Điều này dựa trên nguyên lý hoạt động của đàn accordion. Hãy để ý, có phải sau khi một người hay nhóm người trong đám đông bị đẩy về phía trước, sẽ có một khoảng lặng (khoảng dừng) xảy ra tương tự như một làn sóng. Khoảng tạm lắng đó chính là cơ hội để trẻ di chuyển theo đường chéo và tìm cách thoát khỏi đám đông hỗn loạn.
Hãy dặn trẻ quan sát và ghi nhớ tất cả các lối thoát hiểm, bao gồm cả lối thoát gần trẻ nhất và những lối thoát khả thi nhất (như cửa sổ chẳng hạn) trước khi tham gia một sự kiện nào đó. Sau đó, bước từng bước chậm mà chắc theo đường chéo về một trong hai phía trái hoặc phải (không nên đi sâu vào giữa đám đông hỗn loạn), rồi dừng lại, đợi giai đoạn tạm lắng tiếp theo rồi lại bước một vài bước nữa ngay khi có thể. Cứ như vậy, một cách chậm rãi, trẻ có thể thoát ra khỏi đám đông hỗn loạn.
6. Tránh xa các bức tường và các vật rắn
Hãy nhớ lại xem, khi xem lại hình ảnh của những sự cố đám đông chèn ép, có phải bạn đã nhìn thấy những hình ảnh thương vong xảy ra dọc theo các bức tường hay các chướng ngại vật?
Điều này là do nếu một người bị mắc kẹt khi đang đứng cạnh một bức tường thì rất khó để đi tiếp, bởi vì bức tường đang ngăn cản họ và đoàn người thì cứ liên tục đè ép nạn nhân vào bức tường hoặc các chướng ngại vật.
Do đó, hãy dặn trẻ tránh xa các bức tường, vật rắn hay chướng ngại vật – nơi mà áp lực đám đông có xu hướng diễn ra liện tục và gia tăng không ngừng.
Tránh những điểm có nguy cơ gây nghẹt thở cũng là một điều cần lưu tâm. Hãy tưởng tượng nếu một người thoát ra khỏi đám đông nhưng lại thoát vào một hành lang hẹp, cửa ra vào hẹp hay một con hẻm cụt vừa nhỏ vừa hẹp thì mọi chuyện sẽ như thế nào? Chắc chắn những người xung quanh cũng sẽ đồng loạt dồn lại và chen vào đó, và điều này lại tạo ra một đám đông chèn ép khác, thậm chí với áp lực còn cao hơn so với đám đông bên ngoài.
Ngoài ra, đừng quên nhắc nhở trẻ không được leo trèo lên thiết bị hoặc các vật dụng tổ chức sự kiện (sân khấu, cột đèn, thùng loa…) vì nếu không may té ngã thì không chỉ khiến đám đông hoảng loạn hơn mà còn khiến trẻ dễ gặp nguy hiểm hơn.
7. Giúp đỡ người khác nếu có thể

Bạn sẽ thắc mắc rằng nếu trẻ chìa tay ra giúp đỡ người khác trong một đám đông hỗn loạn, mọi người đang cố xô đẩy và chèn ép lẫn nhau để có thể thoát ra… thì liệu có an toàn hay không? Thực tế, điều này có thể cải thiện cơ hội sống sót của bé. Nguyên nhân là vì nếu một người bị ngã thì có thể khiến những người khác ngã theo nếu vấp phải họ (tương tự như một hiệu ứng domino). Do đó, nếu một người xung quanh trẻ bị trượt chân hoặc bị ngã, hãy dặn dò trẻ, nếu có thể thì nên cố gắng hết sức để giúp họ đứng dậy nhanh nhất có thể.
Nếu sự giúp đỡ tạo thành một phản ứng dây chuyền, mỗi người đều giúp đỡ những người xung quanh thì sẽ tạo ra một bầu không khí tích cực làm cho mọi việc bớt tồi tệ hơn. Việc giúp đỡ những người bị ngã không chỉ cứu sống họ mà còn có thể ngăn chặn đám đông bị té ngã theo gây ra hỗn loạn nhiều hơn.
8. Nếu bị ngã trong đám đông hỗn loạn chèn ép phải làm sao?
Trường hợp trẻ bị ngã, con cần phải nhanh chóng đứng dậy. Nếu không thể đứng lên vì bị thương, hãy cố gắng ra hiệu và nhờ người xung quanh kéo bé đứng dậy. Trong trường hợp xấu là không ai có thể giúp đỡ bé, hãy cố gắng bò theo cùng hướng di chuyển của đám đông.
Khi không thể bò được, cũng đồng nghĩa với tình huống xấu nhất, trẻ cần nằm nghiêng về bên trái, co người lại giống với tư thế của thai nhi, tuyệt đối không nằm sấp hoặc ngửa để tránh làm lộ lồng ngực, giảm nguy cơ chấn thương phổi. Đồng thời, trẻ phải biết lấy tay che đầu để bảo vệ vùng đầu và cổ. Tư thế này cũng có thể tạo ra phần nào không gian giúp bé dễ thở hơn.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được những kỹ năng thoát khỏi đám đông hỗn loạn, xô đẩy, chèn ép lần nhau để trang bị cho bé.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!