backup og meta

Cách xử lý khi trẻ bị kiến ba khoang đốt và những lưu ý cần nhớ

Cách xử lý khi trẻ bị kiến ba khoang đốt và những lưu ý cần nhớ

Khi mùa mưa đến, trẻ có thể đối mặt với nhiều mối nguy từ côn trùng, đặc biệt là kiến ba khoang. Trẻ bị kiến ba khoang đốt có thể gặp phải những hậu quả nghiêm trọng trên da nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời.

Làn da của trẻ nhỏ rất mong manh và nhạy cảm. Vết cắn của kiến ba khoang có thể gây viêm da tiếp xúc, phồng rộp da khiến trẻ cảm thấy khó chịu, đau ngứa. Vậy, trẻ bị kiến ba khoang đốt phải làm sao? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu những thông tin trong bài viết dưới đây để biết cách xử lý và phòng ngừa khi trẻ bị kiến ba khoang đốt.

Cảnh giác với kiến ba khoang

Kiến ba khoang là một loại bọ cánh cứng có tên khoa học là Paederus fuscipes. Với thân hình thon, dài khoảng 4-10mm, kiến ba khoang đặc trưng bởi cơ thể phân đốt, trong đó:

  • Đầu, elytra (cấu trúc bao gồm các cánh và 3 phân đoạn bụng đầu tiên) và bụng sau màu đen
  • Ngực và bụng trước màu cam
  • Các đốt xen kẽ màu với nhau.

Kiến ba khoang thường sinh sống ở những nơi ẩm thấp và thích bay vào những vùng sáng. Do đó mà vào ban đêm, nhất là khi trời mưa, kiến ba khoang thường bay vào nhà, làm tăng nguy cơ trẻ bị kiến ba khoang đốt. Ban ngày, bạn có thể nhìn thấy kiến ba khoang bò trên sàn, “giấu” đôi cánh đi nên trông có vẻ giống kiến.

Thực tế, kiến ba không cắn hay đốt mà tiết ra dịch lỏng có chứa pederin, một chất gây phồng rộp da mạnh. Do đó, nếu vô tình chạm hoặc đè kiến ba khoang, trẻ có thể gặp phải tình trạng kích ứng da và viêm da tiếp xúc.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị kiến ba khoang đốt

trẻ bị kiến ba khoang đốt

Nếu kiến ba khoang bò trên cơ thể và trẻ chạm vào hoặc đè, bóp loài côn trùng này, chất độc trong cơ thể kiến ba khoang sẽ tiết ra và xâm nhập vào cơ thể bé qua da, gây ra phản ứng dị ứng.

Các triệu chứng khi trẻ bị kiến ba khoang đốt thường không xuất hiện ngay lập tức. Tuy nhiên, sau khoảng 6-12 giờ, vùng da tiếp xúc với kiến ba khoang có thể bắt đầu xuất hiện các biểu hiện bất thường. Lúc này, trẻ bị kiến ba khoang cắn có thể gặp phải các triệu chứng như:

  • Cảm giác châm chích trên da
  • Đau và nóng rát da kèm ngứa ngáy
  • Nổi mẩn đỏ
  • Mụn nước, mụn mủ xuất hiện và phồng rộp ở vùng trung tâm vết thương, sau đó lan rộng
  • Vị trí bị tổn thương có thể tạo thành đường thẳng có hình dạng như vết roi hằn lên da
  • Nếu bé bị kiến ba khoang cắn ở vị trí gần các khớp cơ thể thì chất độc có thể lây lan sang khu vực xung quanh, thậm chí là lây cho người khác.

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, trẻ bị kiến ba khoang đốt có thể có thêm các triệu chứng như sốt, đau dây thần kinh, đau khớp và nôn mửa.

Trẻ bị kiến ba khoang cắn có sao không?

Trẻ em bị kiến ba khoang đốt có thể có những phản ứng khác nhau sau khi tiếp xúc với chất độc, tùy thuộc vào nồng độ chất độc, thời gian và vị trí tiếp xúc cũng như cơ địa của bé. Nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách, trẻ có thể đối mặt với những vấn đề về da như:

  • Tăng sắc tố da sau viêm
  • Nhiễm trùng thứ phát
  • Viêm da bong tróc (đôi khi phải nhập viện để chăm sóc và điều trị đúng cách)
  • Loét da diện rộng (có thể cần nhập viện)
  • Đôi khi hình thành sẹo. 

Nếu bé bị kiến ba khoang cắn ở những vị trí “hiểm” như vùng sinh dục, mắt hoặc tay tiếp xúc với độc tố pederin rồi vô tình chạm vào những bộ phận này, thì trẻ có thể đối mặt với những biến chứng như:

Trẻ bị kiến ba khoang đốt phải làm sao?

1. Cách xử lý khi phát hiện bé bị kiến ba khoang cắn

Cách xử lý khi phát hiện bé bị kiến ba khoang cắn
Cách xử lý khi phát hiện bé bị kiến ba khoang cắn

Khi phát hiện trẻ bị kiến ba khoang đốt, cha mẹ cần nhanh chóng tách kiến ra khỏi người bé. Sau đó, tiến hành sơ cứu cho bé theo hướng dẫn dưới đây:

  • Rửa vùng da bị dính chất độc bằng xà phòng và nước sạch để loại bỏ độc tố pederin, phòng ngừa viêm da hoặc các triệu chứng nghiêm trọng hơn.
  • Ngâm nước mát hoặc chườm lạnh vùng da bị ảnh hưởng nhằm giảm nguy cơ phát triển các tổn thương trên da, nhất là khi trẻ bị bỏng da.
  • Đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ hướng dẫn điều trị phù hợp với tình trạng của bé.

Lưu ý

  • Không nên dùng tay trần để bắt kiến ba khoang.
  • Không nên đập, giết, đè nát… khi kiến ba khoang bám trên da.
  • Không để trẻ chạm hoặc gãi vùng da bị dính chất độc để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn thứ phát.

2. Trẻ em bị kiến ba khoang đốt bôi thuốc gì?

Tùy vào mức độ tổn thương trên da mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp cho trẻ bị kiến ba khoang đốt. Bác sĩ có thể kê đơn:

  • Thuốc sát khuẩn chứa iodine để trung hòa độc tố và khử trùng trên da
  • Thuốc kháng histamine đường uống nếu trẻ cảm thấy ngứa ngáy vết thương
  • Thuốc bôi steroid nếu tình trạng viêm nặng nhằm giảm kích ứng và ngứa da
  • Thuốc kháng sinh trong trường hợp nhiễm khuẩn phức tạp (nhiễm trùng thứ phát, bội nhiễm…)

Lưu ý

  • Cha mẹ không tự ý mua thuốc bôi hoặc dùng kem dưỡng da bôi lên vết thương của trẻ, bởi một số loại kem có thể gây bỏng rát, tổn thương lâu hơn.
  • Cần nhanh chóng đưa bé đi khám ngay nếu có các triệu chứng nghiêm trọng như sốt, nhức đầu, nôn mửa, tổn thương da lan rộng…

Cách phòng chống kiến ba khoang cắn trẻ em

trẻ bị kiến ba khoang đốt

Để phòng ngừa trẻ bị kiến ba khoang đốt, cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:

  • Sử dụng lưới ngăn côn trùng ở các cửa sổ, cửa ra vào
  • Đóng cửa sổ và cửa ra vào khi trời tối
  • Cho trẻ ngủ mùng để ngăn côn trùng xâm nhập vào giường ngủ
  • Giảm ánh sáng, tắt bớt đèn trong nhà vào ban đêm vì kiến ba khoang thường bay về những nguồn sáng
  • Ưu tiên chọn đèn không phát ra tia UV
  • Kiểm tra chỗ ngủ của trẻ có kiến ba khoang hay không trước khi cho bé lên giường đi ngủ 
  • Vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở, phát quang bụi rậm vì đây là những khu vực mà kiến ba khoang thích trú ẩn
  • Cho trẻ mặc quần áo tay dài khi ra ngoài, nhất là khi đến gần khu vực có nhiều kiến ba khoang.

Một số câu hỏi thường gặp

1. Nên làm gì khi phát hiện kiến ba khoang?

Nếu nhìn thấy kiến ba khoang, bạn không nên chạm vào hay đập, nghiền mạnh để giết kiến. Thay vào đó, bạn có thể thổi hoặc búng nó ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, bạn có thể dùng một tờ giấy hay vật dụng phù hợp đợi kiến ba khoang bò lên rồi thuận theo đó đưa kiến ba khoang ra khỏi người.

Sau đó, bạn cần rửa vùng da đã tiếp xúc với kiến ba khoang bằng nước sạch và xà phòng nhằm loại bỏ độc tố của chúng. Đồng thời, bạn cũng cần giặt sạch tất cả quần áo tiếp xúc với kiến ba khoang.

2. Nếu lỡ đập, chà xát kiến ba khoang thì phải làm sao?

Nếu chẳng may trẻ hoặc bạn lỡ tay đập, đè, chà xát kiến ba khoang lên da thì hãy rửa ngay vùng da tiếp xúc bằng xà phòng và nước. Sau đó, bạn có thể dùng thuốc sát khuẩn nhẹ để làm sạch và sát khuẩn vùng da bị ảnh hưởng.

Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ về vết cắn của kiến ba khoang. Việc kịp thời xử lý đúng cách khi trẻ bị kiến ba khoang đốt có thể giúp hạn chế tối đa các biến chứng cũng như đẩy nhanh quá trình lành thương. Do đó, cha mẹ cần tuân thủ những hướng dẫn trong bài nếu chẳng may bé bị kiến ba khoang cắn nhé!

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Treatment of Paederus Dermatitis with Sambucus ebulus Lotion – PMC https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4177629/ Ngày truy cập: 09/05/2024

Treatment outcome of Paederus dermatitis due to rove beetles (Coleoptera: Staphylinidae) on guinea pigs https://www.researchgate.net/publication/51759127_Treatment_outcome_of_Paederus_dermatitis_due_to_rove_beetles_Coleoptera_Staphylinidae_on_guinea_pigs Ngày truy cập: 09/05/2024

Clinical description and treatment outcomes of Paederus dermatitis in Phuentsholing, Bhutan in 2021: A cross‐sectional study – Gyeltshen – 2023 – Skin Health and Disease – Wiley Online Library https://onlinelibrary.wiley.com/doi/full/10.1002/ski2.223 Ngày truy cập: 09/05/2024

Literature review of the causes, treatment, and prevention of dermatitis linearis | Journal of Travel Medicine | Oxford Academic https://academic.oup.com/jtm/article/23/4/taw032/2748113 Ngày truy cập: 09/05/2024

Paederus Dermatitis: Environmental Risk Factors, Clinical Features, and Management https://link.springer.com/chapter/10.1007/978-981-10-8758-5_14 Ngày truy cập: 09/05/2024

Paederus Dermatitis – American Osteopathic College of Dermatology (AOCD) https://www.aocd.org/page/PaederusDermatitis Ngày truy cập: 09/05/2024

Paederus dermatitis https://dermnetnz.org/topics/paederus-dermatitis Ngày truy cập: 09/05/2024

Paederus Dermatitis https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3225135/ Ngày truy cập: 09/05/2024

Phiên bản hiện tại

13/05/2024

Tác giả: Minh Châu Văn

Tham vấn y khoa: Ban Tham vấn Y khoa Hello Bacsi

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Trẻ bị nôn không sốt không đi ngoài: Bố mẹ cần làm gì?

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Ban Tham vấn Y khoa Hello Bacsi

Đa khoa · Hello Bacsi


Tác giả: Minh Châu Văn · Ngày cập nhật: 13/05/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo