Bệnh nấm móng chân ở trẻ nhỏ là tình trạng nhiễm trùng bộ phận móng chân thông qua các vết nứt ở da, móng và thường gây ngứa ngáy.
Nấm móng chân chiếm khoảng một nửa trong số tất cả các tình trạng bất thường ở móng. Dẫu cho không quá nghiêm trọng nhưng căn bệnh vẫn gây ra cảm giác khó chịu và đôi khi không hề dễ để điều trị. Bệnh nấm móng chân thường phát triển theo thời gian và thường khó phát hiện ở giai đoạn đầu.
Khi bị mắc bệnh, bé sẽ gặp khó khăn trong việc đi lại hoặc đứng thẳng. Nghiêm trọng hơn, nấm cũng dễ lây lan sang móng và vùng da khác hoặc thậm chí gây tổn thương vĩnh viễn nếu bố mẹ xem nhẹ và bỏ qua. Trong bài viết này, Hello Bacsi mời bạn cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh nấm móng chân ở trẻ và cách điều trị hiệu quả.
Các dạng bệnh nấm móng chân và cách phân biệt
Nấm móng chân có một số dạng khác nhau, chúng bao gồm:
- Nấm móng ở phần bên và phần xa dưới móng (DSO): Đây là dạng nhiễm nấm phổ biến nhất. Tình trạng nhiễm trùng sẽ bắt đầu từ phía cuối của nền móng, sau đó khiến móng chuyển sang màu vàng hoặc màu trắng.
- Nấm trắng trên bề mặt móng (WSO): Tình trạng này ảnh hưởng đến lớp trên cùng của móng và hình thành nên các đốm trắng trên bề mặt và cuối cùng bao phủ toàn bộ móng chân bằng lớp trắng như bột phấn.
- Nấm trên ngón chân: Nhiễm trùng nấm men trên chân khá hiếm gặp và chủ yếu ảnh hưởng đến móng tay nhiều hơn so với móng chân.
Bạn có thể xem thêm:
Nguyên nhân gây bệnh nấm móng chân ở trẻ em
Bệnh nấm da làm tăng tình trạng viêm nhiễm nấm nông ở chân (Athlete’s foot), khiến lớp da giữa các ngón chân bị nhiễm trùng và phát ban gây ra cảm giác đau đớn khó chịu. Một số loại vi khuẩn hoặc nấm nhất định gây nhiễm nấm móng ở trẻ em, chúng thâm nhập vào da thông qua vết rạn da nhỏ ở lớp biểu bì. Ngoài ra, trẻ có thói quen cạy móng chân cũng dễ bị nhiễm nấm hơn các trẻ khác.
Ngoài ra, còn có một số yếu tố gia tăng nguy cơ nấm móng ở trẻ em như:
- Bé thường xuyên đi giày bít mũi khiến tuyến mồ hôi tăng cường tiết ra và tạo điều kiện cho sự phát triển quá mức của nấm
- Bé vô tình làm tổn thương móng chân và tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại xâm nhập vào bên dưới bề mặt móng một cách dễ dàng
- Bé đang mắc một số tình trạng sức khỏe nhất định, chẳng hạn như đái tháo đường ở trẻ nhỏ hoặc bệnh vẩy nến. Người mắc những căn bệnh này đều làm tăng nguy cơ da bị ảnh hưởng do nhiễm nấm móng.
Dấu hiệu trẻ bị nhiễm nấm móng
Một số triệu chứng bệnh nấm móng chân ở trẻ em là:
- Móng dày
- Móng chân có mùi hôi
- Móng chân bị biến dạng
- Móng chân xuất hiện các chấm nhỏ
- Móng tay bị sưng và đổi màu
- Các đốm vàng xuất hiện ở gốc móng chân.
Bạn có thể xem thêm:
Biện pháp điều trị bệnh nấm móng chân ở trẻ em
Các hình thức trị bệnh nấm móng chân hiệu quả nhất vẫn là uống thuốc kháng nấm. Tuy nhiên, biện pháp này vẫn có một số tác dụng phụ nhất định. Do vậy, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về các tác dụng phụ gồm những gì và làm thế nào để cải thiện tình trạng nấm móng trẻ em. Ngoài ra, bé cũng sẽ được chỉ định dùng thuốc bôi ngoài da. Bên cạnh đó, bạn cần giữ vệ sinh tay chân cho con để giảm nguy cơ lây bệnh.
Cải thiện bệnh nấm móng chân ở trẻ em bằng biện pháp tại nhà
Bên cạnh các lựa chọn điều trị do bác sĩ đưa ra, bạn cũng có thể áp dụng các biện pháp tại nhà để nhanh chóng đẩy lùi bệnh nấm móng chân ở trẻ em:
1. Baking soda
Baking soda có tác dụng hút ẩm và làm giảm nguy cơ gây ra nấm móng chân. Bạn có thể rắc một chút bột baking soda bên trong tất và giày của con. Ngoài ra, hãy dùng hỗn hợp dẻo gồm bột baking soda trộn với nước bôi trực tiếp lên móng chân bị nhiễm nấm trong 10 phút, sau đó rửa sạch. Lặp lại biện pháp này nhiều lần trong ngày cho đến khi tình trạng giảm nhẹ hoặc biến mất hoàn toàn.
2. Dùng giấm điều trị bệnh nấm móng chân ở trẻ em
Giấm là một thực phẩm dễ tìm cũng như có khả năng điều trị nấm móng chân khá hiệu quả. Cách thực hiện cũng khá đơn giản: Bạn chỉ cần ngâm chân bé trong dung dịch giấm và nước ấm từ 15 đến 20 phút mỗi ngày.
3. Nước súc miệng
Giống với giấm, nước súc miệng cũng có khả năng điều trị bệnh nấm móng chân nhờ vào tác dụng diệt khuẩn. Để áp dụng biện pháp này, bạn chỉ cần dùng bông gòn đã thấm qua nước súc miệng và bôi lên ngón chân mà bé bị nhiễm nấm.
Bạn có thể xem thêm:
4. Chế độ ăn uống hỗ trợ điều trị bệnh nấm móng chân ở trẻ em
Những thực phẩm mà bé yêu tiêu thụ đều góp phần tác động đến tình trạng sức khỏe của con. Do vậy, bạn hãy chú ý đến phương diện này và chọn lựa kỹ lưỡng thức ăn cho con nhé. Những món tốt cho móng tay, móng chân của trẻ bao gồm:
- Món ăn giàu vitamin D: sữa, ngũ cốc, nước cam, lòng đỏ trứng, phô mai
- Món ăn giàu axit béo: Cá hồi, cá ngừ, hạt lanh, hạt óc chó, hàu
- Món ăn giàu lợi khuẩn: Sữa chua thường và sữa chua Hy Lạp
- Món ăn giàu sắt: Gan, thịt bò, bông cải, đậu hũ
- Món ăn giàu protein: Thịt nạc, thịt lườn.
Để ngăn ngừa bệnh nấm móng chân ở trẻ nhỏ, bạn hãy giữ cho tay và chân của bé được sạch sẽ, khô ráo. Một cách để phòng ngừa nấm móng tay chân ở trẻ em là hãy thường xuyên tiến hành cắt tỉa gọn gàng móng tay, móng chân cho bé và đảm bảo giày dép con thường mang luôn khô ráo, không có mùi hôi khó chịu.
Phương Uyên/HELLO BACSI
[embed-health-tool-vaccination-tool]