Trào ngược dạ dày ở trẻ em có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Điều quan trọng là bạn cần biết nguyên nhân do đâu và cách phòng ngừa.
Bạn có chắc chắn muốn đăng xuất?
Trào ngược dạ dày ở trẻ em có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Điều quan trọng là bạn cần biết nguyên nhân do đâu và cách phòng ngừa.
Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng rối loạn tiêu hóa mạn tính xảy ra khi dịch vị có tính axit trong dạ dày, hay thực phẩm và chất lỏng khác đi ngược lại vào thực quản. Bạn hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân gây trào ngược dạ dày ở trẻ em và cách phòng ngừa dưới đây nhé.
Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em được phân thành 2 loại chính là nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý.
Một số bệnh lý bẩm sinh cũng khiến trẻ mắc phải chứng trào ngược dạ dày như thoát vị cơ hoành hay sa dạ dày ở mức độ nặng. Các bệnh này làm suy yếu cơ thắt phần thực quản dưới, khiến thức ăn bị trào ngược lên thực quản và thường gặp ở trẻ em dưới 1 tuổi. Một số trẻ cũng có khả năng cao bị trào ngược dạ dày thực quản nếu bị bại não, nhiễm trùng toàn thân, hở van tim…
Trào ngược dạ dày ở trẻ em từ lúc sinh đến 2 tuổi thường là do nguyên nhân sinh lý, nhất là trẻ dưới 6 tháng tuổi. Có đến 90% trẻ hết triệu chứng trong 12 – 18 tháng. Đối với trẻ lớn hơn 2 tuổi xuất hiện triệu chứng trào ngược, nguyên nhân chủ yếu là do bệnh lý đi kèm các dấu hiệu như:
Trào ngược dạ dày ở trẻ em do sinh lý thường không kéo dài hay gây ra biến chứng, trẻ vẫn bú, ăn uống, tăng cân bình thường và không quấy khóc khó chịu.
Trào ngược dạ dày ở trẻ em nếu không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng:
Bạn nên đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ nhi khoa nếu các triệu chứng trào ngược xảy ra thường xuyên và gây khó chịu cho trẻ. Đồng thời tránh tự ý mua thuốc vì có thể gây ra các vấn đề nguy hiểm đến sức khỏe của bé.
Trong quá trình chăm sóc, bạn cần chú ý các vấn đề sau:
Trường hợp các triệu chứng trào ngược trở nặng, bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ dùng thuốc trị đau dạ dày như:
Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng, khiến trẻ chậm phát triển. Do đó, bạn hãy lưu ý cách chăm sóc trẻ, phòng ngừa đúng cách và đưa trẻ đến gặp bác sĩ sớm nếu có triệu chứng bất thường nhé!
Sử dụng ngay lịch theo dõi tiêm chủng để biết loại vắc xin bé cần được tiêm và khi nào nên tiêm
Giới tính của bé yêu là gì?
Nam
Nữ
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
GERD (Gastroesophageal Reflux Disease) in Children
https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/gerd-gastroesophageal-reflux-disease-in-children
Ngày truy cập 15.08.2019
Gastroesophageal Reflux Disease (GERD) in Infants or Children
https://www.webmd.com/parenting/baby/infants-children#1
Ngày truy cập 15.08.2019
Gastroesophageal Reflux
https://kidshealth.org/en/parents/gerd-reflux.html
Ngày truy cập 15.08.2019
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!