Những dấu hiệu về hành vi
Bên cạnh cảm xúc thất thường, bạn cũng nên theo dõi cả những thay đổi về hành vi của trẻ:
- Cách ly xã hội
- Mệt mỏi và uể oải
- Sử dụng rượu hoặc ma túy
- Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều
- Lên kế hoạch tự tử hoặc cố gắng tự tử
- Ít chú ý đến vệ sinh cá nhân hoặc ngoại hình
- Thành tích học tập kém hoặc nghỉ học thường xuyên
- Chậm chạp khi suy nghĩ, nói hoặc chuyển động cơ thể
- Tự làm tổn thương mình như cắt tay, xỏ tai hoặc xăm mình
- Kích động hoặc bồn chồn đi qua lại, vặn tay hoặc không thể ngồi yên
- Thay đổi khẩu vị như cảm giác chán ăn và giảm cân, hoặc tăng cảm giác thèm ăn và tăng cân
- Những cơn giận dữ bùng phát, hành vi gây rối hoặc mạo hiểm hoặc các hành vi bốc đồng khác
- Thường xuyên than phiền về đau nhức cơ thể không giải thích được, thường xuyên đến phòng y tế.
Vì sao con mắc bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì?

Theo Mayoclinic, sau đây là một số nguyên nhân trầm cảm mà con bạn có thể gặp phải:
1. Hóa chất trong não bộ: Chất dẫn truyền thần kinh là chất hóa học nội sinh xuất hiện tự nhiên mang tín hiệu đến các bộ phận khác trong não và cơ thể. Khi các hóa chất này bất thường hoặc suy yếu, chức năng của các thụ thể thần kinh và hệ thống thần kinh thay đổi có thể dẫn đến trầm cảm.
2. Hormone mất cân bằng: Tình trạng mất cân bằng hormone có thể liên quan đến khả năng gây ra trầm cảm.
3. Di truyền gia đình: Trầm cảm phổ biến hơn ở những người có cùng huyết thống. Chẳng hạn như cha mẹ hoặc ông bà bị trầm cảm thì con cháu cũng sẽ dễ mắc bệnh tâm lý này.
4. Ký ức tuổi thơ: Các ký ức tổn thương trong thời thơ ấu, chẳng hạn như lạm dụng thể chất hoặc tinh thần, mất cha mẹ, có thể gây ra những thay đổi trong não khiến một người dễ bị trầm cảm.
5. Suy nghĩ tiêu cực: Trầm cảm tuổi dậy thì có thể được liên kết với cách suy nghĩ mình bất lực thay vì tìm giải pháp cho những thách thức của cuộc sống.
Nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì bao gồm:
- Lạm dụng rượu, nicotine hoặc các loại chất gây nghiện khác
- Bị khuyết tật học tập hoặc rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)
- Bị đau liên tục hoặc bị bệnh mãn tính như ung thư, tiểu đường hoặc hen suyễn
- Đã từng là nạn nhân hoặc nhân chứng của bạo lực, chẳng hạn như lạm dụng thể chất hoặc tình dục
- Đồng tính nam, đồng tính nữ, lưỡng tính hoặc chuyển giới trong một môi trường không được hỗ trợ
- Có những đặc điểm tính cách nhất định, chẳng hạn như tự ti hoặc bị phụ thuộc quá mức, tự phê bình hoặc bi quan
- Có những vấn đề ảnh hưởng tiêu cực đến lòng tự tin, chẳng hạn như béo phì, vấn đề bạn bè trang lứa, bắt nạt lâu dài hoặc các vấn đề học tập
- Có các tình trạng sức khỏe tâm thần khác, chẳng hạn như rối loạn lưỡng cực, rối loạn lo âu, rối loạn nhân cách, chán ăn hoặc chứng cuồng ăn
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!