backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Những thông tin hữu ích về chứng dị ứng lúa mì ở trẻ nhỏ

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Ngân Phạm · Ngày cập nhật: 13/08/2019

    Những thông tin hữu ích về chứng dị ứng lúa mì ở trẻ nhỏ

    Dị ứng lúa mì ở trẻ nhỏ là loại dị ứng khá phổ biến. Là cha mẹ, bạn nên tìm hiểu kỹ thông tin để biết cách chăm sóc nếu lỡ chẳng may bé mắc phải tình trạng này.

    Sữa mẹ là nguồn thức ăn duy nhất cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, khi trẻ bước sang độ tuổi ăn dặm, bạn sẽ phải thêm một số thực phẩm rắn vào chế độ ăn của bé. Các thực phẩm làm từ lúa mì thường là những thực phẩm được rất nhiều bậc cha mẹ lựa chọn. Thế nhưng, bé cưng nhà bạn có nguy cơ sẽ bị dị ứng với loại thực phẩm này đấy. Hãy xem tiếp những chia sẻ sau của Hello Bacsi để biết thêm về tình trạng dị ứng lúa mì ở trẻ nhỏ nhé.

    Dị ứng lúa mì là gì?

    Lúa mì là loại thực phẩm có chứa 4 loại protein tốt cho sức khỏe gồm albumin, gluten, gliadin và globulin. Tuy nhiên, đôi khi, hệ miễn dịch lại cho rằng các protein này có hại. Do đó, nó tạo ra các kháng thể để chống lại sự xâm nhập của các protein này. Tình trạng này gọi là dị ứng lúa mì và theo các nghiên cứu, protein gluten chính là nguyên nhân gây nên các phản ứng dị ứng lúa mì ở trẻ nhỏ.

    Sự khác biệt giữa dị ứng lúa mì và bệnh celiac (không dung nạp gluten)

    dị ứng lúa mì ở trẻ nhỏ

    Dị ứng lúa mì thường rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh celiac bởi vì cả hai bệnh đều liên quan đến sự không dung nạp gluten trong lúa mì và có các triệu chứng giống nhau. Vậy hai bệnh này khác nhau như thế nào và làm sao để phân biệt được?

    • Bệnh celiac: là một rối loại tự miễn nghiêm trọng có thể phá hủy ruột non. Khi hệ miễn dịch phát hiện có gluten trong cơ thể, nó sẽ tấn công ruột non, đặc biệt là lớp nhung mao trên bề mặt ruột. Nếu không được điều trị sớm, bệnh này có thể gây ra những vấn đề tiêu hóa kéo dài và khiến cơ thể không hấp thu đủ dưỡng chất, lâu dần sẽ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, loãng xương…
    • Dị ứng lúa mì: Đây là bệnh có liên quan đến một phần khác của hệ miễn dịch. Nếu trẻ bị dị ứng lúa mì, hệ miễn dịch đã xác định protein lúa mì là tác nhân gây dị ứng, do đó bất cứ khi nào trẻ ăn hoặc hít các chất có trong lúa mì, trẻ sẽ có phản ứng khiến cơ thể giải phóng histamine. Ngoài ra, dị ứng lúa mì còn có một số triệu chứng khác với bệnh Celiac như ngứa mắt hoặc có lúc khó thở. Về lâu dài, dị ứng lúa mì không làm hỏng ruột non.

    Triệu chứng dị ứng lúa mì ở trẻ nhỏ

    Tùy thuộc vào cơ địa mà mỗi bé sẽ có các triệu chứng dị ứng khác nhau. Tuy nhiên, đa phần, trẻ sẽ có các triệu chứng dưới đây:

    • Sốt mùa hè (dị ứng hoa cỏ): Các triệu chứng này khá giống với các triệu chứng của bệnh cảm lạnh thông thường như chảy nước mũi, chảy nước mắt và hắt hơi.
    • Khó thở: Tình rạng dị ứng lúa mì có thể ảnh hưởng đến phổi hoặc cổ họng, gây ra các vấn đề về hô hấp, thậm chí có thể dẫn đến khó thở.
    • Chàm: trên da bé xuất hiện các vết như bị côn trùng đốt, gây ngứa dữ dội.
    • Phát ban: Xuất hiện các mảng đỏ trên da sau khi bé ăn các thực phẩm làm từ lúa mì. Thông thường, tình trạng này sẽ xuất hiện ngay lập tức.
    • Khó nuốt: Triệu chứng này có thể xuất hiện trong một số trường hợp. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến suy dinh dưỡng.
    • Hen: Dị ứng lúa mì có thể khiến bé bị khó thở. Nếu kéo dài, nó có thể dẫn đến hen suyễn.
    • Các vấn đề về dạ dày: Trẻ dị ứng với lúa mì thường gặp các vấn đề như đau dạ dày, đầy hơi, buồn nôn hoặc tiêu chảy.
    • Sốc phản vệ: Đây là triệu chứng nghiêm trọng và hiếm gặp. Sốc phản vệ thường có các triệu chứng sau: sưng và tắc hẹp trong cổ họng, gây khó nuốt; tức ngực và khó thở; nhợt nhạt hoặc da hơi xanh, mạch yếu; nghiêm trọng hơn có thể gây giảm huyết áp và đe dọa đến tính mạng.
    • Thở khò khè: Triệu chứng này thường phổ biến ở người lớn nhưng cũng có thể gặp phải ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân là do dị ứng lúa mì có thể gây ra các vấn đề về hô hấp.

    Cho bé bú mẹ để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé bị dị ứng lúa mì

    dị ứng lúa mì ở trẻ nhỏ

    Nếu bé cưng nhà bạn bị dị ứng lúa mì và bé còn khá nhỏ, cách tốt nhất là bạn nên cho bé bú mẹ để đảm bảo bé nhận được đầy đủ dinh dưỡng. Không những vậy, bú mẹ cũng giúp giảm nguy cơ dị ứng bởi sữa mẹ có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ. Bé bú mẹ càng nhiều thì càng ít có nguy cơ bị dị ứng.

    Những thực phẩm nên tránh cho trẻ ăn khi trẻ bị dị ứng lúa mì

    Dị ứng lúa mì có nghĩa là bạn nên tránh xa bất cứ loại thực phẩm nào có chứa lúa mì. Khi chọn thực phẩm cho bé, bạn nên xem kỹ trên bao bì để biết rõ các thành phần của sản phẩm. Thông thường, bạn nên tránh cho trẻ ăn bánh mì, bánh quy, mì ống, ngũ cốc ăn sáng, nước sốt…

    Thay vì cho trẻ ăn các thực phẩm làm từ lúa mì, bạn có thể cho trẻ ăn bột khoai tây, bột gạo, lúa mạch hoặc bột đậu xanh, đậu đen, đậu nành. Những thực phẩm này không chỉ ngon mà còn cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần. Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo thêm một số công thức nấu ăn để chế biến món ăn cho bé một cách đa dạng, hấp dẫn. Khi cho bé đi học, bạn cũng nên nói rõ với giáo viên về tình trạng của bé.

    Bạn có thể tham khảo bài viết Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé theo từng tháng tuổi để cập nhật nhiều thông tin hữu ích trong việc xây dựng chế độ ăn cho bé.

    Ngăn ngừa dị ứng lúa mì ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

    Để tránh nguy cơ trẻ bị dị ứng lúa mì, bạn nên thực hiện một số phương pháp sau:

  • Kiểm tra xem điều gì đã khiến bé bị dị ứng và loại bỏ nó ra khỏi chế độ ăn của bé.
  • Quan sát kỹ các triệu chứng của trẻ để cung cấp đầy đủ thông tin cho bác sĩ.
  • Nếu lúa mì chính là nguyên nhân gây dị ứng, bạn nên loại bỏ hoàn toàn các thực phẩm có chứa lúa mì ra khỏi thực đơn của bé.
  • Tránh cho bé ăn các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc như nước sốt hoặc các loại thực phẩm chiên rán.
  • Hỏi thêm ý kiến bác sĩ về cách chăm sóc trẻ bị dị ứng lúa mì.
  • Trẻ nhỏ rất dễ bị tổn thương, thậm chí một phản ứng dị ứng nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến bé. Chính vì vậy, nếu bé bị dị ứng lúa mì, bạn nên cẩn thận với những thực phẩm cho bé ăn.

    Ngân Phạm/ HELLO BACSI

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Ngân Phạm · Ngày cập nhật: 13/08/2019

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo