Hỏi – Đáp với Bác sĩ Nhi khoa về Bệnh ở trẻ tại đây!
Bạn có chắc chắn muốn đăng xuất?
Chào bác sĩ
Con tôi 12 tuổi, đi đá bóng về thì bị đau vùng kín nhưng giấu. Qua sáng hôm sau, khi cơn đau dữ dội, không chịu được, bìu trái sưng to thì mới cho ba mẹ biết! Vợ chồng tôi đưa bé đi khám thì bác sĩ kết luận con bị xoắn tinh hoàn trái, phải mổ tháo xoắn tinh hoàn khẩn cấp.
Bác sĩ cho tôi hỏi là xoắn tinh hoàn có tái phát không? Nguyên nhân xoắn tinh hoàn là gì? Để cả gia đình biết cách phòng ngừa cho cháu. Vì tôi nghe nói xoắn tinh hoàn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này. Cảm ơn bác sĩ!
Đỗ Thị Mỹ Lệ, Bình Đông, Phường 15, Quận 8, TP. Hồ Chí Minh
Chào chị Đỗ Thị Mỹ Lệ
Với câu hỏi xoắn tinh hoàn có tái phát không, nguyên nhân và biến chứng xoắn tinh hoàn đến khả năng sinh sản sau này, bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm hiện đang công tác tại khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Becamex Bình Dương, từng công tác tại Bệnh viện Nhi đồng 1 giải đáp như sau:
Đầu tiên, bác sĩ giải đáp về nguyên nhân xoắn tinh hoàn là gì? Tinh hoàn không được cố định vào bìu như bình thường làm tinh hoàn có thể di chuyển tự do hơn và xoắn tinh hoàn có thể xảy ra. Xoắn tinh hoàn có thể xuất hiện tự nhiên, xảy ra trong quá trình hoạt động thể chất hoặc sau khi chấn thương. Tình trạng này có thể xảy ra với nam giới ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất ở lứa tuổi 12-18.
Xoắn tinh hoàn có thể xuất hiện ở bên còn lại. Tinh hoàn đối bên có thể cũng không được cố định bởi vì khiếm khuyết này thường xuất hiện cả hai bên.
Vậy xoắn tinh hoàn có tái phát không? Câu trả lời là đôi khi, xoắn có thể tự hết và sau đó lại tái diễn với cơn đau nặng hay nhẹ hơn. Ngay cả khi con trai bạn hết đau bìu, bạn vẫn nên đưa trẻ đi kiểm tra. Vì nguy cơ cao trẻ có thể bị xoắn tinh hoàn lại. Những cơn đau càng thường xuyên thì nguy cơ tinh hoàn bị tổn thương càng cao. Các bác sĩ có thể làm giảm đáng kể nguy cơ tái diễn bằng cách cố định tinh hoàn vào bìu. Cách duy nhất để phòng tránh xoắn tinh hoàn là phẫu thuật gắn cả hai tinh hoàn vào bên trong bìu.
Xoắn tinh hoàn có thể gây ra các biến chứng sau:
Do đó, nếu phát hiện con trai bạn bị đau ở tinh hoàn, hãy đưa con đi cấp cứu ngay. Thời gian từ khi bắt đầu có triệu chứng cho đến khi điều trị là yếu tố quan trọng nhất để có thể cứu được tinh hoàn. Thời gian điều trị càng lâu thì nguy cơ tổn thương tinh hoàn càng lớn.
Ngoài việc đi tìm câu trả lời cho việc xoắn tinh hoàn có tái phát không? Bạn có thể xem thêm các bài viết để hiểu hơn về triệu chứng này nhé:
Đau tinh hoàn, nam giới không nên xem thường!
Trân trọng!
Nội dung của Hello Bacsi có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Testicular Torsion in Children
Testicle Pain & Testicular Torsion
https://www.healthychildren.org/English/health-issues/conditions/genitourinary-tract/Pages/Testicular-Torsion.aspx Ngày 23/4/2022
Testicular Torsion
https://kidshealth.org/en/parents/torsion.html Ngày 23/4/2022
Testicular torsion
Pediatric Testicular Torsion
https://childrensnational.org/visit/conditions-and-treatments/urology/testicular-torsion
Ngày 23/4/2022
Bình luận
Bình luận ngay
Đóng góp ý kiến của bạn cho Hello Bacsi
Đăng ký hoặc Đăng nhập để bình luận ngay!