Thuốc làm mềm phân là những loại thuốc được sử dụng trong điều trị và phòng ngừa táo bón. Trước khi dùng các loại thuốc này, bạn cần hiểu rõ về cơ chế hoạt động cũng như tác dụng phụ của chúng để sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Thuốc làm mềm phân là những loại thuốc được sử dụng trong điều trị và phòng ngừa táo bón. Trước khi dùng các loại thuốc này, bạn cần hiểu rõ về cơ chế hoạt động cũng như tác dụng phụ của chúng để sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả.
Vậy thuốc làm mềm phân là gì và chúng có khác biệt như thế nào với những loại thuốc nhuận tràng khác? Cùng tìm hiểu bạn nhé!
Thuốc làm mềm phân hay thuốc nhuận tràng làm mềm là nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị táo bón. Các thuốc này thường là muối natri hoặc canxi của docusat, một chất diện hoạt có khả năng làm giảm sức căng bề mặt và khiến nước dễ thấm vào khối phân, từ đó giúp phân mềm và dễ tống xuất ra ngoài hơn.
Thuốc thường được bào chế dưới dạng viên nang mềm, dung dịch uống hoặc dung dịch/hỗn dịch thụt trực tràng. Thuốc được cho là có tác dụng cục bộ trong ruột già.
Thông thường, thuốc được uống trước khi đi ngủ với liều lượng được khuyến cáo trên bao bì hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Khi dùng thuốc, bạn nên bổ sung nhiều nước cả ngày để giúp quá trình làm mềm phân được diễn ra dễ dàng hơn.
Thuốc làm mềm phân thường được xem là sự lựa chọn tốt và phù hợp hơn cho những bệnh nhân cần phải giữ phân mềm để tránh tình trạng căng tức hoặc buộc phải rặn nhiều khi đi tiêu. Trong các nhóm thuốc nhuận tràng, nhóm thuốc này có thể được cân nhắc chỉ định thay các nhóm thuốc khác cho những đối tượng:
Thuốc làm mềm phân là nhóm thuốc nhuận tràng có tác dụng nhẹ và chậm. Vì vậy, bạn có thể cần sử dụng thuốc thường xuyên từ 1 – 3 ngày mới bắt đầu nhận thấy những tác dụng của chúng.
Tuy nhiên, các thuốc này thường được thiết kế để sử dụng trong thời gian ngắn, nghĩa là bạn chỉ nên dùng thuốc trong khoảng một tuần. Nếu phân của bạn vẫn cứng dù đã uống thuốc trong 1 tuần, hãy thông báo lại với bác sĩ.
Thuốc nhuận tràng làm mềm không hấp thu vào máu và thường được dung nạp tốt. Các tác dụng phụ của nhóm thuốc này rất hiếm gặp.
Một số người có thể gặp các tác dụng phụ nhẹ của thuốc như buồn nôn, đau quặn bụng hoặc đầy hơi. Nếu sử dụng dạng dung dịch, bạn cũng có thể bị kích ứng cổ họng. Khi gặp bất kỳ triệu chứng nào của thuốc, bạn nên ngừng sử dụng thuốc ngay.
Trong một số trường hợp, bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn. Hãy đến bệnh viện ngay nếu nhận thấy:
Những người sử dụng thuốc nhuận tràng làm mềm lâu dài nhận thấy khả năng dung nạp thuốc nhiều hơn và họ cần tăng liều sử dụng theo thời gian để nhận thấy hiệu quả. Tuy nhiên, việc này có thể làm tăng nguy cơ gặp phải tác dụng phụ của thuốc. Vì vậy, bạn không nên tăng liều hoặc dùng trong thời gian kéo dài nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Thuốc làm mềm phân có thể an toàn cho trẻ em và phụ nữ có thai. Thành phần của các thuốc này ít được hấp thu vào máu nên được xem là vô hại đối với sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: “Dùng thuốc làm mềm phân cho trẻ liệu có an toàn?”
Muối docusat có thể tương tác với một số thuốc như:
Thuốc làm mềm phân tuy tác dụng chậm nhưng cho thấy nhiều lợi ích đối với những bệnh nhân cần hạn chế việc rặn quá nhiều khi đi tiêu. Tuy nhiên, giống như bất kỳ loại thuốc nào khác, thuốc nhuận tràng làm mềm vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ nhất định. Vì vậy, bạn cần hiểu về thuốc cũng như các tác dụng phụ này để sử dụng thuốc an toàn và có cách xử lý khi cần thiết.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!