backup og meta

Vì sao trẻ bị chảy máu mũi 1 bên? 6 bước khắc phục và ngừa tái phát

Vì sao trẻ bị chảy máu mũi 1 bên? 6 bước khắc phục và ngừa tái phát

Trẻ bị chảy máu mũi 1 bên là tình trạng thường gặp, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Trong khi phần lớn những lý do khiến bé bị chảy máu cam một bên mũi thường không nguy hiểm, vẫn có một số trường hợp cảnh báo bệnh lý nghiêm trọng.

Cùng Hello Bacsi tìm hiểu những nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trẻ bị chảy máu mũi 1 bên qua những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị chảy máu mũi 1 bên

Cách để nhận biết bé bị chảy máu mũi một bên là máu từ niêm mạc mũi chảy ra ngoài từ một lỗ mũi của bé. Bé có thể bị chảy máu mũi 1 bên trái hoặc chảy máu mũi một bên phải, tùy thuộc vào việc niêm mạc mũi ở bên nào bị tổn thương.

Một số trẻ cũng có thể gặp phải trường hợp máu mũi chảy xuống cổ họng. Trẻ có thể không cảm thấy đau trong mũi hoặc cũng có thể bị đau do mũi hoặc vùng mô bên trong bị chấn thương.

Nếu được sơ cứu kịp thời và đúng cách thì máu có thể ngưng chảy và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu trẻ bị chảy máu cam một bên mũi là do một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng thì lại khác.

Lúc này, máu có thể chảy rất nhiều, liên tục và bé thường xuyên gặp phải tình trạng bị chảy máu mũi 1 bên. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển của bé, cần được điều trị đúng cách và kịp thời.

Nếu trẻ bị chảy máu mũi 1 bên trong lúc ngủ, cha mẹ có thể nhận thấy những dải máu khô, chảy ra từ mũi của trẻ vào buổi sáng sau khi trẻ ngủ dậy.

Vì sao trẻ bị chảy máu 1 bên mũi?

Ngoáy mũi khiến bé bị chảy máu mũi 1 bên.
Ngoáy mũi khiến bé bị chảy máu mũi 1 bên.

Trẻ bị chảy máu mũi 1 bên có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các nguyên nhân chảy máu cam một bên phổ biến ở trẻ em bao gồm:

  • Cảm lạnh và dị ứng: Cảm lạnh hoặc dị ứng gây sưng và kích ứng bên trong mũi và có thể dẫn đến chảy máu cam tự phát ở một hoặc cả hai bên mũi.
  • Chấn thương: Trẻ có thể bị chảy máu mũi 1 bên do ngoáy mũi một bên, bị mắc kẹt dị vật trong mũi hoặc xì mũi quá mạnh. Bé bị chảy máu cam một bên mũi cũng có thể là do trẻ bị va đập vào 1 bên mũi hoặc do ngã trong khi chơi đùa.
  • Không khí khô hoặc có nhiều khói: Nếu môi trường xung quanh quá khô, niêm mạc mũi của trẻ cũng sẽ bị khô và làm tăng nguy cơ bị chảy máu một hoặc cả hai bên mũi. Bên cạnh đó, nếu bé phải tiếp xúc nhiều với khói độc, khói thuốc… trẻ cũng có thể bị chảy máu 1 bên mũi.
  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Bé bị chảy máu cam thiếu chất gì? Tình trạng thiếu chất, nhất là thiếu vitamin C có thể làm trẻ bị chảy máu mũi 1 bên.
  • Có cấu trúc bất thường ở mũi: Bất kỳ cấu trúc bất thường nào bên trong mũi (đơn cử là lệch vách ngăn mũi) đều có thể dẫn đến đóng vảy và chảy máu cam một hoặc hai bên mũi.
  • Khối u mũi: Trẻ tự nhiên chảy máu mũi là bệnh gì? Bất kỳ mô bất thường nào phát triển trong mũi đều có thể gây chảy máu mũi một hoặc hai bên. Mặc dù hầu hết các khối u này là lành tính (polyp), nhưng vẫn có trường hợp là khối u ác tính (ung thư) và đều cần được điều trị kịp thời.
  • Khả năng đông máu gặp vấn đề: Trẻ bị chảy máu mũi 1 bên còn có thể do quá trình đông máu bị cản trở. Tình trạng này thường xảy ra khi trẻ dùng một số loại thuốc, như thuốc co mạch, các loại thuốc xịt mũi, thuốc chống viêm, ibuprofen… Những thuốc này có thể làm thay đổi quá trình đông máu vừa đủ để gây chảy máu mũi 1 bên. Các bệnh về máu, chẳng hạn như bệnh ưa chảy máu Hemophilia, cũng có thể gây chảy máu cam nặng hơn.
  • Bệnh mãn tính: Nhiều cha mẹ thắc mắc trẻ chảy máu cam bên mũi trái hay chảy máu mũi 1 bên phải là bệnh gì? Trẻ bị bệnh mãn tính trong một số trường hợp có thể cần dùng bình oxy hoặc các loại thuốc khác nên niêm mạc mũi có thể bị khô dẫn đến nguy cơ trẻ bị chảy máu mũi 1 bên.

Bé bị chảy máu mũi 1 bên có nguy hiểm không?

Bé bị chảy máu mũi 1 bên.
Bé bị chảy máu mũi 1 bên.

Có thể thấy, đa phần các trường hợp trẻ bị chảy máu mũi 1 bên không quá nghiêm trọng. Cha mẹ chỉ cần cầm máu đúng cách và kịp thời, sau đó chăm sóc tốt cho bé, bổ sung những thực phẩm tốt cho bệnh nhi bị chảy máu cam, thì máu sẽ ngừng chảy và ít có nguy cơ tái diễn.

Tuy nhiên, cần hiểu rằng, những nguyên nhân chảy máu cam một bên mũi khác nhau sẽ có những biến chứng nguy hiểm khác nhau. Do đó, cha mẹ cần lưu ý những dấu hiệu trẻ bị chảy máu mũi 1 bên bất thường, để có thể kịp thời đưa trẻ đi khám và điều trị.

Cách chữa khi trẻ bị chảy máu mũi 1 bên

Cách khắc phục bé bị chảy máu mũi 1 bên.
Cách khắc phục bé bị chảy máu mũi 1 bên.

Khi trẻ bị chảy máu mũi 1 bên, cha mẹ cần tiến hành cầm máu cho bé càng nhanh càng tốt theo các bước sau:

  • Bước 1: Giữ bình tĩnh và an ủi trẻ.
  • Bước 2: Để bé ngồi hoặc đứng thẳng lưng, đầu hơi cúi về phía trước. Tuyệt đối không cho bé nằm và cũng không để trẻ ngửa cổ ra sau vì điều này làm tăng nguy cơ máu chảy mạnh và nuốt xuống dạ dày gây nôn mửa.
  • Bước 3: Dặn bé thở bằng miệng và nhẹ nhàng bóp chặt một bên mũi bị chảy máu hoặc cả hai bên mũi trong vòng 5-10 phút. Lưu ý rằng không nhét khăn giấy hoặc gạc vào mũi của trẻ.
  • Bước 4: Kết hợp chườm khăn lạnh, đá lạnh ngoài da ở phần gốc mũi để đẩy nhanh quá trình cầm máu.
  • Bước 5: Sau thời gian đè cánh mũi cầm máu, thả tay ra xem máu đã ngừng chảy chưa.
  • Bước 6: Nếu máu chưa ngừng chảy, lặp lại các bước trên. Nếu máu đã ngừng chảy, để bé ngồi cúi người trong ít phút tiếp theo và dặn dò bé không dụi, ngoáy, xì mũi hay tác động vào mũi trong ít nhất trong 2-3 ngày.

Lưu ý

Trong trường hợp sau 2 lần cố gắng cầm máu nhưng tình trạng trẻ bị chảy máu mũi 1 bên vẫn không được khắc phục, hãy đưa bé đi khám.

