backup og meta

Các loại bệnh tim ở trẻ em

Các loại bệnh tim ở trẻ em

Bệnh tim không chỉ gây ảnh hưởng nặng nề cho người lớn mà còn đe dọa đến tính mạng trẻ nhỏ. Có rất nhiều vấn đề về tim xuất hiện ở trẻ em như bệnh tim bẩm sinh, nhiễm virus, xơ vữa động mạch, rối loạn nhịp tim, thấp tim…

Tin tốt là với những tiến bộ của nền y học, nhiều trẻ em mắc bệnh tim vẫn có thể tiếp tục một cuộc sống bình thường.

Bệnh tim bẩm sinh

bệnh tim ở trẻ em

Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em (hay dị tật tim bẩm sinh) là những dị dạng ở tim xảy ra từ khi trẻ còn trong bào thai. Ở Hoa Kỳ, ước tính có 1% trẻ sơ sinh sinh ra mỗi năm bị bệnh tim bẩm sinh.

Bệnh tim bẩm sinh sẽ ảnh hưởng đến trẻ em và gây ra:

Ngoài ra, bệnh tim bẩm sinh còn gây ra bệnh Tứ chứng Fallot, là bệnh gồm 4 khiếm khuyết trong tim là:

  • Thông liên thất: có lỗ thông giữa hai tâm thất.
  • Hẹp phễu động mạch phổi: tắc nghẽn dòng máu thoát khỏi tâm thất phải.
  • Phì đại thất phải: tâm thất phải lớn và dày hơn.
  • Động mạch chủ nằm trên vách liên thất: động mạch chủ hòa lẫn máu từ cả hai tâm thất vì động mạch chủ nằm ngay trên lỗ thông liên thất.

Các khuyết tật tim bẩm sinh có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của một đứa trẻ. Chúng thường phải điều trị bằng phẫu thuật, thuốc men và nặng hơn là ghép tim. Một số trẻ cần phải theo dõi và điều trị suốt đời.

Xơ vữa động mạch

Xơ vữa động mạch là thuật ngữ được sử dụng để mô tả sự tích tụ của các mảng mỡ và cholesterol trong các động mạch. Khi sự tích tụ tăng lên, các động mạch trở nên cứng và hẹp lại, làm tăng nguy cơ đông máu và đau tim. Thông thường phải mất nhiều năm để xơ vữa động mạch phát triển.

Tuy nhiên, béo phì, tiểu đường, tăng huyết áp và các vấn đề sức khỏe khác khiến trẻ có nguy cơ cao hơn. Nếu gia đình của trẻ có tiền sử mắc bệnh tim, tiểu đường, thừa cân, béo phì thì nguy cơ trẻ bị xơ vữa động mạch cũng rất cao.

Để điều trị , trẻ cần thay đổi lối sống như tăng cường tập thể dục và điều chỉnh chế độ ăn uống.

Chứng loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim hay nhịp tim bất thường sẽ khiến tim bơm máu kém hiệu quả.

Nhiều loại rối loạn nhịp tim khác nhau có thể xảy ra ở trẻ em:

  • Nhịp tim nhanh
  • Nhịp tim chậm (nhịp tim chậm)
  • Hội chứng Q-T kéo dài (LQTS)
  • Hội chứng Wolff-Parkinson-White (hội chứng WPW)

Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Yếu
  • Mệt mỏi
  • Chóng mặt
  • Ngất xỉu
  • Khó ăn

Các phương pháp điều trị phụ thuộc vào loại rối loạn nhịp tim và mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Bệnh Kawasaki

Đây là một bệnh hiếm gặp, chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em và có thể gây viêm trong các mạch máu ở tay, chân, miệng, môi và cổ họng. Nó cũng gây sốt và sưng trong các hạch bạch huyết.

Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA), Kawasaki là nguyên nhân chính gây ra bệnh tim ở trẻ em, ảnh hưởng tới khoảng 4.000 trẻ mỗi năm tại Mỹ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi.

Điều trị bệnh Kawasaki tùy thuộc vào mức độ của bệnh, tuy nhiên cần điều trị kịp thời bằng tiêm tĩnh mạch gamma globulin giúp tăng cường miễn dịch, aspirin và corticosteroid để ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra. Những trẻ mắc bệnh này thường phải theo dõi sức khỏe tim mạch suốt đời.

Tiếng thổi tim

Tiếng thổi tim được tạo ra bởi các dòng máu chảy hỗn loạn trong tim. Những âm thanh này thường xuất hiện ở giữa tiếng tim đập. Tiếng thổi tim khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Những âm thanh này có thể vô hại và không phải điều trị. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, đây là dấu hiệu cho thấy bệnh van tim tiềm ẩn.

Tiếng thổi tim có thể do dị tật bẩm sinh, sốt hoặc thiếu máu. Nếu bác sĩ nghe thấy tiếng thổi trái tim bất thường ở trẻ, họ sẽ thực hiện các xét nghiệm để đảm bảo tim khỏe mạnh.

Viêm màng ngoài tim

Tình trạng này xảy ra khi túi hoặc màng mỏng bao quanh tim (màng ngoài tim) bị viêm hoặc nhiễm trùng. Lượng chất lỏng giữa lớp màng với tim tăng lên, làm suy yếu khả năng bơm máu của tim.

Viêm màng ngoài tim có thể xảy ra sau khi phẫu thuật tim bẩm sinh, nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra, do chấn thương ngực hoặc do rối loạn mô liên kết.

Các phương pháp điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, độ tuổi và sức khỏe tổng thể của người bệnh.

Thấp tim

bệnh tim ở trẻ em

Khi trẻ bị nhiễm vi khuẩn streptococcus gây viêm họng, sốt phát ban mà không được điều trị kịp thời sẽ mắc phải bệnh thấp tim.

Thấp tim sẽ làm tổn thương vĩnh viễn các van tim và cơ tim. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em từ 5–15 tuổi, tuy nhiên triệu chứng của nó thường chỉ xuất hiện sau khi mắc bệnh từ 10–20 năm.

Bệnh này có thể được ngăn ngừa bằng cách điều trị kịp thời nhiễm liên cầu khuẩn bằng kháng sinh.

Nhiễm virus

Ngoài việc gây ra bệnh hô hấp hoặc cúm, virus còn ảnh hưởng đến sức khỏe của tim. Nhiễm virus có thể gây viêm cơ tim và ảnh hưởng đến khả năng bơm máu của tim đi khắp cơ thể.

Nhiễm virus ở tim rất hiếm và chỉ xuất hiện một vài triệu chứng. Các triệu chứng của chúng giống như các triệu chứng cúm, bao gồm mệt mỏi, khó thở và khó chịu ở ngực.

Điều trị tim nhiễm virus đa phần là sử dụng thuốc và điều trị triệu chứng.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Types of Heart Disease in Children

https://www.healthline.com/health/heart-disease/in-children#kawasakidisease

Ngày truy cập: 25/04/2019

Childhood heart disease

http://www.heartcentreforchildren.com.au/childhood-heart-disease.html

Ngày truy cập: 25/04/2019

Congenital heart defects children

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/congenital-heart-defects-children/symptoms-causes/syc-20350074

Ngày truy cập: 25/04/2019

Phiên bản hiện tại

15/11/2019

Tác giả: Cẩm Quyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Cẩm Quyên · Ngày cập nhật: 15/11/2019

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo