backup og meta

Hướng dẫn sử dụng thuốc nhuận tràng cho bé đúng chuẩn y khoa

Hướng dẫn sử dụng thuốc nhuận tràng cho bé đúng chuẩn y khoa

Khi trẻ bị táo bón, cha mẹ thường tìm mua thuốc nhuận tràng cho bé để giúp con đi ngoài dễ dàng hơn. Nhưng liệu bạn đã hiểu rõ về thuốc nhuận tràng trẻ em chưa? Làm thế nào để cho trẻ dùng thuốc nhuận tràng đúng cách?

Để hiểu rõ hơn về các loại thuốc nhuận tràng cho bé cũng như cách sử dụng thuốc nhuận tràng cho trẻ, mời bạn tham khảo những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi. 

Thuốc nhuận tràng là gì?

Thuốc nhuận tràng là thuốc giúp bé đi ngoài một cách dễ dàng hơn, thường được sử dụng khi bé bị táo bón, phân cứng hoặc đôi khi được dùng để rửa ruột. Hiện nay, thuốc nhuận tràng được bào chế ở 2 dạng: bơm trực tràng/hậu môn (thuốc đạn, thuốc thụt) và đường uống (dạng bột pha với nước, viên nén).

Mặc dù một chế độ ăn uống lành mạnh và thói quen đi vệ sinh là những yếu tố quan trọng giúp khắc phục chứng táo bón ở trẻ em, nhưng trong một số trường hợp, cha mẹ cũng có thể sử dụng thuốc nhuận tràng cho bé để cải thiện các triệu chứng.

Các loại thuốc nhuận tràng cho bé

thuốc nhuận tràng cho bé

Hiện nay, có 5 loại thuốc nhuận tràng cho bé đã được điều chế. Mỗi loại có cơ chế hoạt động khác nhau, nhưng tựu trung lại đều có cùng mục đích là giúp cho việc đi tiêu của trẻ trở nên dễ dàng hơn. 5 loại thuốc nhuận tràng thường được sử dụng đó là:

  • Thuốc làm mềm phân: Thuốc làm mềm phân giúp trẻ đi tiêu dễ dàng hơn bằng cách bổ sung độ ẩm cho phân, giúp nước thấm vào khối phân và làm mềm phân, chứ không thúc đẩy nhu động ruột. Docusate là một ví dụ điển hình cho thuốc làm mềm phân trẻ em. Đây cũng là một loại thuốc nhuận tràng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị táo bón nhẹ.
  • Thuốc nhuận tràng thẩm thấu: Đây là loại thuốc nhuận tràng cho bé có tác dụng giảm hấp thu nước ở thành ruột, làm tăng lượng nước trong thành ruột và thúc đẩy sự tích tụ nước trong đường ruột, từ đó ngăn ngừa tình trạng phân bị khô, giúp phân mềm hơn và đi qua ruột dễ dàng hơn. Thuốc nhuận tràng thẩm thấu được sử dụng phổ biến nhất là các loại muối magie không hấp thụ khác nhau. 
  • Thuốc nhuận tràng tạo khối: Nhóm thuốc nhuận tràng cho bé này có chứa chất xơ – một loại carbohydrate phức hợp không hấp thụ được, và hoạt động theo cơ chế hút nước từ ruột để tạo thành một khối gel làm cho phân mềm hơn, to hơn, giúp trẻ dễ đi ngoài hơn. Citrucel là một minh họa của thuốc nhuận tràng tạo khối.
  • Thuốc nhuận tràng kích thích: Nhóm thuốc này hoạt động theo cơ chế truyền tín hiệu trực tiếp cho các cơ và dây thần kinh của ruột, khiến các cơ và dây thần kinh này co bóp để đẩy phân ra khỏi cơ thể. Thuốc nhuận tràng kích thích có thể là dẫn xuất của lá senna (Senokot) hoặc các hóa chất alkaloid như bisacodyl (ví dụ: Correctol, Dulcolax). Mặc dù nhóm thuốc này mang lại hiệu quả nhanh hơn thuốc làm mềm phân nhưng lại gây ra tác dụng phụ là chuột rút cho trẻ.
  • Thuốc nhuận tràng bôi trơn: Nhóm thuốc nhuận tràng này bản chất là dầu khoáng, hoạt động theo cơ chế tạo một lớp bôi trơn thành ruột, bao phủ quanh phân giúp phân không bị khô và dễ thải ra ngoài hơn. Hiện nay, thuốc nhuận tràng bôi trơn không còn được sử dụng phổ biến như trước kia. Nguyên nhân là vì dầu khoáng không phải là một dạng chất béo tiêu hóa được, không được ruột hấp thụ.

Hướng dẫn cách sử dụng thuốc nhuận tràng cho bé

thuốc nhuận tràng cho bé

Mỗi loại thuốc nhuận tràng cho bé có thành phần hoạt chất khác nhau và được bào chế ở dạng khác nhau, do đó mà có cách sử dụng không giống nhau. Tuy nhiên, vẫn có một số hướng dẫn chung về cách cho bé dùng thuốc nhuận tràng:

  • Chọn loại thuốc nhuận tràng phù hợp cho bé dựa trên nguyên nhân gây táo bón và độ tuổi của trẻ.
  • Cách tốt nhất là đưa trẻ đi khám và hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc nhuận tràng cho bé. Không bao giờ tự ý cho con bạn dùng thuốc nhuận tràng mà không có sự đồng ý của bác sĩ và hướng dẫn về liều lượng thích hợp hay cách sử dụng.
  • Thông thường, thuốc làm mềm phân và thuốc nhuận tràng thẩm thấu là những loại thuốc nhuận tràng đầu tiên được sử dụng để điều trị táo bón ngắn hạn và dài hạn ở trẻ khỏe mạnh.
  • Thuốc đạn có thể được sử dụng an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ em, nhưng không nên sử dụng thường xuyên do có thể gây kích ứng niêm mạc trực tràng và kích ứng quan hậu môn cũng hạn chế như khả năng dung nạp thuốc.
  • Thuốc nhuận tràng kích thích thường dành cho trẻ bị táo bón nặng hơn không đáp ứng với chế độ ăn nhiều chất xơ và thuốc nhuận tràng thẩm thấu. 
  • Vì thuốc nhuận tràng kích thích có thể gây chuột rút, mất nước, mất cân bằng chất lỏng và điện giải, do đó, phụ huynh không nên cho trẻ sử dụng những loại thuốc này trong thời gian dài.
  • Tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn về liều lượng sử dụng thuốc nhuận tràng cho bé. Liều lượng thuốc phụ thuộc vào độ tuổi, cân nặng và mức độ táo bón của trẻ và có thể được điều chỉnh khi các triệu chứng cải thiện hoặc trầm trọng hơn. 
  • Không dùng nhiều hơn một loại thuốc nhuận tràng cùng một lúc trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, thuốc đạn và thuốc nhuận tràng kích thích thường được sử dụng kết hợp với thuốc làm mềm phân hoặc thuốc nhuận tràng bôi trơn (tùy từng trường hợp cụ thể). 
  • Điều quan trọng là phải theo dõi tần suất dùng thuốc nhuận tràng cho bé. Không nên quá lạm dụng loại thuốc này.
  • Chỉ dùng thuốc nhuận tràng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi thật sự cần thiết và có hướng dẫn từ bác sĩ, nếu không có thể gây mất phản xạ đi nặng cho bé.
  • Trong một đợt dùng thuốc, trẻ cần sử dụng thuốc nhuận tràng mỗi ngày cho đến khi có thể đi tiêu bình thường. Thông thường, thuốc nhuận tràng được sử dụng trong ít nhất 3 tháng. Thậm chí, nhiều trẻ cần dùng thuốc nhuận tràng trong hơn 6 tháng, cho đến nhiều năm – đặc biệt nếu trẻ bị táo bón trong thời gian dài.
  • Không ngừng thuốc đột ngột mà cần giảm liều lượng dần dần theo hướng dẫn của bác sĩ, nếu không có thể gây táo bón kéo dài ở trẻ em.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ về các loại thuốc nhuận tràng cho bé và cách sử dụng thuốc nhuận tràng trẻ em.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Laxatives | KidsHealth NZ https://www.kidshealth.org.nz/laxatives Ngày truy cập: 22/11/2022

Laxatives (children) | Health Navigator NZ https://www.healthnavigator.org.nz/medicines/l/laxatives-children/ Ngày truy cập: 22/11/2022

Over-the-Counter Medications for Kids – Part 2: Constipation, Gas/Indigestion And Probiotics | Texas Children’s Hospital https://www.texaschildrens.org/blog/2014/05/over-counter-medications-kids-%E2%80%93-part-2-constipation-gasindigestion-and-probiotics Ngày truy cập: 22/11/2022

Laxatives – About Kids GI https://aboutkidsgi.org/general-treatments/laxatives/ Ngày truy cập: 22/11/2022

Constipation in children – Diagnosis and treatment – Mayo Clinic https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/constipation-in-children/diagnosis-treatment/drc-20354248 Ngày truy cập: 22/11/2022

Constipation in children – NHS https://www.nhs.uk/conditions/baby/health/constipation-in-children/ Ngày truy cập: 22/11/2022

Is it Safe to Give a Child OTC Laxatives? https://www.webmd.com/children/is-it-safe-to-give-a-child-otc-laxatives Ngày truy cập: 22/11/2022

Phiên bản hiện tại

19/12/2022

Tác giả: Minh Châu Văn

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu

Nhi khoa · Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố


Tác giả: Minh Châu Văn · Ngày cập nhật: 19/12/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo