backup og meta

Trẻ khó ngủ vì đâu và cách chữa trị?

Trẻ khó ngủ vì đâu và cách chữa trị?

Cũng như người lớn, trẻ em cần ngủ để làm mới cơ thể và tinh thần. Tuy nhiên, nhiều bé vì ngủ quá nhiều lần trong ngày nên đã không thể ngon giấc về đêm. Vậy nếu trẻ trằn trọc khó ngủ thì bố mẹ phải làm sao? Hãy để Hello Bacsi mách bạn “tuyệt chiêu’ giúp bé dễ dàng đi vào giấc ngủ nhé!

Giải đáp trẻ nhỏ khó ngủ liệu có bất thường hay không

Trẻ nhỏ khó ngủ bố mẹ cần phải quan tâm nhiều hơn bởi lứa tuổi này các bé cần ngủ nhiều hơn người lớn vì cơ thể của trẻ đang phát triển. Một điều quan trọng để có một giấc ngủ lành mạnh là thói quen đi ngủ đều đặn. Vào cuối ngày, cả cơ thể và tâm trí cần phải được thư giãn và nghỉ ngơi để có thể ngủ ngon.

Chu kỳ tự nhiên của cơ thể khi ngủ và khi thức được gọi là nhịp sinh học. Những giấc ngủ được phân định bởi ánh sáng và bóng tối. Trẻ em bắt đầu có chu kỳ của những giấc ngủ vào khoảng sáu tuần tuổi và chu kỳ này kéo dài từ 3-6 tháng. Bạn nên trao đổi với các bác sĩ nếu bạn thấy con xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Trẻ sơ sinh liên tục quấy khóc
  • Trẻ có vấn đề về hô hấp
  • Trẻ ngáy khi ngủ, đặc biệt là ngáy lớn
  • Thức giấc bất thường
  • Khó ngủ và không duy trì được giấc ngủ, đặc biệt là trẻ thấy buồn ngủ vào ban ngày

Điều gì khiến trẻ nhỏ khó ngủ?

Nguyên Nhân khiến trẻ khó ngủ

Các nguyên nhân phổ biến bao gồm:

  • Trẻ khó đi vào giấc ngủ hoặc và duy trì được giấc ngủ hoặc thức dậy quá sớm
  • Trẻ bị đánh thức vào giữa đêm vì gặp ác mộng
  • Hội chứng chân không yên là một rối loạn vận động bao gồm các cảm giác khó chịu ở chân khiến chân di chuyển không ngừng
  • “Bóng đè’ thường xảy ra sớm trong đêm. Trẻ bị “bóng đè’ sẽ hét lên và tỏ ra đau đớn, mặc dù bé tỉnh táo nhưng không thể cử động như ý muốn. Tuy nhiên, thực chất hiện tượng này có thể giải thích theo khoa học là có thể do con ngủ không đủ giấc, ngủ thất thường, căng thẳng khi ngủ hoặc ngủ trong một môi trường mới
  • Mộng du là việc bé vừa ngủ vừa khóc hoặc cười. Cũng như “bóng đè’, trẻ không biết gì sau khi thức dậy vào ngày hôm sau. Gần 40% trẻ em từ 3 – 7 tuổi bị mộng du
  • Ngáy là một hiện tượng xảy ra khi bị tắc nghẽn một phần trong đường thở gây ra tình trạng rung trong cổ họng và tạo ra tiếng ồn
  • Ngừng thở khi ngủ xảy ra khi trẻ ngáy lớn và bị khó thở do đường thở bị tắc nghẽn. Điều này có thể làm trẻ thức giấc nhiều lần

Thiếu ngủ có thể là dấu hiệu của các vấn đề về sức khỏe

Mất ngủ ở trẻ em thường có liên quan tới các vấn đề về sức khỏe. Khi thấy con trằn trọc, khó ngủ, bạn nên đưa trẻ đi khám vì có thể con đang mắc:

  • Lo âu và trầm cảm. Mất ngủ có thể làm tăng sự lo lắng và mức độ cortisol – loại hormone gây ra sự căng thẳng. Các vấn đề về giấc ngủ cũng làm cho các triệu chứng khác của bệnh trầm cảm trở nên tồi tệ hơn
  • Béo phì. Trẻ bị béo phì có xu hướng gia tăng mô mỡ xung quanh cổ, làm tăng áp lực lên đường hô hấp và chặn không khí đi đến phổi
  • Bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu mới được trình bày tại một hội nghị Hiệp hội tiểu đường Mỹ (ADA) cho thấy ngủ không đủ giấc có thể làm tăng tình trạng đề kháng insulin, một yếu tố gây ra bệnh tiểu đường
  • Các vấn đề về miễn dịch. Ngủ không đủ gây cản trở việc sản xuất interleukin-1, một loại trung gian miễn dịch quan trọng. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp cơ thể của trẻ chống lại bệnh tật và có sức khỏe tốt
  • Tăng động kém tập trung. Một nghiên cứu tại Đại học Michigan công bố trên số ra tháng 3 năm 2002 phát hiện rằng những trẻ thường xuyên ngáy hoặc có vấn đề về giấc ngủ có khả năng bị tăng động kém tập trung gần như gấp đôi những người ngủ ngon. Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng trẻ em không ngủ đủ giấc là do gặp nhiều vấn đề vào ban ngày

Bật mí những mẹo giúp trẻ khó ngủ ngon giấc

mẹo giúp trẻ ngon giấc

Bố mẹ cần thiết lập giờ ngủ cho trẻ và thực hiện nghiêm chỉnh mỗi đêm. Bên cạnh đó, bạn có thể giúp con ngủ ngon bằng các thói quen như tắm cho trẻ bằng nước ấm hoặc đọc một câu chuyện trước khi ngủ.

Khi trẻ đã được một tuổi, hãy cho bé chọn một con búp bê, chăn, thú nhồi bông hoặc một vật mềm làm bạn đồng hành trước khi đi ngủ.

Bạn đừng nên để tivi hoặc máy tính trong phòng ngủ của con và cho trẻ ngủ trong phòng tối có nhiệt độ mát.

Không cho trẻ dùng bất cứ đồ uống nào có caffeine cách 6 tiếng trước khi ngủ và hạn chế lượng caffeine cho trẻ dùng.

Hy vọng qua bài viết bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc trẻ trằn trọc khó ngủ phải làm sao. Ngoài ra, hãy trao đổi với bác sĩ nếu nhận thấy bé có các biểu hiện của hội chứng chân không yên hoặc có dấu hiệu ngưng thở khi ngủ vì đã có phương pháp điều trị rất tốt cho hai tình trạng này.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

A Lullaby for Good Health

https://www.healthychildren.org/English/healthy-living/sleep/Pages/A-Lullaby-for-Good-Health.aspx

Ngày truy cập 2/7/2016

Restless Legs Syndrome Center

www.webmd.com/brain/restless-legs-syndrome/restless-legs-syndrome-rls

Ngày truy cập 2/7/2016

Phiên bản hiện tại

29/10/2020

Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Cập nhật bởi: Minh Phú


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 29/10/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo