn sẽ được tiêm bốn mũi trong vòng 14 ngày. Nếu bạn đã chủng ngừa bệnh dại, bạn sẽ phải tiêm 2 mũi trong 3 ngày đầu tiên.
    • Vaccine phòng bệnh uốn ván: Trong trường hợp vết thương nghiêm trọng và bạn không chủng ngừa bệnh uốn ván trong vòng 5 năm, bạn có thể được đề nghị tiêm phòng thêm vaccine ngừa bệnh uốn ván.

    Cách phòng chống bệnh dại

    nên tiêm phòng ngừa dại cho chó mèo

    Loại bỏ bệnh dại ở chó, mèo, vật nuôi

    • Tiêm vaccine phòng bệnh dại cho vật nuôi: Bệnh dại là căn bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine. Do đó, bạn nên đưa chó, mèo, khỉ (thú nuôi)… đi tiêm phòng bệnh dại định kỳ hằng năm. Điều này giúp phòng ngừa và làm giảm tỷ lệ tử vong do bệnh dại ở người.
    • Giữ thú cưng của bạn trong tầm kiểm soát: Giữ vật nuôi ở trong nhà và giám sát chúng khi ra ngoài. Điều này sẽ giúp thú cưng không tiếp xúc chó mèo lạ hay động vật hoang dã có nguy cơ lây bệnh, đồng thời giảm nguy cơ gây hại cho người khác.
    • Giáo dục hành vi và cho vật nuôi sử dụng dụng cụ bảo vệ: Bạn hãy giáo dục hành vi của chó và phòng chống chó cắn cho cả trẻ em và người lớn. Khi đưa chó ra ngoài cần có dây xích cổ, rọ mõm cẩn thận.
    • Bảo vệ vật nuôi nhỏ: Bạn cần đảm bảo các vật nuôi nhỏ chẳng hạn như thỏ, chuột hamster… trong lồng và đảm bảo chúng được bảo vệ khỏi sự tấn công của chó mèo lạ hay động vật hoang dã. Những vật nuôi nhỏ này không thể được tiêm phòng bệnh dại nên có thể là mối nguy cơ lây truyền bệnh dại cho người xung quanh.
    • Không đến gần động vật hoang dã hay vật nuôi lạ: Bạn không thể biết vật nuôi lạ hay động vật hoang dã có mang mầm bệnh hay không. Do đó, các tốt nhất là hãy tránh xa chúng.

    Phòng ngừa cho cá nhân và cộng đồng

    Để giảm nguy cơ mắc bệnh dại, bạn cần tuân theo một số quy tắc an toàn sau:

    • Tiêm phòng cho thú cưng đầy đủ và đúng lịch
    • Đi khám ngay nếu bị chó dại, động vật cắn.
    • Giữ thú cưng trong nhà: Thú cưng nên được nhốt an toàn khi ở nhà và được giám sát khi ra ngoài.
    • Báo cáo cho chính quyền địa phương: Liên hệ với các quan chức kiểm soát động vật địa phương hoặc sở cảnh sát nếu bạn thấy động vật hoang hay động vật có biểu hiện của bệnh dại.
    • Không tiếp cận động vật hoang dã.
    • Chủng ngừa dự phòng: Nếu bạn có nguy cơ cao tiếp xúc với bệnh dại (người nuôi thú, nhân viên thú y, người làm nghề giết mổ…), hãy tiêm vaccine phòng bệnh dại thường xuyên và đúng lịch để dự phòng trước phơi nhiễm. 

    Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gọi bệnh dại là “căn bệnh phòng ngừa được bằng vaccine 100%”. Tổ chức này cũng khuyến cáo rằng phải có ít nhất 70% chó, mèo trong một khu vực được tiêm phòng để loại bỏ dại ra hết khỏi cộng đồng.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Cẩm Quyên · Ngày cập nhật: 22/03/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo