Biết cách giữ bình tĩnh chính là bí quyết giúp bạn vượt qua sự kiểm soát của cảm xúc và xử lý tình huống khó khăn tốt hơn. Ngoài ra, đây còn là một kỹ năng mềm hữu hiệu mà bạn nên rèn luyện ngay từ bây giờ.
Trong bài viết dưới đây, Hello Bacsi sẽ gợi ý cho bạn 9 cách giữ bình tĩnh để kiểm soát cảm xúc và đương đầu với các tình huống trong cuộc sống tốt hơn.
1. Xác định yếu tố gây mất bình tĩnh
Nếu bạn là người dễ mất bình tĩnh và dễ bị kích động thì bạn hãy học cách nhận biết những trạng thái cảm xúc và truy tìm nguyên nhân khiến bạn như vậy. Chẳng hạn như, mỗi khi phải chờ đợi đèn đỏ, kẹt xe trên đường, bị bất đồng quan điểm hay chỉ đơn giản là quá tải công việc cũng dễ khiến bạn nỗi cáu và mất bình tĩnh.
Những cảm xúc này là hoàn toàn bình thường, nhưng bạn cũng không nên đổ lỗi cho hoàn cảnh và mọi người xung quanh. Trong những tình huống tương tự, để bạn giữ bình tĩnh tốt hơn đó là bạn hãy tập nhận diện những yếu tố kích hoạt sự tức giận, sự cáu gắt của bạn. Đây chính là cách giúp bạn giữ bình tĩnh tốt hơn trong các tình huống có yếu tố kích hoạt sự tức giận của bạn.
2. Tập kỹ thuật thở cơ hoành
Phương pháp hít thở sâu là một trong những cách giữ bình tĩnh phổ biến nhất và là cách giữ bình tĩnh trong mọi tình huống mà các chuyên gia chăm sóc sức khỏe đưa ra để giúp bạn kiểm soát cơn giận. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn cần biết kỹ thuật thở sao cho đúng cách để giữ bình tĩnh hiệu quả.
Các bước thực hiện phương pháp thở cơ hoành bao gồm:
- Nằm trên một bề mặt phẳng, gối đầu bằng gối với hai chân hơi co
- Đặt tay phải lên ngực, tay trái đặt trên bụng ngay dưới bờ sườn để cảm nhận được sự di chuyển của cơ hoành khi hít thở
- Hít vào chậm qua mũi sao cho bàn tay trên bụng có cảm giác bụng phình lên, lồng ngực không di chuyển
- Hóp bụng lại và thở ra chậm qua miệng với thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào
3. Sử dụng kẹo cao su
Cách giữ bình tĩnh này nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng hoạt động nhai kẹo cao su có thể giúp giảm căng thẳng và cải thiện cảm xúc tiêu cực.
4. Viết xuống
Hành động ghi chép hay viết xuống như viết nhật ký gây ra giúp bạn nhận diện được các suy nghĩ và cảm xúc của mình tốt hơn, nhất là trong những tình huống khiến bạn căng thẳng, tức giận.
5. Lắng nghe bản nhạc yêu thích
Nhiều người nhận thấy rằng âm nhạc cũng là cách giữ bình tĩnh khi bị căng thẳng hoặc buồn bã. Theo một nghiên cứu, âm nhạc có hiệu quả trong việc giảm phản ứng tâm lý của một người đối với căng thẳng. Cơ thể có thể sản xuất ít hormone gây căng thẳng hơn và hệ thống thần kinh có thể phục hồi nhanh hơn sau khi trải nghiệm những cảm xúc tiêu cực.
6. Luyện tập yoga mỗi ngày
Các bài tập yoga có tác động lên đến cả thể chất và tinh thần. Yoga là phương pháp tập luyện khá phổ biến, một phần là do những lợi ích sức khỏe. Bên cạnh đó, việc luyện tập Yoga cũng mang đến một số các lợi ích cho bạn như: Tăng tính linh hoạt cho cơ thể, tăng cường sức mạnh, tăng khả năng nhận thức, điều hòa tâm trạng, cải thiện chất lượng cuộc sống và giấc ngủ tốt hơn.
Do đó, luyện tập Yoga cũng là cách để bạn rèn luyện khả năng giữ bình tĩnh tốt hơn trong cuộc sống hàng ngày.
7. Chia sẻ với bạn bè và người thân
Một trong những cách giữ bình tĩnh hiệu quả là bạn hãy trò chuyện về một vấn đề hoặc bày tỏ cảm xúc với bạn bè hoặc người thân. Tuy nhiên, bạn phải hiểu rõ việc chia sẻ câu chuyện để giảm bớt sự tức giận và tìm hướng xử lý chứ không phải trút giận lên người nghe.
Nếu bạn chia sẻ vấn đề theo hướng trút giận sẽ khiến người nghe bị tổn thương, đôi lúc cảm giác giống “thùng rác cảm xúc”. Bên cạnh đó, nếu bạn lựa chọn lầm người để chia sẻ, chẳng hạn như người không biết giữ bí mật hay ghét thầm bạn, đây có thể là nguồn cơn đưa bạn vào tình huống căng thẳng khác.
8. Tức giận là biểu hiện của sự bảo vệ bản thân
Đôi khi, sự tức giận chính là thông điệp cho bạn biết rằng, có thể những lợi ích cá nhân của bạn đang bị xâm phạm hoặc niềm tin và nhân phẩm của bạn bị xúc phạm. Khi hiểu được điều đó, bạn sẽ kịp thời dừng lại để xác định xem, liệu bản thân có đang bị xúc phạm gì hay không trước khi quyết định hoặc tỏ ra nóng giận.
Đây là cách giữ bình tĩnh của một người rất trưởng thành, bạn hiểu được lý do vì sao bạn tức giận, và bạn cũng được lựa chọn tỏ ra tức giận hoặc không.
9. Thay đổi hướng suy nghĩ
Để giữ bình tĩnh không phải là chuyện dễ dàng, đặc biệt là khi bạn đang tức giận. Do đó, bạn cần thay đổi hướng suy nghĩ để làm dịu cảm xúc trong hiện tại cũng như trong tương lai. Một vấn đề không bao giờ tồn tại 100% yếu tố tiêu cực, mà luôn hiện hữu cả 2 yếu tố tích cực và tiêu cực, điều quan trọng là liệu bạn có nhìn ra hay không.
Trên thực tế, để giữ bình tĩnh chưa bao giờ là điều dễ dàng, nhất là trong những tình huống xảy ra bất ngờ hoặc cơn cảm xúc bùng nổ quá lớn. Vậy nên ngoài những cách trên mà bạn có thể áp dụng ở trên thì cách cuối cùng mà bạn có thể áp dụng chính là thay đổi hướng suy nghĩ.
Thay đổi hướng suy nghĩ có nghĩa là, một vấn đề luôn tồn tại ít nhất là hai mặt, tạm gọi là một mặt tiêu cực và một mặt tích cực. Nhưng để có thể nhìn được mặt tích cực thì bạn sẽ cần rèn luyện nếp suy nghĩ này trong một khoảng thời gian hay có thể là quá trình rèn luyện.
- Hướng 1: Bạn quyết định nghỉ và tìm kiếm công việc với mức lương tương xứng hơn.
- Hướng 2: Bạn cố gắng trau dồi kỹ năng cho đến một thời điểm nhất định và đàm phán lại về mức lương. Nếu không được như ý muốn, bạn có thể tự tin rằng bản thân đã có đủ khả năng để bước ra thị trường công việc với mức lương xứng đáng hơn.
Kết luận
Tóm lại, với những cách giữ bình tĩnh mà Hello Bacsi nêu trên, có thể là không đủ hoặc đôi khi cũng không chắc là phù hợp với bạn. Do đó, dù là với cách nào đi chăng nữa thì nền tảng của hầu hết các cách giữ bình tĩnh chính là truy tìm nguyên nhân khiến bạn tức giận và nhận diện nó.
Chỉ khi bạn nhận diện được nguyên nhân khiến bạn tức giận thì bạn mới có thể chấp nhận và biết cách tìm ra phương án xử lý, bằng không bạn sẽ cảm thấy ức chế và chỉ biết cách chịu đựng cơn giận. Và như vậy thì hoàn toàn không tốt cho sức khỏe tinh thần của bạn.
[embed-health-tool-bmi]