Phòng ngừa nguy cơ bé bị chảy máu cam một bên mũi

Nếu trẻ hay bị chảy máu mũi 1 bên, cha mẹ có thể phòng ngừa tình trạng này cho con bằng những biện pháp sau:

  • Cắt móng tay cho bé và không cho bé ngoáy mũi hay nhét dị vật vào mũi.
  • Dạy trẻ không được xì mũi quá mạnh.
  • Không để người có thói quen hút thuốc sinh hoạt gần trẻ.
  • Đeo khẩu trang cho bé khi ra đường, nhất là nơi nhiều khói bụi.
  • Giữ ẩm cho mũi của bé bằng cách sử dụng máy tạo độ ẩm phun sương trong không gian sống của trẻ, nhất là khi thời tiết hanh khô.
  • Nhỏ nước muối sinh lý cho bé nếu mũi của trẻ quá khô.
  • Dùng thuốc xịt mũi, thuốc nhỏ mũi cho bé theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Nếu bé bị dị ứng hoặc cảm lạnh dẫn đến chảy máu mũi 1 bên, hãy đưa trẻ đi khám để được hướng dẫn cách khắc phục phù hợp.
  • Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, đặc biệt là vitamin C, vitamin K, chất sắt…
  • Chăm sóc sức khỏe và nâng cao sức đề kháng cho bé để trẻ có khả năng chống lại bệnh tật, hạn chế nguy cơ bị chảy máu mũi một bên.

Trẻ bị chảy máu mũi 1 bên: Khi nào cần đưa đi khám?

Khi nào bé bị chảy máu mũi 1 bên cần đi khám
Khi nào bé bị chảy máu mũi 1 bên cần đi khám?

Nếu phát hiện bé bị chảy máu mũi 1 bên với các dấu hiệu bất thường, bạn cần đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là những trường hợp cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện thăm khám với bác sĩ:

  • Lượng máu cam chảy ra ngày càng nhiều.
  • Không thể cầm máu sau 2 lần nỗ lực cầm máu (10 phút/lần).
  • Tình trạng chảy máu mũi một bên tái phát nhiều lần.
  • Trẻ bị chảy máu mũi 1 bên do chấn thương ở đầu hoặc mặt.
  • Bé bị mất quá nhiều máu.
  • Trẻ cảm thấy yếu ớt, mệt mỏi, khó thở hoặc ngất xỉu.
  • Trẻ không chỉ bị chảy máu mũi 1 bên mà còn chảy máu ở các bộ phận khác của cơ thể, biểu hiện bằng việc đi tiểu ra máu, phân có máu, chảy máu nướu răng, dễ bị bầm tím…
  • Có dị vật mắc kẹt trong mũi bé.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về tình trạng trẻ bị chảy máu mũi 1 bên. Mặc dù phần lớn các trường hợp chảy máu cam một bên mũi không gây nguy hiểm cho bé, nhưng nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy nhanh chóng đưa bé đi khám.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nosebleed (Epistaxis) in Children https://www.cedars-sinai.org/health-library/diseases-and-conditions—pediatrics/n/nosebleed-epistaxis-in-children.html Ngày truy cập: 11/08/2023

Nosebleeds (for Parents) – Nemours KidsHealth https://kidshealth.org/en/parents/nose-bleed.html Ngày truy cập: 11/08/2023

Nosebleed (Epistaxis) in Children https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/nosebleeds Ngày truy cập: 11/08/2023

Chronic Nosebleeds in Children: What To Do https://www.healthychildren.org/English/health-issues/conditions/ear-nose-throat/Pages/Chronic-Nosebleeds-What-To-Do.aspx Ngày truy cập: 11/08/2023

Nosebleeds https://raisingchildren.net.au/guides/a-z-health-reference/nosebleeds Ngày truy cập: 11/08/2023

Phiên bản hiện tại

08/03/2024

Tác giả: Minh Châu Văn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Nguyễn Đinh Hồng Phúc

Cập nhật bởi: Minh Châu Văn


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ CKI Nguyễn Đinh Hồng Phúc

Nhi khoa · Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP HCM


Tác giả: Minh Châu Văn · Ngày cập nhật: 08/03/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo